Bộ trưởng Indonesia mất chức vì có hai quốc tịch
Tổng thống Indonesia cách chức bộ trưởng năng lượng nước này sau khi phát hiện ông có cả hộ chiếu Indonesia và Mỹ.
Ông Arcandra Tahar. Ảnh: Jakarta Post.
Arcandra Tahar, từng sống 20 năm ở Mỹ, bị cách chức bộ trưởng năng lượng vào cuối ngày 15/8 do ông có hai quốc tịch. Pháp luật Indonesia không cho phép cá nhân mang hai quốc tịch. Một người Indonesia phải từ bỏ quốc tịch nếu muốn sở hữu hộ chiếu khác.
“Phản ứng trước nghi ngờ từ người dân liên quan đến quốc tịch bộ trưởng năng lượng và khai khoáng Arcandra Tahar, sau khi thu thập thông tin từ nhiều nguồn, tổng thống quyết định cách chức Arcandra Tahar”, AFP dẫn lời Thư ký Nhà nước Indonesia Pratikno nói. Quyết định có hiệu lực vào ngày 16/8.
Nghi ngờ về quốc tịch của Tahar xuất hiện từ cuối tuần trước do ông có hai hộ chiếu Indonesia và Mỹ. Tahar mang quốc tịch Mỹ từ khi nhập tịch cách đây 4 năm nhưng không từ bỏ hộ chiếu Indonesia.
Video đang HOT
Luhut Pandjaitan, một bộ trưởng trong nội các, sẽ tiếp quản lĩnh vực năng lượng cho đến khi có người thay thế Tahar.
Tahar là cựu giám đốc điều hành tại Petroneering, công ty kỹ thuật ngoài khơi có trụ sở ở Texas, Mỹ. Ông được Tổng thống Indonesia Joko Widodo mời tham gia nội các với vị trí bộ trưởng năng lượng vào cuối tháng 7.
Như Tâm
Theo VNE
Indonesia nâng cấp căn cứ quân sự tại quần đảo bị Trung Quốc quấy rối
Sau khi Quốc hội Indonesia thông qua tăng chi tiêu quốc phòng để nâng cấp căn cứ quân sự tại quần đảo Natuna, Tổng thống Joko Widodo ngày 29/6 cũng hạ lệnh tăng cường hoạt động thăm dò dầu khí xa bờ và khai thác thủy sản thương mại quanh quần đảo này.
Tổng thống Indonesia Widodo (phải) lên chiến hạm cùng các thành viên nội các thị sát quần đảo Natuna. (Ảnh:Setpres)
Trong tuần qua, Indonesia đã có những động thái chưa từng có tiền lệ để khẳng định chủ quyền đối với vùng biển quanh quần đảo xa xôi Natuna, nằm kề Biển Đông. Đây là khu vực được tin là có trữ lượng dầu khí lớn và gần đây Bắc Kinh đã tuyên bố là khu vực có "những tuyên bố chủ quyền chồng lấn".
Tuần trước, Tổng thống Widodo đã lần đầu tới thăm khu vực này, để tổ chức một cuộc họp nội các trên chiến hạm, trong động thái được giới chức nước này mô tả là thông điệp mạnh mẽ nhất gửi tới Trung Quốc.
"Trong số 16 lô quanh Natuna, mới chỉ có 5 lô được đưa vào khai thác", ông Widodo phát biểu trước cuộc họp nội các để bàn về hoạt động phát triển quần đảo Natuna. "Chúng tôi muốn thúc đẩy để đưa các lô đó vào giai đoạn sản xuất sớm hơn".
Bể khí Đông Natuna, được thăm dò và khai thác bởi hãng dầu khí quốc gia Indonesia Pertamina và các đối tác Exxon Mobil Corp, Total SA và PTT Exploration & Produciton được tin là khu vực có trữ lượng khí chưa được thăm do lớn bậc nhất thế giới.
Ngoài ra, chính phủ Indonesia cũng muốn phát triển hoạt động đánh bắt cá thương mại tại Natuna, khu vực thường có nhiều tàu cá nước ngoài, trong đó có tàu Trung Quốc vào đánh bắt trộm.
Tổng thống Widodo khẳng định hoạt động khai thác thủy sản quanh Natuna hiện chỉ tương đương khoảng 9% tiềm năng.
Quốc hội Indonesia hôm thứ Ba đã phê chuẩn việc tăng thêm gần 10% chi tiêu quốc phòng, trong đó phần lớn được dành để nâng cấp các cơ sở quân sự tại Natuna.
Jakarta lâu nay phản đối việc Bắc Kinh đưa vùng nước quanh quần đảo Natuna vào trong cái gọi là "đường 9 đoạn" phi pháp của Trung Quốc. "Chúng tôi không công nhận đường 9 đoạn của Trung Quốc cùng tuyên bố của nước này về vùng đánh bắt truyền thống", Bộ trưởng an ninh Indonesia Luhut Pandjaitan nói. "Natuna là lãnh thổ của chúng tôi. Chúng tôi muốn khu vực được ổn định".
Bộ trưởng Hàng hải Rizal Ramli thì khẳng định chính phủ dự kiến đẩy mạnh tiến độ cấp phép đánh bắt cho các ngư dân từ Biển Java tới khai thác tại vùng biển Natuna.
"Bộ Ngư nghiệp và Các vấn đề Hàng hải sẽ trao cho họ giấy phép để đánh bắt trong khu vực 104 hải lý quanh đảo Natuna", ông Rizal nói. Vị bộ trưởng cũng cho biết thêm sẽ đề nghị Bộ các Doanh nghiệp quốc doanh hỗ trợ các công ty đánh bắt địa phương vay vốn từ ngân hàng để tăng cường năng lực đánh bắt.
Thanh Tùng
Theo Dantri/Jakarta Post, RT
Indonesia mở rộng khai thác dầu khí Biển Đông Tổng thống Indonesia chỉ thị mở rộng khai thác dầu khí ngoài khơi và đánh bắt hải sản ở vùng biển gần quần đảo Natuna, diễn biến mới nhất trong chiến dịch nhằm củng cố chủ quyền ở Biển Đông. Indonesia có 16 lô nhưng mới chỉ khai thác đưa vào sản xuất được 5 lô dầu khí. Ảnh minh họa: offshoreenergytoday "Trong...