Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng kể câu chuyện Yeah1 và nhắn nhủ: Doanh nghiệp ICT nếu gặp khó, “cứ tìm” tới Bộ Thông tin và Truyền thông
“Bộ Thông tin và Truyền thông xin nhận một việc: Tất cả những việc liên quan đến ICT (Công nghệ thông tin truyền thông – PV), các doanh nghiệp trong lĩnh vực ICT nếu có gặp vấn đề gì với luật pháp, lấy Bộ Thông tin và Truyền thông làm đầu mối”, Bộ trưởng Hùng nói.
Tại Diễn đàn Phát triển Doanh nghiệp Công nghệ Việt Nam lần đầu tiên do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã ngồi đến những thời khắc cuối cùng của phiên chiều để lắng nghe những trăn trở và góp ý của doanh nghiệp công nghệ trong hoạt động kinh doanh.
Trước nỗi băn khoăn của một doanh nghiệp khi nhiều lĩnh vực kinh doanh liên quan đến nhiều Bộ, ngành khác nhau, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhắn nhủ: Đấy là điều không bao giờ tránh khỏi.
“Giả sử có liên quan đến Bộ, ngành khác thì chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm. Thế này nhé, mình là một Bộ, nói chuyện với một Bộ khác thực sự dễ hơn là một doanh nghiệp đi nói”, Bộ trưởng Hùng nói.
“Chúng ta sẽ bảo trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo bởi đó là thành phần chính trong cuộc cách mạng số và cách mạng công nghiệp 4.0″.
Người đứng đầu Bộ Thông tin và Truyền thông cũng chia sẻ câu chuyện của Yeah1 . Khi gặp trục trặc trong giai đoạn gọi vốn ban đầu, không biết nương nhờ vào đâu.
Video đang HOT
“Chúng tôi bảo “Thôi, em là ngành ICT, trong lĩnh vực quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông. Em nương nhờ vào Bộ, và Bộ sẽ tuyên bố ngay ngày hôm nay, trong buổi giao ban này, sẽ bảo trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực ICT”.
“Để giải được những bài toán của thị trường, không những doanh nghiệp “động” đến các bộ khác, có thể “động” đến cả luật pháp quốc tế, có thể động đến cả doanh nghiệp nước ngoài, thì tiếng nói của chính quyền cũng tốt hơn. Thêm vào đó, Bộ Thông tin và Truyền thông thuyết phục một Bộ khác chắc cũng dễ hơn”, Bộ trưởng Hùng nhắn nhủ.
Về vấn đề phát triển những mô hình, sản phẩm công nghệ, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng rất khó để có ngay một chính sách về vấn đề sandbox (kế hoạch thí điểm). Vì đây là một vấn đề mới, các doanh nghiệp nên thử trước một vài lần.
“Cái gì mà mới thì ta phải thử trước, cho nó lộ ra các vấn đề, sau đó mình có chính sách điều tiết nó sau. Giống như anh Tân (ông Nguyễn Thế Tân – Tổng giám đốc VCCorp – PV) nói: “Mình là người thì mình không thể thiết kế một cơ chế chính sách cho khủng long sống được”! Các doanh nghiệp mong muốn có ngay cơ chế chính sách cho sandbox, nhưng thật ra, các bạn nên thử đã”, Bộ trưởng nói.
Ông cũng lấy ví dụ về chuyện phát triển mobile money và cho rằng đây là một chủ trương lớn mà Bộ Thông tin và Truyền thông và Ngân hàng Nhà nước đã thống nhất triển khai dịch vụ này, đồng thời đề xuất lên Thủ tướng. Khi chính sách này được triển khai, các doanh nghiệp viễn thông sẽ trở thành ngân hàng, người dân có thể nạp tiền vào tài khoản nhà mạng rồi dùng điện thoại di động để chuyển tiền cho nhau hoặc chi tiêu hàng hoá có giá trị nhỏ.
Taxi công nghệ cũng là một ví dụ cho việc thử nghiệm các mô hình kinh doanh mới tại Việt Nam. Ông nói, sau một hai năm thử vài mô hình, các vấn đề sẽ lộ ra và việc tìm giải pháp để triển khai sandbox sẽ rõ ràng.
Theo GenK
Cách này sẽ giúp 100% người Việt thanh toán không dùng tiền mặt chỉ sau 1 đêm
Khi dịch vụ mobile money được triển khai, chỉ sau 1 đêm, 100% người dân Việt Nam sẽ có thể thanh toán không dùng tiền mặt.
Vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã tổ chức Hội nghị Giao ban Quản lý nhà nước Quý I/2019. Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: Hiện nay, ngành viễn thông đang có sự thay đổi rất quan trọng. Chính vì vậy các doanh nghiệp trong ngành cần chủ động cập nhật các xu thế mới để định hướng phát triển cho đơn vị mình.
Cụ thể, tại triển lãm di động toàn cầu MWC 2019, bên cạnh các nhà mạng, các doanh nghiệp về hạ tầng viễn thông, còn có sự xuất hiện của rất nhiều các doanh nghiệp cung cấp giải pháp dịch vụ trong hệ sinh thái, các công nghệ mới như 5G, AI.
5G rất quan trọng cho sự phát triển của các dịch vụ di động.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, để phát triển nhanh chóng và bền vững, thay vì là hạt nhân, trong thời gian sớm nhất, các nhà mạng cần phải trở thành nền tảng (platform) để hàng ngàn doanh nghiệp dựa trên đó phát triển dịch vụ, từ đó ăn chia lợi nhuận.
Ngoài ra, chính các nhà mạng cũng cần sáng tạo nên các dịch vụ mới. Đó có thể là hạ tầng phần cứng, nền tảng cho nhiều người chơi hay một số dịch vụ quan trọng đòi hỏi đầu tư lớn. Đây là những xu thế mới đang nảy sinh trong ngành viễn thông thế giới, nếu chậm chân và không nắm bắt được xu thế, ngành viễn thông Việt Nam sẽ bị tụt lại phía sau.
Ngày nay, công nghệ số đã, đang và sẽ tham gia vào tất cả các lĩnh vực, do vậy cần phải đầy mạnh phát triển công nghệ số để "thay đổi người khác cũng như thay đổi chính mình". Một lần nữa Bộ trưởng nhắc lại "Muốn chuyển đổi số thành công thì phải dựa vào các doanh nghiệp công nghệ".
Về mobile money, thời gian qua, Bộ TT&TT đã có làm việc với Ngân hàng Nhà nước và các nhà mạng để tìm hướng phát triển cho dịch vụ này. Ngân hàng Nhà nước ủng hộ các nhà mạng làm việc này.
Mobile Money là giải pháp giúp 100% người dân thanh toán không dùng tiền mặt.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, đây là cuộc cách mạng vô cùng lớn và mang lại rất nhiều lợi ích. Lúc này, người dân được gửi tiền vào nhà mạng dù không có tài khoản ngân hàng. Họ có thể dùng tiền này để gửi cho nhau hoặc để mua hàng hóa với giá trị nhỏ.
Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý về chủ trương với việc triển khai dịch vụ mobile money. Sau khi chủ trương này được cụ thể hóa bằng văn bản, các doanh nghiệp sẽ mang hồ sơ để Ngân hàng Nhà nước và Bộ TT&TT thẩm định và ký giấy phép làm thí điểm.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng các nhà mạng cần chuẩn bị sẵn sàng hồ sơ cấp phép và các điều kiện cho việc triển khai dịch vụ mới. Khi dịch vụ mobile money được triển khai, chỉ sau 1 đêm, 100% người dân Việt Nam sẽ có thể thanh toán không dùng tiền mặt.
Điều này sẽ giúp thúc đẩy việc thanh toán phi tiền mặt tại Việt Nam bởi hiện tại, có đến 99% các giao dịch giá trị dưới 100.000 đồng được người dân thanh toán bằng tiền mặt. Đây cũng là các giao dịch phổ biến trong cuộc sống hàng ngày.
Theo dan viet
Bộ trưởng TT&TT: Việt Nam phải đi cùng nhịp thế giới về công nghệ mới Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, chúng ta đã chậm mất 8 năm, 10 năm đối với 3G, 4G. Vì vậy, Việt Nam phải đi cùng nhịp thế giới với các công nghệ mới như 5G, IoT. Theo Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng, hạ tầng viễn thông hiện nay không chỉ là hạ tầng thông tin...