Bộ trưởng quốc phòng Nhật: 1 đảo cũng không để mất
Vừa qua, trong một buổi trả lời phỏng vấn của kênh truyền hình BS “Nippon Television”, Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản Itsuinori Odonera đã khẳng định: “Nhật quyết tâm 1 đảo cũng không để mất”.
Trong chương trình “Tin tức chuyên sâu” của đài truyền hình BS “Nippon Television”, ông Odonera đã trao đổi các nội dung liên quan đến tăng cường khả năng phòng thủ các cụm đảo trong “Đại cương kế hoạch phòng vệ” của Nhật Bản vừa mới xây dựng và nhấn mạnh, Nhật Bản không thể để mất dù chỉ là một đảo nhỏ.
Ông kêu gọi: “Diện tích hải dương của Nhật Bản đứng thứ 6 trên thế giới, chỉ một đảo cũng quyết định rất lớn đến diện tích mặt biển xung quanh. Nếu để kẻ địch chiếm mất 1 đảo, không chỉ mất đi 1 vùng lãnh thổ mà các nguồn lợi hải dương ở các khu vực lân cận cũng bị chiếm đoạt, hy vọng là nhân dân Nhật Bản hiểu được điều đó”.
Biên đội tàu tác chiến, tàu đổ bộ Nhật hành trình trên biển
Về vấn đề Bộ quốc phòng Nhật Bản đã ra quyết định chính thức sẽ mua sắm phiên bản mới của máy bay vận tải cánh quạt nghiêng thế hệ mới V-22 Osprey, Bộ trưởng Odonera giới thiệu, loại máy bay này có khả năng vận chuyển lớn vận tốc cao, có thể nhanh chóng vận chuyển binh lính và trang bị đến các khu vực tác chiến. Ông nhấn mạnh: “Osprey sẽ trở thành loại trang bị vô cùng hiệu quả của lực lượng tự vệ Nhật Bản”.
Trong một động thái khác, cùng với “Đại cương kế hoạch phòng vệ”, Chính phủ Nhật Bản cũng song song đưa ra “Chiến lược bảo đảm an ninh quốc gia”, đề ra phương châm xây dựng lực lượng tự vệ Nhật Bản trong 10 năm tới. Trong đó nhấn mạnh, Trung Quốc liên tiếp xâm nhập vào khu vực quần đảo Senkaku, Nhật Bản cần phải tập trung cảnh giác, tăng cường lực lượng, trang bị chuẩn bị đối phó.
Video đang HOT
Về tư tưởng tác chiến khi quân địch tấn công “xâm lược” vào các cụm đảo tiền tiêu, một quan chức quốc phòng Nhật tiết lộ, trong khuôn khổ “Hiệp định an ninh chung Nhật-Mỹ” quy định, quân đội Mỹ sẽ đảm nhận nhiệm vụ tấn công hủy diệt các căn cứ quân sự của địch, nhiệm vụ tác chiến cụ thể sẽ do quân đội Nhật đảm nhận.
Lực lượng phòng vệ Nhật luyện tập đổ bộ bằng xuống cao tốc
Khi đó, các chiến hạm hải quân thường trực trên biển và máy bay chiến đấu cất cánh từ các căn cứ xung quanh sẽ đồng loạt nổ súng, phóng tên lửa yểm trợ hỏa lực, lực lượng đổ bộ trên hạm dùng tàu cao tốc và xe chiến đấu lội nước vượt sóng đổ bộ lên đảo, lực lượng đổ bộ đường không sẽ dùng trực thăng đổ bộ trực tiếp lên các vị trí đã định để tái chiếm đảo.
Vị quan chức này cũng tiết lộ thêm, để chuẩn bị cho tình huống này, Bộ quốc phòng Nhật sẽ tăng cường thêm 2000 – 3000 quân, triển khai ở các đảo xung quanh Senkaku (Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư), đảm bảo có thể nhanh chóng đổ quân xuống các cụm đảo khi tình huống đột ngột phát sinh.
Theo ANTD
Nhật "lách luật", thành lập binh chủng hải quân đánh bộ
Nhật đang bàn bạc các nội dung công tác thành lập binh chủng thứ 4 trong lực lượng vũ trang nước này là binh chủng hải quân đánh bộ mà không phải sửa đổi Luật phòng vệ.
Tờ Japanese News ngày 12-11 cho biết, Hội nghị "Nâng cao khả năng phòng vệ và an ninh" của Ủy ban chuyên gia an ninh Chính phủ Nhật đã tổ chức họp tại văn phòng Thủ tướng Shinzo Abe vào ngày 11-11, tiến hành bàn bạc lại một lần nữa về nội dung cụ thể của "Đại cương phòng vệ mới".
Hội nghị đã đưa ra kiến nghị, Nhật cần phải thành lập lực lượng hải quân đánh bộ trong biên chế của lực lượng phòng vệ, đảm nhận nhiệm vụ tác chiến giành lại đảo khi bị đối phương đánh chiếm.
Hồi tháng 7, Bộ quốc phòng nước này cũng đã xây dựng một dự thảo báo cáo về "Đại cương phòng vệ mới", báo cáo này đã đưa ra yêu cầu xây dựng một lực lượng tác chiến chuyên làm nhiệm vụ tái chiếm đảo khi bị đối phương đánh chiếm.
Tàu sân bay trực thăng thế hệ mới nhất lớp 22DDH mang số hiệu DDH-183 Izumo của Nhật
Các chuyên gia tham dự hội nghị đã đề xuất và bàn bạc về vấn đề xây dựng cơ cấu, tổ chức, quy mô và vũ khí trang bị cho lực lượng tác chiến đổ bộ mới và đưa ra kiến nghị về cơ cấu quản lý, chỉ huy chung của lực lượng tự vệ trên đất liền và trên biển đối với binh chủng này.
Do Luật phòng vệ của Nhật hiện nay quy định lực lượng vũ trang nước này chỉ có lực lượng tự vệ trên bộ, trên biển và trên không, nếu như xây dựng binh chủng mới là "hải quân đánh bộ" thì phải sửa lại Luật phòng vệ, rất lằng nhằng, phức tạp. Vì vậy, Chính phủ Nhật đang chuẩn bị mượn danh nghĩa "lực lượng tác chiến đổ bộ" để thành lập binh chủng thứ 4 này.
Về thực chất, Nhật đã chuẩn bị cho việc thành lập lực lượng tác chiến đổ bộ từ rất lâu và đã xác định sang năm 2014 sẽ thành lập lực lượng này. Nhằm xây dựng "một lực lược quốc phòng Nhật Bản năng động hơn", Chính phủ Shinzo Abe cũng lên kế hoạch sẽ trang bị cho lực lượng này các phương tiện chiến đấu hiện đại, bao gồm 48 xe lội nước AAV-7A1S và máy bay cánh quạt nghiêng MV-22 Osprey.
Lực lượng đổ bộ của Nhật huấn luyện đánh chiếm đảo
Lực lượng phòng vệ trên biển của Nhật cũng đã công bố kế hoạch mua thêm một chiếc tàu tấn công đổ bộ lớp Osumi nặng 9.000 tấn, đưa tổng số tàu lớp này lên 4 chiếc. Sau khi đưa 2 chiếc tàu khu trục chở trực thăng lớp Hyuga 19.000 tấn vào biên chế, họ còn có kế hoạch chế tạo thêm 2 chiếc tàu chở trực thăng 27.000 tấn nữa để hỗ trợ các hoạt động đổ bộ đánh chiếm đảo.
Đồng thời, có thể Nhật sẽ mua sắm máy bay chiến đấu cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng F-35B để trang bị cho lực lượng hải quân đánh bộ. Tàu sân bay trực thăng thế hệ mới nhất 22DDH chuyên chở trực thăng tấn công, nhưng được xây dựng theo mô hình các tàu đổ bộ tấn công Mỹ nên có khả năng mang theo tới 12 chiếc F-35B. Ngoài ra, họ cũng yêu cầu cấp thêm kinh phí để mua sắm các loại máy bay UAV trinh sát để trang bị trên các chiến hạm này.
Theo ANTD
Trục chiến lược Nhật - Ấn bao vây Trung Quốc đã hình thành? Cuộc diễn tập hải quân song phương lần đầu tiên được tiến hành vào ngày thứ 5 (19-12), tại vùng biển Ấn Độ đã cho thấy dấu hiệu hình thành một trục chiến lược mới Nhật - Ấn. Cuộc diễn tập được tổ chức tại vịnh Bengal trong thời gian 4 ngày, với mục đích nhằm nâng cao khả năng hoàn thành hành...