Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Tìm kiếm giải pháp chuyển đổi số quốc gia để thay đổi thứ hạng Việt Nam
Chiều ngày 8/7, tại trụ sở Bộ TT&TT, cuộc thi Tìm kiếm giải pháp chuyển đổi số Việt Nam – Viet Solution 2020 đã chính thức được phát động.
Lần đầu tiên ngành TT&TT tổ chức một cuộc thi thường niên mang tên Viet Solution 2020. Đây là cuộc thi mang tầm quốc gia. Do Bộ TT&TT tổ chức, và đồng hành bởi Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel.
Viet Solution là cuộc thi tìm kiếm giải pháp chuyển đổi số quốc gia dành cho các cá nhân, doanh nghiệp trên toàn cầu, do Bộ TT&TT tổ chức.
Viet Solution 2020 là sự kết nối, cộng hưởng giữa các bên, gồm cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp lớn và các nhóm/tổ chức/doanh nghiệp có sản phẩm/giải pháp sáng tạo, qua đó hình thành nên các giải pháp giúp giải quyết các vấn đề xã hội, góp phần thực hiện chiến lược chuyển đổi số quốc gia.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại Lễ phát động cuộc thi
Các lĩnh vực mà Viet Solution 2020 tìm kiếm sản phẩm/ứng dụng sáng tạo gồm: Sản phẩm/giải pháp ứng dụng trên di động như: nội dung game, nhạc, video, tin tức, multimedia và tiện ích; Các sản phẩm OTT, mạng xã hội; Giải pháp/ứng dụng công nghệ trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, tài chính – ngân hàng, nông nghiệp, giao thông vận tải và logistics, năng lượng, tài nguyên môi trường, sản xuất công nghiệp…
Phát biểu chia sẻ tại sự kiện, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhận định: “Việt Nam có lợi thế về chuyển đổi số, đó là có nhiều doanh nghiệp Viễn thông, CNTT mạnh, và đây là lúc phát huy để đất nước bứt phá vươn lên, thay đổi thứ hạng.”
Video đang HOT
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, việc ấn nút khởi động cuộc thi tìm kiếm giải pháp cho chuyển đổi số quốc gia, nhằm đẩy nhanh chuyển đổi số, giúp Việt Nam đi đầu về chuyển đổi số, nhằm thông qua chuyển đổi số để thay đổi thứ hạng Việt Nam, góp phần đưa Việt Nam thành nước phát triển thịnh vượng. Và với sự có mặt của lãnh đạo các bộ, ngành tại lễ phát động cuộc thi cho thấy “sự cam kết đồng hành với chuyển đổi số quốc gia, thông qua việc chuyển đổi số ngành mình”.
Từ nhận định này người đứng đầu ngành TT&T “kêu gọi tất cả chúng ta cùng tham gia vào sự nghiệp vinh quang này, đó là các tổ chức, cá nhân với những vấn đề của mình, là cộng đồng các doanh nghiệp công nghệ số, các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực công nghệ số.”
Các đại biểu bấm nút phát động cuộc thi
“Giải pháp để đẩy nhanh chuyển đổi số là phát triển các nền tảng, nhất là các nền tảng Việt Nam. Một nền tảng có thể chuyển đổi số, giải quyết một vấn đề cho hàng triệu người, hàng ngàn doanh nghiệp. Cuộc thi của chúng ta cũng là để tìm kiếm các nền tảng chuyển đổi số Việt Nam. Dữ liệu hiện được coi là tài nguyên quý giá trong thời đại số, nên tài nguyên này phải được lưu trữ tại Việt Nam, bởi các nền tảng Việt Nam.”
“Việt Nam là một thị trường lớn. 100 triệu dân là tài nguyên lớn nhất của chúng ta. Chuyển đổi số Việt Nam là cái nôi để sinh ra các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Để từ đây, các doanh nghiệp, các sản phẩm và giải pháp chuyển đổi số Việt Nam sẽ đi ra nước ngoài, và làm rạng danh Việt Nam. Bởi vậy, cuộc thi này để tìm lời giải cho những bài toán Việt Nam, nhưng cũng là lời giải cho những bài toán toàn cầu”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhận định.
Đội giành giải Nhất sẽ nhận được tiền mặt là 200 triệu đồng; đội giải Nhì và Ba sẽ nhận được khoản tiền mặt lần lượt là 100 triệu đồng và 50 triệu đồng. Sản phẩm, giải pháp công nghệ thắng cuộc sẽ được Viettel hỗ trợ để hoàn thiện, đồng thời được hợp tác phát triển nền tảng công nghệ tại 11 thị trường với 100 triệu khách hàng của Viettel; có cơ hội ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với Viettel và hưởng phần chia lợi nhuận lên đến 75%.
Ngoài ra, Viettel cam kết tài trợ toàn bộ chi phí cho 3 đội thắng cuộc tham dự cuộc thi Cup C1 Start-up (khởi nghiệp) tại Mỹ với tổng giá trị giải thưởng 50.000 USD hoặc tham dự Hội nghị di động thế giới (MWC) 2021 tại Barcelona (Tây Ban Nha).
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Mỗi người có 1 smartphone, mỗi nhà 1 đường cáp quang tốc độ cao
Trong số 8 công việc cần làm ngay trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh đến việc mỗi người dân có một điện thoại thông minh và mỗi hộ gia đình có một đường internet cáp quang tốc độ cao.
Ngày 6-7, chủ trì hội nghị tổng kết công tác 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm của ngành thông tin và truyền thông (TT-TT), Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng nói về cơ hội và cú huých lớn từ đại dịch Covid-19 để đẩy nhanh và toàn diện chuyển đổi số trên bình diện toàn quốc gia, cả kinh tế, xã hội, cả Nhà nước, doanh nghiệp, cả cộng đồng và người dân.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhận định Việt Nam có lợi thế so sánh về chuyển đổi số, đồng thời có nhiều doanh nghiệp viễn thông và công nghệ thông tin mạnh. Theo Bộ trưởng, vừa qua, rất nhiều ứng dụng phòng chống dịch ra đời, nhiều nền tảng Việt Nam cũng như hệ thống truyền thông trong nước đã giúp phòng chống dịch, thiết lập trạng thái bình thường mới.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng (bìa trái) tham quan khu triển lãm các nền tảng chuyển đổi số và trải nghiệm 5G "Make in Vietnam"
"Ngành TT-TT cũng góp phần tích cực vào kiểm soát đại dịch, để Việt Nam trở thành nước duy nhất đã 3 tháng không có ca nhiễm trong cộng đồng; nền kinh tế trong nước cũng dần vận hành trở lại" - Bộ trưởng nhấn mạnh.
Người đứng đầu ngành TT-TT lưu ý các doanh nghiệp và đơn vị trong ngành cần tận dụng cơ hội này để chuyển đổi số, thúc đẩy chuyển đổi quốc gia, ra quyết định áp dụng mô hình quản trị mới, mô hình kinh doanh mới, mở rộng không gian, sáng tạo sản phẩm và dịch vụ mới dựa trên dữ liệu và công nghệ số.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, các đơn vị trong ngành TT-TT có một sứ mệnh mới, 6 tháng đầu năm là tập dượt, 6 tháng cuối năm là bứt phá vươn lên. "Ngành TT-TT bứt phá vươn lên là giúp đất nước bứt phá vươn lên" - Bộ trưởng nói.
Để thực hiện các mục tiêu trên, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng yêu cầu toàn ngành cần bắt tay ngay vào 8 đầu việc.
Thứ nhất, các đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin của bộ, ngành và địa phương tham mưu cho các bộ ngành và địa phương ra nghị quyết chuyên đề của cấp ủy và chiến lược chuyển đổi số của cấp chính quyền, ngay trong năm 2020 này.
Thứ 2, các cục và trung tâm công nghệ thông tin của các bộ ngành đề xuất bổ sung thêm nhiệm vụ và nghiên cứu phương án đổi tên thành cục chuyển đổi số hoặc trung tâm chuyển đổi số. Bộ TT-TT cũng sẽ đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc này.
Thứ 3, các bộ, ngành và địa phương đặt mục tiêu đưa dịch vụ công lên trực tuyến đạt 100% mức độ 4, chậm nhất là năm 2021.
Thứ 4, hỗ trợ 100% các địa phương triển khai nền tảng kết nối liên thông dữ liệu.
Thứ 5, hỗ trợ 100% các hệ thống công nghệ thông tin của các cơ quan chính quyền phải thực hiện bảo vệ 4 lớp, ngay trong năm 2020 này.
Thứ 6, mỗi người có một smartphone (điện thoại thông minh)
Thứ 7, mỗi hộ gia đình có một đường internet cáp quang tốc độ cao.
Và cuối cùng là phát triển các doanh nghiệp triển khai ứng dụng công nghệ số tại các địa phương.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: "Năm 2020 sẽ là năm chuyển đổi số quốc gia để tiến tới một Việt Nam số" Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, năm 2020 sẽ là năm chuyển đổi số quốc gia, là năm khởi động mạnh mẽ để tiến tới một Việt Nam số. Đây sẽ là một sự chuyển đổi sâu sắc và toàn diện, mà đầu tiên là sự chuyển đổi về phương thức, qui trình vận hành, về cách làm việc trong...