Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ ‘giơ cành ô liu’ với chính quyền mới ở Syria
Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Yasar Guler tuyên bố nước này sẵn sàng cung cấp huấn luyện quân sự cho Damascus nếu chính quyền mới ở Syria yêu cầu.
Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Yasar Guler. Ảnh: Anadolu
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Yasar Guler, chính quyền mới ở Syria nên được trao cơ hội để quản lý đất nước sau những thông điệp mang tính xây dựng và Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng cung cấp huấn luyện quân sự cho Damascus nếu nhận được yêu cầu.
Kênh thông tin số Al Arabiya có trụ sở ở Dubai (Tiểu vương quốc Ả tập thống nhất – UAE) cho biết Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và nước này đã ủng hộ các nhóm vũ trang đối lập ở Syria, những lực lượng đã lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad vào ngày 8/12, chấm dứt 13 năm nội chiến.
Vào ngày 14/12, nghĩa là hai hôm sau khi người đứng đầu cơ quan tình báo Thổ Nhĩ Kỳ đến thăm thủ đô Syria, nước này đã mở lại đại sứ quán ở Damascus.
Phát biểu với các phóng viên tại Ankara tại một cuộc họp báo diễn ra vào ngày 15/12, ông Guler nói: “Trong tuyên bố đầu tiên, lực lượng lật đổ chính quyền al-Assad nói rằng họ sẽ tôn trọng tất cả các cơ quan chính phủ, Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác”.
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ, dù mọi người vẫn cần quan sát những hành động của chính quyền mới ở Syria, nhưng cũng nên trao cho họ một cơ hội.
Video đang HOT
Khi được hỏi liệu Thổ Nhĩ Kỳ có xem xét việc hợp tác quân sự với chính quyền mới ở Syria hay không, ông Guler cho biết Ankara đã có các thỏa thuận hợp tác và huấn luyện quân sự với nhiều quốc gia.
“(Thổ Nhĩ Kỳ) sẵn sàng cung cấp sự hỗ trợ cần thiết nếu chính quyền mới yêu cầu”, ông Guler nói thêm.
Theo Al Arabiya, kể từ năm 2016, Thổ Nhĩ Kỳ viện dẫn mối đe dọa đối với an ninh quốc gia đã tiến hành bốn chiến dịch quân sự tại các khu vực rộng lớn ở phía Bắc Syria
Thổ Nhĩ Kỳ được cho là duy trì vài nghìn binh sĩ tại các thị trấn như Afrin, Azez và Jarablus ở phía Tây Bắc Syria, cũng như ở Ras al Ain và Tel Abyad thuộc phía Đông Bắc Syria.
Ankara có thể thảo luận và đánh giá lại vấn đề sự hiện diện quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria với chính quyền mới “khi các điều kiện cần thiết xuất hiện,” ông Guler cho biết.
Ngày 27/11, phe đối lập ở Syria mà đứng đầu là nhóm Hồi giáo Hayat Tahrir Al-Sham (HTS) mở màn tấn công, sau đó nhanh chóng chiếm giữ được các thành trì chiến lược quan trọng của chính quyền al-Assad, từ Aleppo tới Hama, Homs…
Cuối cùng, vào ngày 8/12, phe đối lập đã giành quyền kiểm soát thủ đô Damascus, lật đổ chính phủ, buộc Tổng thống Bashar al-Assad phải rời bỏ đất nước, chạy sang Liên bang Nga tị nạn.
Ngày 10/12, được sự ủng hộ của các lực lượng đối lập lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad, ông Mohammed al-Bashir bắt đầu đảm nhận vai trò lãnh đạo Syria với tư cách là thủ tướng lâm thời tới ngày 1/3/2025.
Trước đó, ông al-Bashir từng đứng đầu Chính phủ Cứu quốc do phe đối lập lãnh đạo, trước khi cuộc tấn công chớp nhoáng kéo dài 11 ngày giành được quyền kiểm soát Damascus, lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad.
Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Thổ Nhĩ Kỳ, Syria có cuộc họp lịch sử ở Nga
Cuộc họp của các bộ trưởng quốc phòng ở Moskva chứng kiến sự sự tham gia chính thức đầu tiên giữa Damascus và Ankara trong hơn một thập kỷ.
Bộ trường Quốc phòng Nga Sergei Shoigu (trái) trong một cuộc gặp với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar. Ảnh: AA
Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar và người đồng cấp Syria Ali Mahmoud Abbas đã có cuộc gặp do Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu chủ trì hôm 28/12, trong một động thái mang tính bước ngoặt đánh dấu sự tham gia chính thức đầu tiên giữa Damascus và Ankara sau hơn một thập kỷ.
Mô tả cuộc họp không được thông báo trước trên là "mang tính xây dựng", Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết các quan chức quân sự hàng đầu của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đã thảo luận về "cuộc khủng hoảng Syria, vấn đề người tị nạn và những nỗ lực chung để đối phó với các tổ chức khủng bố ở Syria" trong cuộc hội đàm. Bộ này cho biết thêm, ba nước đã "đồng ý tiếp tục" các cuộc họp ba bên để "đảm bảo và duy trì sự ổn định ở Syria và trong khu vực".
Giám đốc Tình báo Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan và những người đồng cấp Syria, Nga cũng tham dự cuộc họp.
Hội nghị này cũng là dấu hiệu cụ thể đầu tiên của sự tan băng trong quan hệ giữa hai đối thủ lâu năm là Ankara và Damascus, diễn ra sau một loạt thông điệp tích cực từ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tới Damascus. Đầu tháng này, ông Erdogan bày tỏ sự cởi mở trong cuộc gặp với Tổng thống Syria Bashar al-Assad, nói rằng "không có chỗ cho sự oán giận trong chính trị".
Mối quan hệ ngoại giao giữa Ankara và Damascus đã bị cắt đứt ngay sau khi cuộc nội chiến ở Syria nổ ra vào năm 2011, với việc ông Erdogan gọi Tổng thống Syria Assad là "kẻ giết người đẫm máu". Ankara, vốn ủng hộ quân nổi dậy Syria chiến đấu chống lại Chính phủ Syria, kiểm soát một phần lớn lãnh thổ ở miền Bắc Syria.
Các thông điệp của ông Erdogan và cuộc gặp cấp bộ trưởng quốc phòng trên diễn ra vào thời điểm Ankara đe dọa sẽ tiến hành một cuộc tấn công trên bộ mới chống lại các nhóm người Kurd ở Syria, với lý do lo ngại về an ninh quốc gia.
Thổ Nhĩ Kỳ đang tìm kiếm sự hợp tác của Chính phủ Syria để chống lại các nhóm người Kurd ở Syria. Đổi lại, Damascus yêu cầu Ankara rút quân khỏi Syria.
Trước khi diễn ra hội nghị ở Moskva, các cuộc tiếp xúc giữa các cơ quan tình báo của hai nước là kênh đối thoại trực tiếp duy nhất giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Ông Fidan và người đồng cấp Syria Ali Mamlouk được cho là đã gặp nhau một vài lần bắt đầu từ năm 2020 trước hội nghị ba bên ở Nga hôm 28/12 với cuộc gặp vào tháng 1/2020 giữa hai giám đốc tình báo là cuộc tiếp xúc đầu tiên và duy nhất được chính thức thừa nhận.
Ông Erdogan cho biết thêm đã đề nghị với Tổng thống Nga Vladimir Putin tổ chức các cuộc gặp ba bên giữa bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao ba nước.
Liên hợp quốc nêu phương hướng tránh làn sóng xung đột mới tại Syria Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông - Bắc Phi, ngày 11/12, Đặc phái viên Liên hợp quốc (LHQ) về Syria Geir Pedersen nhấn mạnh chính phủ chuyển tiếp của Syria cần phải thúc đẩy một tiến trình chuyển đổi chính trị bao trùm hơn, với sự tham gia của các đảng phái và cộng đồng khác nhau, nhằm tránh làn sóng xung...