Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ: Hợp tác Việt – Ấn không chỉ dừng ở mua sắm thiết bị
Phát biểu tại buổi gặp gỡ doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng Việt Nam lần thứ 4 hôm nay 13/6, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Nirmala Sitharaman hy vọng Việt Nam sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư Ấn Độ trong ngành công nghiệp quốc phòng.
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Nirmala Sitharaman phát biểu tại buổi Gặp gỡ Doanh nghiệp Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam – Ấn Độ lần thứ 4 (Ảnh: Thành Đạt)
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Nirmala Sitharaman chiều nay đã tới dự buổi Gặp gỡ Doanh nghiệp Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam – Ấn Độ lần thứ 4 tại Hà Nội. Đây là hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Bộ trưởng Nirmala Sitharaman.
Phát biểu tại buổi gặp gỡ, bà Sitharaman cho biết hợp tác quốc phòng Ấn Độ – Việt Nam hiện nay không chỉ dừng ở việc mua sắm thiết bị hay chuyển giao công nghệ quốc phòng, mà còn hướng đến việc xây dựng các nhà máy của Ấn Độ tại Việt Nam để chế tạo các hàng hóa, trang thiết bị, khí tài quốc phòng, đồng thời có thể xuất khẩu sang các nước thứ ba.
Ấn Độ hiện có 176 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đạt khoảng 814 triệu USD, xếp thứ 28/126 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Việt Nam nằm trong nhóm 10 đối tác thương mại hàng đầu của Ấn Độ.
“Để làm được điều này chúng ta cần khuyến khích các nhà đầu tư và các doanh nghiệp Ấn Độ coi Việt Nam là điểm đến hấp dẫn, từ đó sẽ cân nhắc để có những khoản đầu tư kịp thời. Việt Nam và Ấn Độ là đối tác chiến lược toàn diện nên chúng ta sẽ có những cơ hội để mở rộng chương trình hợp tác giữa hai bên”, Bộ trưởng Nirmala Sitharaman nói.
Video đang HOT
Bà Sitharaman mong muốn cả Ấn Độ và Việt Nam “sẽ trở thành những đầu tàu lớn trên thế giới trong lĩnh vực phát triển công nghệ cũng như sản xuất các mặt hàng thế mạnh”. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ, đó là “những tài sản chung” mà hai nước có thể cùng nhau chia sẻ, thụ hưởng.
Bộ trưởng Sitharaman hy vọng trong thời gian tới sẽ có nhiều doanh nghiệp Ấn Độ mở thêm các văn phòng đại diện tại Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng. Bà Sitharaman mong muốn Việt Nam sẽ là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư Ấn Độ trong ngành công nghiệp quốc phòng.
Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Pavathaneni Harish phát biểu tại buổi Gặp gỡ Doanh nghiệp Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam – Ấn Độ lần thứ 4 (Ảnh: Thành Đạt)
Phát biểu tại buổi gặp gỡ, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Pavathaneni Harish cho biết buổi gặp gỡ lần thứ 4 hôm nay được tổ chức tiếp nối các sự kiện diễn ra thành công vào các năm trước đó và sau chuyến thăm của các lãnh đạo cấp cao hai nước trong thời gian qua. Ông Harish cho biết các doanh nghiệp Ấn Độ và Việt Nam đều đang tìm kiếm cơ hội hợp tác, đặc biệt trong các lĩnh vực như đóng tàu, điện toán, công nghiệp quốc phòng điện tử, thiết bị công nghệ quốc phòng. Đại sứ hy vọng các chương trình hợp tác giữa hai nước sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả và mở rộng trong thời gian tới.
Buổi gặp gỡ doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng Việt Nam – Ấn Độ lần thứ 4 có sự tham gia của 16 doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng hàng đầu của Ấn Độ. Việc tổ chức sự kiện này nhằm thể hiện mong muốn của Bộ Quốc phòng hai nước trong việc mở ra không gian hợp tác rộng lớn hơn, tạo môi trường thuận lợi để các tập đoàn, doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng Việt Nam và Ấn Độ gặp gỡ, tìm hiểu nhu cầu và giới thiệu thế mạnh của mỗi bên. Việc các doanh nghiệp hai nước tăng cường cơ hội hợp tác sẽ đem lại lợi ích thiết thực và tạo cơ hội việc làm cho người lao động.
Toàn cảnh buổi Gặp gỡ Doanh nghiệp Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam – Ấn Độ lần thứ 4 (Ảnh: Thành Đạt)
Thành Đạt
Theo Dantri
Mỹ nghiên cứu cung cấp máy bay huấn luyện cho Việt Nam
Trong thời gian tới, Mỹ có thể sẽ bàn giao thêm một tàu tuần tra cùng với các máy bay huấn luyện, máy bay không người lái cho Việt Nam trong một động thái nhằm củng cố quan hệ quốc phòng song phương.
Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch gặp song phương Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ tại Đối thoại Shangri-La. (Ảnh: VOV)
Trong khuôn khổ dự Đối thoại Shangri-La hôm nay 1/6 tại Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, đã có cuộc hội đàm song phương với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis.
Theo mạng tin San Diego Union Tribune, tại cuộc hội đàm, Đại tướng Ngô Xuân Lịch đã khẳng định lại cam kết tiếp tục các cuộc họp cấp cao giữa hai bên.
Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Mattis cảm ơn Việt Nam đã đón tàu sân bay USS Carl Vinson thăm Đà Nẵng hồi tháng 3. Ông cũng đánh giá cao vai trò của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế như việc đưa lực lượng gìn giữ hòa bình và nhân viên cứu trợ y tế tới Nam Sudan theo sứ mệnh của Liên Hợp Quốc hay việc Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) vào năm 2020.
Mỹ cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong các dự án rà phá bom mìn và tẩy rửa chất độc dioxin. Tháng 5 năm ngoái, Washington đã bàn giao cho Việt Nam một tàu tuần tra lớp Hamilton của Lực lượng Tuần duyên Mỹ và trong thời gian tới có thể sẽ bàn giao tiếp một tàu tuần tra tương tự.
Ngoài ra, hai bên cũng đang thúc đẩy kế hoạch mà theo đó Mỹ sẽ cung cấp các máy bay huấn luyện và máy bay không người lái cho Việt Nam.
Bộ trưởng Mattis nhấn mạnh: "Mối quan hệ quốc phòng giữa hai nước dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và có chung lợi ích".
Minh Phương
Theo Dantri
Báo chí quốc tế viết về 'chuyến thăm lịch sử' tới Việt Nam của tàu sân bay Mỹ Truyền thông thế giới cho rằng chuyến thăm của tàu Carl Vinson sẽ giúp tăng cường hợp tác quốc phòng Việt Mỹ, thúc đẩy hòa bình, an ninh khu vực. Tàu Carl Vinson diễn tập cùng các chiến hạm Nhật gần Triều Tiên tháng 4.2017. Video: US Navy. Tàu sân bay USS Carl Vinson cùng hai tàu chiến hộ tống của hải quân...