Bộ trưởng Bộ Thông tin – truyền thông: Internet an toàn hơn, đất nước thịnh vượng hơn
Bộ trưởng Bộ Thông tin – truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, an toàn, an ninh mạng là điều kiện cơ bản, yếu tố sống còn để thực hiện thành công chuyển đổi số quốc gia.
Bộ trưởng Bộ Thông tin – Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng
Phát biểu khai mạc hội thảo và triển lãm quốc tế về an toàn, an ninh mạng Việt Nam 2019 – Vietnam Security Summit 2019, với chủ đề: “An toàn, an ninh mạng trong hành trình chuyển đổi số” diễn ra sáng nay, 17.4, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định: “Sự thịnh vượng của chúng ta phụ thuộc vào internet, nhưng internet lại không an toàn. Chúng ta làm cho internet an toàn hơn tức là làm cho đất nước thịnh vượng hơn. Không gian mạng là tương lai của thế giới. Cường quốc an ninh mạng cũng giống như cường quốc quân sự trong thế giới thực”.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Việt Nam có nguồn nhân lực an ninh mạng vào loại tốt trên thế giới, có khát vọng dân tộc hùng cường và với một giấc mơ lớn, tài nguyên vô tận trong não mỗi người Việt Nam sẽ được khai thác.
Video đang HOT
Việt Nam trong năm 2019 phải bắt đầu từ việc tạo ra thị trường an toàn, an ninh mạng. Không để xảy ra việc các mạng của cơ quan nhà nước bị đột nhập lấy cắp thông tin.
Tại hội thảo, Bộ Thông tin – Truyền thông cũng lần đầu tiên công bố đánh giá mức độ đảm bảo an toàn, an ninh mạng trong các cơ quan, tổ chức nhà nước tại Việt Nam. Hoạt động này sẽ được thực hiện định kỳ hàng năm. Bộ cũng ra mắt Liên minh “Xử lý mã độc và phòng, chống tấn công mạng” với sự tham gia của Cục An toàn thông tin, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam và 5 thành viên gồm các tập đoàn công nghệ thông tin lớn của Việt Nam là Viettel, VNPT, BKAV, FPT và CMC.
Theo ông Ngô Tuấn Anh, Phó chủ tịch Phụ trách an ninh mạng của BKAV, Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành cường quốc về an ninh mạng, vì hội tụ đủ 2 yếu tố là có nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao và làm chủ một số sản phẩm, giải pháp về an ninh mạng.
Theo Thanh Niên
Pháp có kế hoạch đánh thuế Google, Amazon và Facebook
Chính phủ Pháp ngày 6/3 đã nhất trí đề xuất dự luật đánh thuế 3% thu nhập tại Pháp của các 'gã khổng lồ' Internet toàn cầu như Google, Amazon và Facebook.
Mức thuế mới sẽ áp dụng đối với các công ty kỹ thuật số có thu nhập toàn cầu hơn 850 triệu euro, và thu nhập tại Pháp đạt hơn 25 triệu euro.
Google là một trong những đối tượng dự kiến sẽ bị thu thuế tại Pháp. Ảnh minh họa: EPA/TTXVN
Dự luật trên được xem là một cách để giải quyết tình trạng các công ty đa quốc gia trốn thuế. Cho đến hiện nay, các công ty này nộp thuế tại quốc gia Liên minh châu Âu (EU) mà họ đặt trụ sở với mức rất thấp, và không phải trả thuế tại các quốc gia mà họ đang hoạt động mạnh.
Phát biểu tại họp báo, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cho biết cách đánh thuế này được sẽ giúp bảo vệ các công ty khởi nghiệp. Theo ông, ước tính thuế mới sẽ giúp thu về 500 triệu euro/năm trong năm nay, nhưng con số này sẽ tăng lên "nhanh chóng".
Khoảng 30 công ty, hầu hết có trụ sở tại Mỹ, nhưng hoạt động ở cả châu Âu và Trung Quốc, sẽ là đối tượng bị điều chỉnh bởi dự luật này. Tuy nhiên, mức thuế mới sẽ không ảnh hưởng tới các công ty trực tiếp bán sản phẩm trên mạng Internet. Chủ yếu các công ty sử dụng dữ liệu của người dùng để bán quảng cáo online sẽ bị đánh thuế. Mức thuế mới cũng sẽ áp dụng với các công ty dịch vụ online như Airbnb và Uber.
Bộ trưởng Le Maire khẳng định: "Đây là vấn đề công bằng. Các gã khổng lồ kỹ thuật số sử dụng dữ liệu cá nhân, thu lời lớn từ các dữ liệu này... sau đó chuyển tiền đi nơi khác mà không phải trả thuế một cách tương xứng". Ông Le Maire dẫn số liệu của Ủy ban châu Âu (EC) cho thấy các công ty công nghệ kỹ thuật số lớn nộp thuế ít hơn các công ty khác ở châu Âu trung bình 14%.
Pháp sẽ là nước châu Âu đầu tiên áp dụng loại thuế trên nếu dự luật này được Quốc hội thông qua trong vài tháng tới. Pháp đã quyết định đánh thuế kỹ thuật số sau khi một đề xuất tương tự tại EU không nhận được sự ủng hộ của các quốc gia thành viên. Ông Le Maire cho biết ông dự định thúc đẩy một thỏa thuận quốc tế trong năm nay giữa các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD).
Trong phản ứng của mình, Hiệp hội công nghiệp máy tính và thông tin đã lên tiếng chỉ trích biện pháp của Pháp, cho rằng cách đánh thuế này sẽ làm gia tăng chi phí của các công ty Pháp và cả người tiêu dùng Pháp.
Theo TTXVN
Mỗi người Trung Quốc đọc 12,4 quyển sách điện tử trong năm 2018 Tổng số người đọc sách điện tử đạt 432 triệu, bình quân mỗi người đọc 12,4 quyển sách điện tử, mỗi lần đọc kéo dài 71,3 phút, quy mô giá trị thị trường ngành đọc sách điện tử đạt 25,45 tỷ nhân dân tệ (khoảng 3,8 tỷ USD), tăng trưởng 19,6%. Độc giả tìm và tải sách điện tử thông qua mã QR...