Bộ trưởng Quốc phòng Sri Lanka bất ngờ từ chức
Bộ trưởng Quốc phòng Sri Lanka Hemasiri Fernando hôm 25/4 đã gửi một lá đơn xin từ chức tới Tổng thống Maithripala Sirisena.
Lá đơn từ chức được ông Fernando đưa ra bốn ngày sau khi Sri Lanka hứng chịu một loạt vụ tấn công khủng bố, khiến ít nhất 359 người thiệt mạng và hơn 500 người bị thương. Theo ông Fernando, với cương vị người đứng đầu lực lượng quốc phòng, ông phải chịu một phần trách nhiệm khi không thể ngăn chặn loạt vụ tấn công này.
Bộ trưởng Quốc phòng Sri Lanka Hemasiri Fernando
Video đang HOT
Một quan chức Bộ Quốc phòng Sri Lanka cho biết, ông Fernando “nói với Tổng thống rằng ông ấy nhận trách nhiệm và từ chức để Tổng thống có thể bổ nhiệm người mới”. Văn phòng Tổng thống Sirisena sau đó xác nhận tin này, song nói thêm ông Fernando tiếp tục giữ chức bộ trưởng cho đến khi tổng thống chỉ định người thay thế.
Theo tờ Daily Mirror, hôm 24/4, Tổng thống Maithripala Sirisena đã gửi yêu cầu từ chức ngay lập tức tới Bộ trưởng Quốc phòng Hemasiri Fernando và Cảnh sát trưởng quốc gia Pujith Jayasundara. Lí do là, hai quan chức này đã không ngăn chặn được thảm kịch dù đã nhận được các tin tình báo cảnh báo trước về nguy cơ khủng bố.
Tới nay, nhà chức trách Sri Lanka đã bắt giữ hàng chục kẻ tình nghi có liên quan đến các vụ tấn công. Tất cả các đối tượng được tin là thành viên của nhóm Hồi giáo cực đoan ít tên tuổi National Thowheeth Jama’ath (NTJ), đã ra tay thảm sát để trả đũa các vụ xả súng nhắm vào hai nhà thờ Hồi giáo ở New Zealand hồi tháng 3 vừa qua.
Dương Lâm
Theo Vietnamnet
Thổ Nhĩ Kỳ từ chối tích hợp S-400 của Nga với hệ thống của NATO
Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar đã có một tuyên bố bất ngờ rằng, các hệ thống phòng không S-400 Triumph được mua từ Nga, dự kiến giao cho Thổ Nhĩ Kỳ vào mùa thu năm nay, sẽ không được tích hợp với các hệ thống vũ khí của NATO. Chúng sẽ hoạt động một cách độc lập.
Ông nói rằng, hệ thống phòng không này sẽ không được tích hợp với các hệ thống của NATO hoặc với bất kỳ hệ thống quốc gia nào khác liên quan đến NATO.
Ông Hulusi Acar không giải thích lý do chính xác của quyết định này, tuy nhiên, theo các nhà phân tích, đây có thể là là một trong những yêu cầu từ phía Nga.
Hơn nữa, việc không tích hợp hệ thống tên lửa phòng không S-400 với các hệ thống của NATO sẽ cho phép Thổ Nhĩ Kỳ hành động độc lập, mặc dù ông Acar đã nhấn mạnh rằng Ankara sẽ không từ chối trách nhiệm đối với NATO.
Mỹ hiện tại chưa có phản ứng gì đối với quyết định này của Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng trước đó đã có thông tin cho rằng, Washington có thể sẽ đưa ra đề xuất loại bỏ Thổ Nhĩ Kỳ khỏi NATO. Tuy nhiên, điều đó sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tồn tại của Liên minh Bắc Đại Tây Dương. Nếu giả thuyết này xảy ra thì các tàu NATO sẽ không thể đi qua eo biển Bosphorus để tới Biển Đen. Và khi đó, Ankara sẽ tăng cường hợp tác với Moscow.
Phương Võ
Theo GD&TĐ / Avia.pro
Nga: Việc Anh triển khai trực thăng Apache ở Estonia thể hiện "một sự khiêu khích khác" Đại sứ quán Nga tại London ngày 17-4 cho biết, việc Anh triển khai các máy bay trực thăng tấn công ở Estonia chính là một hành động khiêu khích có chủ ý khác. Anh triển khai 5 máy bay trực thăng tấn công Apache ở Estonia, ngày 15-4-2019 "Chúng tôi đang theo sát sự tham gia tích cực của Vương quốc Anh...