Bộ trưởng Quốc phòng Pháp tiết lộ vai trò của quân đội nước ngoài tại Ukraine
Các cuộc thảo luận về sự hiện diện của quân đội nước ngoài tại Ukraine như một đảm bảo an ninh sau thỏa thuận ngừng bắ.n đã trở nên sôi động hơn sau cuộc họp tại Paris giữa Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastien Lecornu phát biểu tại cuộc họp báo ở Berlin, Đức ngày 10/7/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo hãng thông tấn nhà nước Ukraine (Ukrinform), Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sébastien Lecornu đã đề cập đến vấn đề này tại một cuộc họp báo sau cuộc họp của các bộ trưởng quốc phòng của năm quốc gia, gồm: Ba Lan, Đức, Pháp, Italy và Vương quốc Anh tại Warsaw (Ba Lan).
“Chúng tôi đã thảo luận vấn đề này trước đây với Bộ trưởng Umerov (Ông Rustem Umerov, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine). Kể từ đó, như các bạn biết, các cuộc thảo luận vẫn tiếp tục, đặc biệt là sau chuyến thăm của ông Zelensky và ông Trump tới Paris”, ông Lecornu cho biết.
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Pháp, các cuộc thảo luận tập trung vào ý tưởng rằng sự hiện diện của quân đội nước ngoài tại Ukraine có thể đóng vai trò như một đảm bảo an ninh cho toàn bộ lục địa châu Âu.
“Đặc biệt, vấn đề là chúng ta có thể làm gì để đảm bảo an ninh cho toàn bộ lục địa châu Âu vào ngày tiếng sún.g ngừng vang”, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp nêu rõ mục tiêu của các cuộc thảo luận này.
Ông Lecornu nhắc lại rằng lập trường của Pháp đã rõ ràng kể từ tháng 2/2024, khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron lần đầu tiên đưa ra ý tưởng triển khai một lực lượng quốc tế tới Ukraine tại một hội nghị của các quốc gia đồng minh của Ukraine ở Paris.
Khi đó, ông Macron đưa ra khả năng một số quốc gia châu Âu có thể triển khai quân đội đến Ukraine nhằm bảo đảm an ninh trong giai đoạn ngừng bắ.n và hỗ trợ tiến trình hòa bình.
Video đang HOT
Sau đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky bày tỏ sự quan tâm đến đề xuất này và nhấn mạnh rằng sự hiện diện của một lực lượng quốc tế có thể giúp duy trì ổn định, đồng thời tạo thêm sức ép buộc Nga phải chấp nhận các điều khoản hòa bình.
Trong phát biểu mới nhất vào ngày 13/1 về khả năng này, nhà lãnh đạo Ukraine cho biết ông đã thảo luận với người đồng cấp phía Pháp về ý tưởng triển khai các “lực lượng đối tác” của phương Tây tại Ukraine. Tuy nhiên, ông Zelensky không cung cấp thêm chi tiết về các “lực lượng đối tác” này sẽ bao gồm những gì.
Trước đó vào ngày 10/1 ông Zelensky nhấn mạnh mục tiêu của Ukraine là tìm ra càng nhiều công cụ càng tốt để buộc Liên bang Nga phải đồng ý thỏa thuận hòa bình.
Theo nhà lãnh đạo Ukraine, vào năm 2024, Pháp đề xuất ý tưởng triển khai quân đội ở Ukraine để mang hòa bình đến gần hơn. Ukraine và các đồng minh nên “có cách tiếp cận thực tế hơn để biến điều này thành hiện thực.
Ông Zelensky nhấn mạnh: “Chúng tôi cũng đã nghe thấy tín hiệu từ một số đối tác, như Anh, ủng hộ điều này. Chúng tôi phải mạnh dạn và khám phá việc sử dụng công cụ thực sự mạnh mẽ.
Tổng thống Zelensky "mở đường" cho phương Tây đưa quân tới Ukraine
Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố ông ủng hộ việc triển khai quân đội phương Tây tới Ukraine để đối phó lực lượng Nga.
Lính NATO tập trận (Ảnh: Getty).
Phát biểu tại cuộc họp gồm các đồng minh quốc phòng của Ukraine tại Đức hôm 9/1, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết châu Âu đang bước vào "chương mới" về hợp tác và sẽ có "những cơ hội mới" khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào cuối tháng này.
"Mục tiêu của chúng tôi là tìm ra càng nhiều công cụ càng tốt để buộc Nga phải hòa bình", ông Zelensky tuyên bố.
Đề cập đến các cuộc thảo luận về khả năng các nước NATO gửi quân tới Ukraine, Tổng thống Zelensky cho biết: "Tôi tin rằng việc triển khai các lực lượng của các đối tác như vậy là một trong những công cụ tốt nhất".
"Chúng ta hãy thực tế hơn trong việc biến điều đó thành hiện thực", ông Zelensky nhấn mạnh.
"Rõ ràng là một chương mới sẽ bắt đầu cho châu Âu và toàn thế giới. Chỉ còn 11 ngày nữa, thời điểm chúng ta phải hợp tác nhiều hơn nữa, dựa vào nhau nhiều hơn nữa và cùng nhau đạt được những kết quả lớn hơn nữa. Tôi coi đây là thời điểm của những cơ hội", Tổng thống Zelensky cho biết.
Tại cuộc họp ở Đức, ông Zelensky cũng hối thúc các đồng minh của Ukraine giúp Kiev xây dựng một "kho máy bay không người lái" nhằm đối phó với các lực lượng Nga ở tiề.n tuyến và xa hơn nữa.
"Máy bay không người lái là công cụ thay đổi bản chất của chiến tranh... Máy bay không người lái ngăn chặn đối phương, giữ họ ở khoảng cách xa", ông Zelensky cho biết.
Tổng thống Zelensky cũng gọi cuộc tấ.n côn.g của quân đội Ukraine vào khu vực Kursk, tây nam Nga là một trong những "chiến thắng lớn nhất của Ukraine, không chỉ vào năm ngoái mà còn trong suốt cuộc chiến".
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin ngày 9/1 đã công bố khoản viện trợ mới trị giá khoảng 500 triệu USD cho Ukraine, trước lễ nhậm chức của ông Trump vào ngày 20/1.
Báo Washington Post vào tháng 12 năm ngoái đưa tin, các cuộc thảo luận về việc triển khai quân đội của các nước thành viên NATO ở châu Âu tới Ukraine được cho là đang ở giai đoạn đầu.
Các cuộc thảo luận diễn ra khi các thành viên NATO cân nhắc các biện pháp để cung cấp cho Ukraine đòn bẩy trong các cuộc đàm phán tiềm năng nhằm chấm dứt xung đột với Nga.
Ý tưởng này được cho là đã được nêu ra trong một cuộc họp do Tổng thư ký NATO Mark Rutte chủ trì tại Brussels, Bỉ vào ngày 18/12, có sự tham gia của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và một số nhà lãnh đạo của khối.
Ý tưởng này cũng đã được đưa ra với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump trong các cuộc hội đàm gần đây tại Paris, có sự tham dự của Tổng thống Zelensky và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Các quan chức nắm được thông tin về các cuộc thảo luận nói rằng, ông Trump đã bày tỏ sự quan tâm nhưng vẫn chưa đưa ra cam kết lập trường vì đội ngũ của ông đang trong quá trình xây dựng chính sách.
Trước đây, Mỹ và các đồng minh NATO nhiều lần khẳng định không có kế hoạch đưa quân đến Ukraine vì lo ngại trở thành một bên tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột ở Ukraine.
Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố, theo phiên bản sửa đổi của học thuyết hạt nhân Nga, bất kỳ hành động gây hấn nào chống lại Moscow từ một quốc gia không có vũ khí hạt nhân, nhưng có sự tham gia hoặc hỗ trợ của một quốc gia có vũ khí hạt nhân, đều có thể được coi là "cuộc tấ.n côn.g chung" và vượt qua ngưỡng hạt nhân.
Nghị sĩ Đức: Berlin có thể đưa quân tới Ukraine Nghị sĩ Đức Roderich Kiesewetter cho rằng Berlin sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc triển khai quân đội tới Ukraine. Xe tăng Leopard do Đức sản xuất (Ảnh: Getty). Hãng tin Ba Lan Rzeczpospolita dẫn lời nghị sĩ đối lập Đức Roderich Kiesewetter nói rằng, Berlin sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc triển khai quân đội của...