Bộ trưởng Quốc phòng Afghanistan chỉ trích Tổng thống ‘bán nước’
Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mohammadi lên án Tổng thống Ghani sau khi ông rời đất nước, đồng thời tuyên bố sẽ tiếp tục chống lại Taliban.
“Họ trói tay chúng tôi và bán đất nước. Nguyền rủa Ghani và bộ sậu của ông ta”, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Afghanistan Bismillah Khan Mohammadi viết trên Twitter hôm 15/8.
Một ngày sau, tướng Mohammadi tiếp tục công kích Ghani sau khi Tổng thống Afghanistan xác nhận đã ra nước ngoài. “Tôi sẽ không vô lương tâm đến mức ngồi cùng bàn với những kẻ đã sát hại hàng nghìn binh sĩ và thường dân vô tội, cũng như tuyên bố ủng hộ nhóm khủng bố này. Chúng tôi sẽ giải phóng Afghanistan khỏi những kẻ khủng bố. Lịch sử sẽ phán xét Ghani, nguyền rủa tên nhà giàu và đồng bọn của ông ta”, Mohammadi cho hay.
Tổng thống Ghani (trái) và quyền Bộ trưởng Mohammadi thăm một đơn vị quân đội ở Kabul hôm 14/8. Ảnh: Reuters .
Hiện chưa rõ tung tích của tướng Mohammadi. Truyền thông địa phương cho biết ông đang lập mặt trận chống Taliban cùng cựu phó tổng thống Amrullah Saleh ở Panjshir, cách thủ đô Kabul khoảng 3 giờ lái xe. Trong khi đó, nguồn tin ở sân bay Kabul cho biết Mohammadi đã lên máy bay đến Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE).
Video đang HOT
Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani lên máy bay rời khỏi Kabul và ra nước ngoài đêm 15/8, trong bối cảnh lực lượng Taliban tiến vào kiểm soát thủ đô. Theo hai nguồn tin, ông đã bay tới Tajikistan. Một nguồn tin khác ở Afghanistan nói rằng Tajikistan không phải điểm đến cuối cùng của Tổng thống Ghani nhưng từ chối tiết lộ ông sẽ tới đâu.
“Tôi đã phải đưa ra lựa chọn khó khăn, liệu tôi nên đối mặt với quân Taliban có vũ trang đang muốn tiến vào phủ tổng thống hay rời bỏ đất nước thân yêu mà tôi đã dành cả cuộc đời để bảo vệ và chăm sóc trong 20 năm qua. Taliban đã nêu rõ ý muốn loại bỏ tôi, họ đến để tấn công Kabul và người dân Kabul. Nhằm tránh đổ máu, tôi nghĩ tốt nhất là nên ra đi”, Ghani viết trên Facebook hôm 16/8.
Taliban tiến vào Kabul mà không gặp sự kháng cự nào từ lực lượng chính phủ tối 15/8, chưa đầy một ngày sau khi bắt đầu bao vây thủ đô. Lực lượng này đã tiến hành chiến dịch quân sự chớp nhoáng và chiếm phần lớn lãnh thổ Afghanistan trong vài tuần qua, sau khi Mỹ và đồng minh rút phần lớn lực lượng khỏi Afghanistan.
Mỹ rơi vào thế khó khi Tổng thống Afghanistan chạy ra nước ngoài
Các cuộc đàm phán hòa bình giữa Taliban và chính phủ Afghanistan do Mỹ và đồng minh làm trung gian đã sụp đổ sau cuộc tháo chạy bất ngờ của Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani ra nước ngoài.
Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani (Ảnh: Reuters).
Theo Reuters, đằng sau cuộc tấn công chớp nhoáng của Taliban và sự sụp đổ chóng vánh của chính phủ Afghanistan trong những ngày qua là nỗ lực của Mỹ và đồng minh ở hậu trường, khi họ làm trung gian hòa giải giữa 2 lực lượng trong nhiều tuần.
Trong các cuộc đàm phán hòa bình trước đó ở Qatar, đại diện của phái đoàn Afghanistan và Taliban dự kiến đạt được một thỏa thuận trong đó tất cả các bên sẽ tuyên bố ngừng bắn trong hai tuần để đổi lấy việc Tổng thống Ghani từ chức và bắt đầu các cuộc đàm phán về việc thành lập một chính phủ chuyển tiếp.
Tuy nhiên, Reuters dẫn các nguồn thạo tin cho biết, nỗ lực đàm phán do Mỹ làm trung gian hòa giải đã sụp đổ khi ông Ghani quyết định từ chức và chạy khỏi đất nước hôm 15/8. Theo các quan chức, hành động mà ông Ghani mô tả là rời đi "để tránh đổ máu" đã gây bất ngờ cho phái đoàn đàm phán Afghanistan ở Doha, Qatar, các nhà ngoại giao Mỹ và ngay cả chánh văn phòng cũng như các trợ lý hàng đầu của ông.
Giới quan sát cho rằng, việc Taliban tiến về Kabul chớp nhoáng và việc ông Ghani tháo chạy đã khiến cho viễn cảnh đạt được thỏa thuận hòa bình trên giờ đây trở nên xa vời. Taliban ngày 15/8 đã vào được thủ đô Kabul và giành quyền kiểm soát hầu hết lãnh thổ. Giờ đây, thách thức sẽ là làm sao để Taliban chịu chia sẻ quyền lực khi họ đã nắm gần như toàn bộ chúng trong tay.
Diễn biến nhanh chóng trên chiến trường cũng khiến chính Taliban bất ngờ. Phó lãnh đạo Taliban Mullah Abdul Ghani Baradar - người đứng đầu phái đoàn đàm phán ở Qatar - hôm 16/8 thừa nhận rằng việc Taliban chiếm được Kabul nhanh chóng như vậy là không thể ngờ tới.
Đặc phái viên Mỹ Zalmay Khalilzad, người làm trung gian trong cuộc đàm phán giữa Afghanistan và Taliban, giờ đây dường như đang cố gắng tìm ra một hướng đi mới khi các cuộc thảo luận trước đó về cơ bản đã không còn nhiều ý nghĩa.
Tập trung của Mỹ lúc này là một cuộc chuyển giao quyền lực hòa bình và trơn tru cho một chính phủ mới bao gồm mọi thành phần trong xã hội Afghanistan, không chỉ Taliban. Điều này hiện trở thành thách thức lớn khi Taliban đang nắm quyền kiểm soát Afghanistan và họ có thể không sẵn lòng chia sẻ quyền lực với bên khác khi đang nắm trong tay lợi thế to lớn.
Taliban hiện đang nắm quyền kiểm soát trên hầu hết Afghanistan (Ảnh: EPA-EFE).
Mỹ ra điều kiện để công nhận chính phủ Afghanistan mới
Mỹ ngày 16/8 cho biết, họ sẽ chỉ công nhận chính phủ Afghanistan của Taliban nếu nhóm này tôn trọng quyền phụ nữ và tránh xa các phong trào cực đoan như Al-Qaeda.
"Khi nhắc đến sự công nhận của chúng tôi với bất cứ chính phủ trong tương lai nào của Afghanistan, điều đó sẽ phụ thuộc vào hành động của chính phủ đó. Sẽ phụ thuộc vào hành động của Taliban", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết.
"Một chính phủ Afghanistan duy trì các quyền cơ bản của người dân, không chứa chấp những kẻ khủng bố và bảo vệ các quyền cơ bản của người dân, bao gồm các quyền cơ bản cơ bản của một nửa dân số - phụ nữ và trẻ em gái - là một chính phủ mà Mỹ có thể sẽ hợp tác cùng", ông Price nhấn mạnh.
Ông khẳng định: "Liên quan tới Taliban, chúng tôi sẽ xem họ hành động hơn là chỉ lắng nghe những gì họ nói".
Hành tung bí ẩn của Tổng thống Afghanistan sau khi rời đất nước Hiện vẫn chưa có thông tin chính xác về nơi ở của Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani sau khi ông rời bỏ đất nước vào thời điểm lực lượng Taliban chiếm thủ đô Kabul. Tổng thống Ashraf Ghani (Ảnh: Reuters). Tổng thống Ashraf Ghani ngày 15/8 đã lên máy bay rời khỏi Afghanistan. Ông Ghani được cho là đi cùng một số phụ...