Bộ trưởng Hải quân Mỹ: Muốn đối phó TQ, toàn chính phủ phải hành động
Bộ trưởng Hải quân Mỹ nhấn mạnh để đối phó với mối đe dọa từ Trung Quốc, Washington cần rút bài học từ chiến lược của chính Bắc Kinh và huy động “toàn bộ chính phủ” vào cuộc.
“Chúng ta đã gặp một đối thủ không cần phân biệt giữa quân sự và dân sự”, Bộ trưởng Hải quân Mỹ Richard Spencer phát biểu tại Viện Brookings ngày 23/10.
Ông nhấn mạnh cách tiếp cận của Trung Quốc trong cuộc cạnh tranh với Mỹ là hợp nhất mọi nguồn lực từ khu vực công đến khu vực tư nhân.
“Đó là cách tiếp cận toàn chính phủ”, Bộ trưởng Spencer nhấn mạnh. “Tôi liên tục nhấn mạnh chúng ta cần đáp lại cũng bằng nỗ lực của cả bộ máy chính phủ”.
Bộ trưởng Hải quân Richard Spencer (giữa) trong chuyến thăm doanh trại thủy quân lục chiến Pendleton năm 2017. Ảnh: USMC.
Theo Bộ trưởng Hải quân Mỹ, Lầu Năm Góc cần phối hợp hành động với nhiều cơ quan khác trong chính phủ, bao gồm bộ thương mại, bộ tài chính và bộ nông nghiệp. Chính phủ Mỹ đang dần đi theo hướng này với cuộc chiến thương mại diễn ra cùng lúc với những đòn đánh trên mặt trận công nghệ lẫn ngoại giao, theo South China Morning Post.
Năm 2018, Hạ viện và Tổng thống Mỹ Donald Turmp thống nhất mở rộng quyền hạn giám sát của Ủy ban Đầu tư Nước ngoài tại Mỹ (CFIUS). Cơ quan liên ngành đã được tăng sức mạnh, kiểm tra thêm hàng loạt thỏa thuận, có thể tạm hoãn các giao dịch đang diễn ra và đảo ngược những giao dịch đã hoàn thành.
Dù việc mở rộng quyền hạn cho CFIUS không đề cập đến quốc gia nào cụ thể, sự thay đổi xuất phát từ những cảnh báo ngày một nghiêm trọng từ nhiều cơ quan liên bang. Những công ty Trung Quốc mua tài sản tại Mỹ làm dấy lên lo ngại về an ninh quốc gia, đặc biệt là rò rỉ công nghệ “tính năng kép” cho dân sự lẫn quân sự.
Lầu Năm Góc vào tháng 6 mở một đơn vị mới, có nhiệm vụ duy nhất là giám sát các vấn đề Trung Quốc. Đây là nỗ lực mới nhất của Bộ Quốc phòng Mỹ nhằm đối phó với sức ảnh hưởng ngày càng lớn của Bắc Kinh.
F-18 hạ cánh trên tàu sân bay USS Ronald Reagan trong đợt tuần tra Biển Đong và thăm Philippines vừa qua. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Washington thời gian qua liên tục phản đối các hành động hung hăng của Trung Quốc trên các vùng biển khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, đặc biệt là Biển Đông. Bộ trưởng Spencer đồng thời nhấn mạnh quân đội Mỹ cần hợp tác chặt chẽ giữa các binh chủng và các đồng minh, đối tác tại châu Á.
“Chúng ta đang liên kết khắp Thái Bình Dương. Tôi nhìn thấy điều đó ở New Zealand, Australia, những điều chúng ta đang làm ở Hàn Quốc và phối hợp mang tính truyền thống với Nhật Bản. Đó là những nước có vai trò dẫn dắt và phối hợp lực lượng”, ông Spencer cho biết.
“Chúng ta cần hợp tác. Mỹ sẽ không đến khu vực với tàu lớn, quân đông, súng mạnh rồi bảo mọi người chỉ cần đi theo mình”, ông Spencer nhấn mạnh.
Tàu sân bay Mỹ tập trận giữa nhiều tàu Trung Quốc ở Biển Đông
Các chỉ huy quân sự Mỹ nói sự hiện diện của tàu sân bay như USS Ronald Reagan tạo nền tảng cho sự ổn định và khẳng định quyền tự do đi lại của mọi quốc gia trên Biển Đông.
Theo Zing.vn
Báo Nga chê tên lửa Mỹ tấn công tàu dầu Iran
Theo tờ Avia, vụ tấn công tàu dầu Iran hôm 11/10 do 2 quả tên lửa chống hạm Mỹ sản xuất thực hiện.
Vụ tấn công do máy bay tấn công không người lái (UCAV) của Saudi Arabia phóng 2 quả tên lửa chống hạm do Mỹ sản xuất vào tàu chở dầu Iran. Tuy nhiên, vũ khí này không thể đánh chìm chiếc tàu dân sự không hề có hệ thống phòng thủ.
"Một chiếc tàu không hề có hệ thống phòng thủ và chở đầy chất gây cháy (dầu) vẫn an toàn sau khi dính đòn đánh của 2 quả tên lửa do Mỹ sản xuất. Vậy vũ khí này làm thế nào để chiến đấu hạm đội với hệ thống phòng thủ cực mạnh", tờ báo Nga viết.
Tàu dầu Iran bị tấn công.
Mặc dù chỉ đích danh Saudi và vũ khí Mỹ sản xuất thực hiện vụ tấn công nhưng nguồn tin này không hề có dẫn chứng nào chứng minh thông tin mình đưa ra.
Đặc biệt, phía Saudi vẫn chưa có tuyên bố chính nào với cáo buộc này. Mặc dù chưa có thông tin chính thức về thủ phạm tấn công nhưng Phát ngôn viên chính phủ Iran gọi vụ tấn này là hành vi "hèn nhát" và dọa sẽ đáp trả khi tìm ra sự thật.
Hãng IRNA dẫn lời phát ngôn viên chính phủ Ali Rabei hôm nay nói: "Iran đang tránh vội vàng, chúng tôi sẽ xem xét sự việc cẩn thận và tìm ra sự thật. Những kẻ đứng sau cuộc tấn công hèn nhát này sẽ nhận được phản ứng thích hợp, song chúng tôi sẽ đợi đến khi toàn bộ câu chuyện sáng tỏ".
Tàu chở dầu thuộc sở hữu Công ty Dầu Quốc gia Iran (NIOC) bị tấn công hôm 11/10 khi đang ở vùng biển cách cảng Jeddah của Arab Saudi khoảng 100 km về phía tây.
Vụ nổ khiến thân tàu và hai bể chứa bị hư hại, gây tràn dầu trên Biển Đỏ. Công ty Tàu dầu Quốc gia Iran (NITC) cho hay tàu bị trúng tên lửa là Sabiti trong khi truyền hình nhà nước Iran lại xác định tàu chở dầu bị tấn công là Sinopa.
Iran cho biết, nước này đang tiến hành điều tra, đồng thời gọi đây là "hành động khủng bố". Hạm đội 5 hải quân Mỹ, đơn vị phụ trách tác chiến ở Trung Đông, thông báo đã nắm thông tin về cuộc tấn công nhưng không bình luận thêm. Arab Saudi cũng chưa có phản ứng.
Sự việc xảy ra trong bối cảnh căng thẳng Vùng Vịnh vẫn ở mức cao sau cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) và tên lửa hành trình nhằm vào hai nhà máy dầu chủ chốt của Arab Saudi. Mỹ và nhiều đồng minh cáo buộc Iran đứng sau vụ tập kích, trong khi Tehran phủ nhận toàn bộ.
Theo Tuấn Vũ/Báo Đất Việt
Máy bay Mỹ thiệt hại 2 triệu USD vì đâm phải chim trời Máy bay E-6B Mercury được mệnh danh là "ngày tận thế" có thể điều khiển tất cả tên lửa mang đầu đạn hạt nhân của Mỹ để phóng sau khi nhận lệnh từ tổng thống. Một máy bay "Ngày tận thế" của Hải quân Mỹ đã phải thay một trong 4 động cơ sau khi đâm trúng một con chim hồi đầu tháng...