Bộ trưởng Bộ Tài chính nói về gói giảm thuế mới 20.000 tỉ
Ngoài đề xuất giảm thuế, Bộ Tài chính còn đang nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng giải pháp giảm tiền thuê đất trong năm nay.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đang nghiên cứu gói hỗ trợ doanh nghiệp (DN) và người kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 thông qua giảm thuế, giảm tiền thuê đất. Tổng giá trị thuế miễn, giảm khoảng 20.000 tỉ đồng. Hiện bộ này đang lấy ý kiến để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH).
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM , Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nói: “Việc đề xuất một số giải pháp về thu ngân sách, trong đó thực chất là đề xuất giảm một số loại thuế cho DN, người dân là minh chứng rõ ràng cho ý Đảng hợp lòng dân”.
Việc giảm thuế, phí đượ c đánh giá cao
. Phóng viên : Thưa bộ trưởng, thời gian qua chắc hẳn Chính phủ và Bộ Tài chính đã lắng nghe không ít các ý kiến về các giải pháp hỗ trợ người dân, DN vượt qua khó khăn, trong đó có vấn đề giảm thuế và phí?
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc : Đương nhiên từng thành viên Chính phủ luôn nhận được những phản ánh từ cộng đồng DN, từ người dân về những khó khăn và đề xuất giải pháp cho an sinh xã hội, duy trì sản xuất, kinh doanh. Bản thân tôi cũng nhận được nhiều phản ánh và đề xuất trong lĩnh vực của mình. Chính phủ đã tiết kiệm chi, tập trung kinh phí chống dịch, tập trung kinh phí mua vaccine tiêm cho người dân, hỗ trợ người nghèo.
Chính phủ cũng đã thực hiện nhiều nội dung kiến nghị, thực hiện các giải pháp hỗ trợ trực tiếp về tiếp cận tín dụng, nguồn vốn, dòng tiền; kéo dài thời gian vay, giảm lãi suất cho DN; thực hiện các giải pháp giãn, hoãn thuế, giảm 30 loại phí… cho DN và người dân chống chịu trước đại dịch.
. Nhưng tôi nhớ từ năm ngoái khi đại dịch COVID-19 bùng lên tại Việt Nam, các giải pháp tài chính cũng đã được đưa ra và áp dụng. Bộ trưởng đánh giá hiệu quả các giải pháp ấy như thế nào?
Các chính sách về thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất theo thẩm quyền của Chính phủ đã được triển khai từ tháng 4-2020 để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tái khởi động nền kinh tế. Các giải pháp này đã có tác động tốt.
Nếu tính con số cụ thể thì tổng số tiền thuế và thu ngân sách đã gia hạn, miễn, giảm và các hỗ trợ theo các chính sách đã ban hành năm 2020 đạt khoảng 129.000 tỉ đồng.
Từ đầu năm 2021 đến nay, các chính sách này tiếp tục được Chính phủ và Bộ Tài chính thực hiện. Chúng tôi dự kiến các giải pháp này sẽ đạt khoảng 135.000 tỉ đồng hỗ trợ cho người dân, DN.
Trong đó riêng chính sách giảm, hoãn thuế 27.500 tỉ đồng, gói an sinh xã hội 26.000 tỉ đồng; gói viễn thông 10.000 tỉ đồng; gói vaccine 25.200 tỉ đồng; gói điện, nước, phí, chi phí chống dịch hàng chục ngàn tỉ đồng và gói giảm thuế khoảng 20.000 tỉ đồng.
Video đang HOT
Các giải pháp hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất, tiền điện, nước, viễn thông, lãi suất… nêu trên được đánh giá là kịp thời. Qua đó có tác động tích cực và được cộng đồng DN, nhân dân đánh giá cao, góp phần tháo gỡ khó khăn, ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh và duy trì tăng trưởng.
Thêm giải pháp hỗ trợ là cần thiết
. Việc Bộ Tài chính vừa đề xuất Chính phủ trình dự thảo nghị quyết của UBTVQH ban hành thêm một số chính sách về giảm thuế chắc hẳn là do diễn biến mới của dịch bệnh?
Chính phủ đánh giá COVID-19 hiện diễn biến hết sức phức tạp đã và đang tiếp tục ảnh hưởng nghiêm trọng, nặng nề tới hoạt động của DN, người dân. Đặc biệt là DN có quy mô nhỏ, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và hoạt động của một số nhóm lĩnh vực dịch vụ như du lịch, vận tải, lưu trú và ăn uống, chiếu phim, thể thao và giải trí…
Các doanh nghiệp đang rất cần được hỗ trợ để vượt qua khó khăn.Trong ảnh: Một công ty áp dụng mô hình “ba tại chỗ” để duy trì sản xuất. Ảnh: PHONG ĐIỀN
Chính vì vậy việc đề xuất thêm các giải pháp hỗ trợ DN, người dân nhằm ứng phó với ảnh hưởng của dịch COVID-19 trong năm 2021 là cần thiết. Từ đó giúp DN và người dân vượt qua khó khăn.
Mặt khác, tác động của COVID-19 lần thứ tư này cũng có thể khiến cho số nợ thuế năm 2021 có xu hướng tăng do sản xuất, kinh doanh thua lỗ, DN và người dân không có khả năng nộp thuế kịp nên nợ thuế tăng lên. Do đó, cần phải có sự chung tay góp sức của cộng đồng, giúp đỡ nhau ổn định cuộc sống, chống dịch hiệu quả, phục hồi sản xuất.
Chính phủ đã hết sức nỗ lực thực hiện giải pháp hiệu quả chống dịch, phát triển sản xuất, kinh doanh.
. Vậy những nét chính của dự thảo nghị quyết mà Chính phủ trình UBTVQH lần này là gì? Xin bộ trưởng nói khái quát.
Chính phủ đề xuất nhiều giải pháp. Có thể kể đến các giải pháp như tiếp tục giảm 30% thuế thu nhập DN phải nộp của năm 2021 với đơn vị, tổ chức như đã áp dụng cho năm 2020; giảm 50% số thuế phải nộp của các tháng nửa cuối năm 2021 với hộ gia đình và cá nhân kinh doanh trong mọi lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn; giảm 30% thuế giá trị gia tăng với DN, tổ chức hoạt động trong một số nhóm lĩnh vực dịch vụ như vận tải, lưu trú ăn uống, du lịch, giải trí…
Đặc biệt, Chính phủ cũng đề xuất miễn tiền phạt chậm nộp để các DN, tổ chức giảm bớt khó khăn về tài chính, tập trung nguồn lực để khắc phục những ảnh hưởng của dịch bệnh. Cụ thể đề xuất miễn tiền chậm nộp phát sinh trong hai năm 2020 và 2021 với DN, tổ chức kinh doanh lỗ liên tục ba năm gần nhất (2018-2020); không xử lý đối với các trường hợp đã nộp tiền chậm nộp.
Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng nghiên cứu trình Thủ tướng giảm tiền thuê đất năm 2021.
. Đây là chính sách được người dân và DN hoan nghênh. Nhưng dù sao cũng phải tính đến tác động đối với ngân sách nhà nước năm 2021, thưa bộ trưởng?
Theo dự tính, việc thực hiện các đề xuất nêu trên có thể làm giảm thu ngân sách khoảng 20.000 tỉ đồng. Cùng với khoảng 115.000 tỉ đồng mà các giải pháp khác của Chính phủ đã hỗ trợ DN, người dân thì sự hỗ trợ này sẽ góp phần để DN, người dân vượt qua khó khăn do tác động của dịch bệnh COVID-19.
Từ đó để người dân và DN có thể tiếp tục hoạt động, đóng góp vào kết quả khôi phục lại nền kinh tế của đất nước sau dịch bệnh và góp phần thực hiện an sinh xã hội.
Hẳn nhiên, các đề xuất này nếu được UBTVQH đồng ý ban hành thì ngân sách cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ các kịch bản về tình hình dịch kéo dài đến hết quý III và kéo dài hết năm với các giải pháp điều hành chính sách tài khóa linh hoạt, kết hợp với chính sách tiền tệ hợp lý.
Do vậy chắc chắn cân đối ngân sách sẽ đảm bảo, bội chi ngân sách giữ được mức QH quy định. Bộ Tài chính sẽ đề ra nhiều biện pháp nhằm chống thất thu, chi hiệu quả, tiết kiệm chi, cơ cấu nợ hợp lý đảm bảo thúc đẩy kinh tế phát triển, chống dịch thành công.
. Xin cám ơn bộ trưởng.
Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế tài chính, đáp ứng hiệu quả công cuộc phát triển đất nước
Sáng ngày 22/04, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã chủ trì cuộc họp của lãnh đạo Bộ Tài chính với một số đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính về tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý chi ngân sách nhà nước.
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đã chỉ đạo một số nhiệm vụ cụ thể cần tập trung thực hiện trong thời gian tới. Ảnh: Đức Hưng
Nhiều kết quả nổi bật về tài chính - ngân sách
Tại cuộc làm việc, lãnh đạo các đơn vị: Vụ Ngân sách nhà nước, Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp, Vụ Đầu tư, Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Kho bạc Nhà nước, Tổng cục Dự trữ Nhà nước... đã báo cáo về kết quả công tác đạt được trong thời gian qua, những khó khăn tồn tại và kiến nghị giải pháp để thực hiện tốt các nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước (NSNN) giai đoạn tới.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc: Để tiếp tục thực hiện hiệu quả vai trò định hướng và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, nhiệm vụ quan trọng của ngành Tài chính cần tập trung xây dựng và phát triển nguồn lực tài chính quốc gia vững mạnh, đáp ứng ngày càng hiệu quả vào sự nghiệp phát triển, đổi mới của đất nước, trong đó về thực hiện nhiệm vụ quản lý chi NSNN cần chú trọng đổi mới, hoàn thiện thể chế tài chính, cơ cấu lại NSNN, nợ công; siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách; củng cố dư địa tài khóa, nâng cao khả năng chống chịu của nền tài chính quốc gia...
Theo ông Võ Thành Hưng, Vụ trưởng Vụ NSNN, kết quả tích cực từ quá trình cơ cấu lại NSNN giai đoạn 2016-2020 đã tạo dư địa quan trọng để hỗ trợ nền kinh tế trong bối cảnh chịu tác động nghiêm trọng của đại dịch Covid-19, cho phép nước ta chủ động, kịp thời thực hiện hệ thống các giải pháp miễn, giảm, giãn, gia hạn, bảo đảm nguồn đáp ứng nhu cầu chi phòng chống đại dịch Covid-19, chi cứu trợ cứu nạn, bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ người lao động bị giảm sâu thu nhập, khắc phục hậu quả thiên tai, phục hồi sản xuất; đảm bảo nguồn chi các nhiệm vụ chính trị quan trọng theo dự toán, trong đó có chi đầu tư phát triển để hỗ trợ nền kinh tế, trong khi vẫn thực hiện được mục tiêu giảm bội chi và kiểm soát nợ công thấp hơn nhiều so với trần quy định.
Về công tác quản lý nợ công, theo ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, điểm nổi bật trong giai đoạn vừa qua là Bộ Tài chính đã trình Chính phủ trình Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TƯ về cơ cấu lại NSNN và nợ công. Đây là nghị quyết quan trọng, đảm bảo sự vững vàng trong cơ cấu lại ngân sách và nợ công. Nhờ có hướng đi đúng này, công tác quản lý nợ công được thực hiện theo đúng nghị quyết và tiếp cận các thông lệ quốc tế tốt. Nợ công của Việt Nam được kiểm soát tốt từ 63,7%GDP năm 2016 xuống 55,3% năm 2020.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp. Ảnh: Đức Hưng
Liên quan đến việc giải ngân vốn đầu tư công, Bộ Tài chính đã tham mưu trình Chính phủ nhiều giải pháp nhằm đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, trong năm 2020, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đã đạt kết quả rất khả quan.
Bên cạnh kết quả đạt được, theo báo cáo của đại diện các đơn vị, thực hiện nhiệm vụ quản lý chi NSNN còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, như: công tác phân bổ ngân sách còn chậm; áp lực chi thường xuyên còn lớn trong khi phải điều chỉnh mức lương cơ sở theo lộ trình, đáp ứng chi cho an sinh xã hội; việc giải ngân vốn đầu tư công, vốn ODA và vốn vay ưu đãi còn chậm; tính chủ đạo của ngân sách trung ương có xu hướng giảm...
Thúc đẩy tăng trưởng, tạo nguồn thu bền vững
Phát biểu kết luận hội nghị, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, để tiếp tục thực hiện hiệu quả vai trò định hướng và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, nhiệm vụ quan trọng của ngành Tài chính trong giai đoạn tới cần tập trung xây dựng và phát triển nguồn lực tài chính quốc gia vững mạnh, đáp ứng ngày càng hiệu quả vào sự nghiệp phát triển, đổi mới của đất nước, trong đó về thực hiện nhiệm vụ quản lý chi NSNN cần chú trọng đổi mới, hoàn thiện thể chế tài chính, cơ cấu lại NSNN, nợ công; siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách; củng cố dư địa tài khóa, nâng cao khả năng chống chịu của nền tài chính quốc gia...
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc chỉ đạo một số nhiệm vụ cụ thể cần tập trung thực hiện, đó là:
Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ tập trung rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách về tài chính - NSNN, đẩy mạnh cơ cấu lại chi NSNN trên cơ sở phân định rõ vai trò, chức năng của Nhà nước và thị trường, quyết liệt tháo gỡ khó khăn, khơi thông và phân bổ các nguồn lực tài chính theo tín hiệu thị trường để thúc đẩy sự phát triển. "Thực hiện quản lý điều hành ngân sách chủ động, bám sát các nhiệm vụ chi, đặc biệt là chi tiết kiệm hiệu quả, chú ý chi cho con người, cho bộ máy; đảm bảo an sinh xã hội, chi phòng chống thiên tai dịch bệnh, thực hiện các nhiệm vụ cấp bách phát sinh; đặc biệt là chủ động tham mưu Chính phủ trình Quốc hội sửa các luật và ban hành các nghị định để giải phóng tối đa, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, nhất là nguồn lực đầu tư ngoài nhà nước nhằm tăng tốc phát triển kinh tế đất nước, góp phần tạo nền tảng vững chắc đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững, đồng thời củng cố, phát triển nền quốc phòng, an ninh vững mạnh...", Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nói.
Bộ trưởng nhấn mạnh yêu cầu tiếp tục đảm bảo quản lý nợ công chặt chẽ, vay trả nợ đúng hạn, kiểm soát chặt chẽ vay về cho vay lại; không tham mưu vay các dự án tính khả thi không cao, hiệu quả dự án kém không có cơ sở, đồng thời kiểm soát chặt các công trình, dự án để thực sự phát huy hiệu quả đầu tư công.
Về phân cấp ngân sách, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc lưu ý, thời gian tới cần tập trung xây dựng đề án đổi mới phân cấp ngân sách, hoàn thiện cơ chế phân cấp, phân quyền, ủy quyền theo hướng Chính phủ quản lý các cân đối lớn, giữ vai trò định hướng phát triển chung cho cả nước, phải đảm bảo giữ vững vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương và sự chủ động của ngân sách địa phương; giảm chi thường xuyên hợp lý, ưu tiên tăng chi cho đầu tư phát triển.
Về công tác quản lý nợ công, theo Bộ trưởng, cần chú trọng tái cơ cấu nợ công hiệu quả, đặc biệt là vốn vay nước ngoài và vay ưu đãi, tăng cường phát hành trái phiếu chính phủ. Đối với công tác giải ngân vốn đầu tư công, bên cạnh việc tham mưu Chính phủ về các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, cần chủ động có các giải pháp sát sao quản lý nguồn vay về cho vay lại; nghiên cứu phát hành trái phiếu quốc tế...; Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại chủ động tham mưu cho Bộ trong phân bổ, giám sát đúng mục tiêu, hiệu quả.
Về công tác quản lý dự trữ quốc gia, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc yêu cầu Tổng cục Dự trữ Nhà nước đảm bảo đầu tư, quy hoạch hệ thống kho tàng hiện đại, phù hợp với thực tế; hoàn thiện trình danh mục mặt hàng dự trữ phù hợp; thường xuyên nâng cấp kho tàng đảm bảo công tác dự trữ; mua bán, bảo quản đúng quy định hợp lý, tối ưu và tiết kiệm.
Cho ý kiến chỉ đạo với Kho bạc Nhà nước, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đề nghị cần tiếp tục huy động vốn hiệu quả thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ; tập trung quyết toán NSNN và lập Báo cáo tài chính nhà nước. Bộ trưởng lưu ý, hệ thống Kho bạc Nhà nước tiếp tục đẩy mạnh cải cách cơ chế chính sách, triển khai hiện đại hóa công tác quản lý thu, chi NSNN qua KBNN theo hướng đơn giản, công khai, minh bạch về quy trình, thủ tục; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại phục vụ người dân, doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước, góp phần xây dựng nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc lưu ý, cùng với triển khai công tác chuyên môn, các cơ quan thuộc và trực thuộc Bộ cần chủ động phối hợp, triển khai nhiều giải pháp để đẩy mạnh công tác truyền thông chính sách nhằm đảm bảo các cơ chế, chính sách của ngành Tài chính nhanh chóng đi vào cuộc sống, góp phần tích cực tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội về việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Ngành.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Theo dõi sát thực tế để nghiên cứu triển khai các giải pháp hỗ trợ tiếp theo Đợt dịch COVID-19 thứ 4 đang diễn biến phức tạp gây ra nhiều khó khăn, thách thức lớn đối với nền kinh tế, Bộ Tài chính đang theo dõi sát tình hình thực tế để nghiên cứu việc xây dựng và triển khai các giải pháp hỗ trợ tiếp theo cho người dân và doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy kinh tế -...