Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường kiểm tra ứng phó bão số 4 tại Quảng Ninh
Nhằm chuẩn bị công tác ứng phó với bão số 4, ngày 16.8, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường dẫn đầu đoàn đi kiểm tra và chỉ đạo công tác ứng phó với bão tại tỉnh Quảng Ninh.
Tới thời điểm hiện tại, trên các tuyến biển, 613 tàu đánh bắt xa bờ của Quảng Ninh đã nhận được thông tin về hướng di chuyển của bão và không nằm trên đường đi của bão. Một số tàu đang chạy từ ngư trường về bờ, Chi cục Thủy sản đang tiếp tục thông tin, đôn đốc. Dự kiến, đêm nay những tàu này sẽ cập cảng.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cùng lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh kiểm tra tuyến đê xung yếu Hà Nam. Ảnh: Trung Nguyên.
Về tàu du lịch, theo báo cáo của cơ quan Cảng vụ đường thủy nội địa, hiện nay có 484 tàu du lịch đang hoạt động (168 tàu lưu trú, 316 tàu chạy tiếng). Thời gian tạm ngừng cấp phép cho các phương tiện thủy ra khơi từ 6h ngày 16.8.2018. Các tàu sẽ về nơi tránh trú tại các vị trí trên địa bàn thành phố Hạ Long (Nhà máy đóng tàu Hạ Long, Cảng Hải Quân, vụng Bồ Nâu, Cảng Việt Hưng…).
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Quảng Ninh đang tích cực huy động lực lượng hàng trăm cán bộ chiến sĩ, phương tiện hiện đại ứng trực tại đơn vị, sẵn sàng triển khai khi có yêu cầu.
Tại buổi làm việc với UBND tỉnh Quảng Ninh, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường cho biết, hiện bão số 4 cách thành phố Móng Cái (Quảng Ninh) gần 200km. Tuy bão không vào trực tiếp nhưng có chiều hướng di chuyển phức tạp, phạm vi đới bờ rộng, gây mưa to đến rất to trên diện rộng. Do đó, Bộ Trưởng Nguyễn Xuân Cường lưu ý tỉnh tăng cường rà soát, ứng trực thường xuyên tại các điểm hồ, đập xung yếu, để có giải pháp đảm bảo an toàn. Đối với các công trình trình điểm đang thi công, nếu cần thiết phải ngừng thi công để đảm bảo an toàn.
Quảng Ninh đã tạm ngừng cấp phép cho các phương tiện thủy ra khơi từ 6h ngày 16.8.2018. Ảnh: Nguyễn Quý.
Về các công trình thủy lợi, đê điều, cần phải nhanh chóng hạ mực nước các hồ chứa để chủ động đón lũ. Tại các điểm đê xung yếu, cần phải nhanh chóng gia cố, không vì triều cường đang ở mức thấp mà chủ quan. Tại các điểm khai thác than, bãi tập kết, bãi thải… cần tăng cường người canh gác cảnh báo kịp thời các sự cố. Tại các xã, huyện miền núi, cần nhanh chóng di dời các hộ dân đến nơi an toàn nếu khu vực có biến động bất thường. Hoạt động kinh tế du lịch trên biển cần phải kiên quyết rà soát lại, tránh để tình trạng còn tàu hoạt động trong vùng bão đi qua.
Sau khi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã cùng đoàn công tác đi kiểm tra tuyến đê xung yếu Hà Nam (thuộc thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh). Đây là tuyến đê biển cấp III với chiều dài 33,67km, có vị trí xung yếu, bảo vệ cho hơn 5.000ha hoa màu và hơn 6 vạn dân ở 8 xã phường thuộc thị xã Quảng Yên. Đây là công trình trọng điểm được Chính phủ và tỉnh Quảng Ninh quan tâm đầu tư nâng cấp từ năm 2006 đến nay.
Tính đến 12h cùng ngày, bão số 4 đã mạnh thêm, ở đảo Bạch Long Vĩ đã đo được gió mạnh 25m/s (cấp 10), giật 32m/s (cấp 11). Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km. Từ đêm nay (16.8), vùng tâm bão với sức gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nghệ An. Do ảnh hưởng của bão, ở vịnh Bắc Bộ tiếp tục có mưa bão, gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12. Ở huyện đảo Bạch Long Vĩ gió mạnh cấp 9-10, giật cấp 1, huyện đảo Cô Tô gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10. Sóng biển trên vịnh Bắc Bộ cao từ 4-6m, biển động rất mạnh.
Video đang HOT
Theo Danviet
Chủ tịch Thanh Hóa, Nghệ An phát công điện khẩn chống bão số 3
Chủ tịch UBND các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An đã có công điện khẩn yêu cầu các ban ngành khẩn trương vào cuộc phòng chống, giảm thiểu thiệt hại bão số 3.
Công văn gửi các huyện, thị xã, thành phố, GĐ các sở, ban ngành thực hiện cấm biển, quản lý chặt chẽ đối với các tàu du lịch, tàu vận tải, neo đậu tàu thuyền, gia cố các lông bè nuôi trồng thủy hải sản. Không để người dân ở lại các tàu thuyền, lồng bè khi bão đổ bộ về...
Ngoài ra, cần rà soát triển khai phương án sơ tán người tại các vùng trũng ven sông, ven biển, vùng có nguy cơ sạt lở đất, nguy cơ xảy ra lũ quét đến nơi an toàn và sẵn sàng thực hiện sơ tán di dời dân khi có lệnh.
Người dân cấp tập chạy bão
Ông Lưu Văn Tấn, Chủ tịch UBND xã Hà Lĩnh cho biết, lúa người dân đang thu hoạch gọi là lúa chét (lúa tái sinh). So với mọi năm, năm nay người dân phải thu hoạch sớm hơn vì nguy cơ ngập lụt.
Lúa chét so với cấy lúa thông thường có ưu điểm là chi phí đầu tư thấp, ít ngày công chăm sóc, thời gian thu hoạch ngắn, sản lượng 1,5 tạ/sào.
Người dân đang gặt lúa non
Người dân tranh thủ đội mưa cắt lúa trước khi bão đổ bộ
Tại xã Quảng Nham (huyện Quảng Xương) nước ở cánh đồng dưa hấu đã bị ngập trắng, người dân tranh thủ ra đồng vớt bán được đồng nào hay đồng đó.
Bà Lê Thị Minh (65 tuổi, trú tại thôn Thanh) cho biết, gia đình bà trồng 10 sào (5.000m2) dưa hấu và 5 sào (2.500m2) khoai lang đang chuẩn bị thu hoạch thì gặp đợt mưa kéo dài. Nước ngập trắng ruộng khiến dưa hấu mất sạch, còn khoai lang thì không kịp đào, ước tính thiệt hại hơn chục triệu đồng.
Ông Trần Xuân Lờ, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Nham cho biết, xã đã thống kê toàn bộ diện tích dưa hấu và hoa màu của bà con để làm báo cáo tổng hợp thiệt hại do thiên tai gây ra để trình lên huyện, có hướng hỗ trợ.
Những quả non chưa đến kỳ thu hoạch bứt về cho bò ăn
Dưa hấu xếp từng đống
Dưa bị hỏng cho bò ăn
Ông Võ Minh Khoa, Phó chủ tịch UBND huyện Bá Thước cho biết, mưa lớn kéo dài nhiều ngày khiến một số vị trí đồi núi gần khu dân cư tại xã Lũng Niêm xuất hiện hiện tượng lún, nứt. Để đảm bảo an toàn, UBND huyện Bá Thước đã chỉ đạo chính quyền xã sơ tán người và tài sản của 6 hộ dân đến nơi an toàn.
Chủ động ứng phó bão 24/24
Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An có công điện yêu cầu các khẩn trương chủ động ứng phó bão và mưa lũ, giảm thiểu thiệt hại.
Các lực lượng vũ trang (Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh) theo chức năng chuẩn bị sẵn sàng lực lượng phương tiện để ứng cứu, sẵn sàng hỗ trợ địa phương sơ tán nhân dân,...
Đồng thời, chỉ đạo các hộ dân nuôi cá lồng bè trên sông, hạ du nhà máy thủy điện chủ động thu hoạch hoặc có biện pháp di chuyển để tránh thiệt hại.
Tại bãi biển Cửa Lò, tỉnh đoàn Nghệ An đã huy động người cùng máy múc thu dọn phao, bạt tại Công viên giải trí
Tại cảng Cửa Hội, đa phần tàu thuyền đã vào nơi trú ẩn an toàn
Chằng néo tàu thuyền chống bão số 3
Bộ Chỉ huy BĐBP Nghệ An sáng nay cho biết, tàu cá số hiệu NA 96588 do anh Trần Ngọc Biển, xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An làm thuyền trưởng, trên tàu có 17 ngư dân, bị mất liên lạc trên biển trước đó đã vào bờ an toàn.
Bộ Chỉ huy BĐBP Nghệ An đã liên lạc, hướng dẫn, kêu gọi tất cả 3.868 phương tiện/18.189 lao động địa phương đang hành nghề khai thác thủy, hải sản trên biển vào bờ tránh trú bão.
Lê Dương - Quốc Huy - Phạm Tâm
Theo VNN
Nghệ An: Người dân ven biển gồng mình ứng phó bão số 3 Do diễn biến cơn bão số 3 (bão Sơn Tinh) vô cùng phức tạp, sức gió giật cấp 11 nên từ sáng sớm 18.7, nhiều người dân ở Cửa Hội, TX.Cửa Lò (Nghệ An) đang hối hả, chằng chống nhà cửa, lấy bao cát đè mái và đưa tàu thuyền về nơi trú ẩn an toàn. Theo dự báo, cơn bão số 3...