Đính chính một số thông tin tại Thông tư 38/2021/TT-BTC
Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính vừa có công văn gửi một số cơ quan, đính chính Thông tư số 38/2021/TT-BTC.
Thông tư số 21/2008/TT-BTC ngày 4/3/2008 hướng dẫn thu phí, mức thu phí, giá thuê sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư. Ảnh: TL.
Qua rà soát Thông tư số 38/2021/TT-BTC ngày 31/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính bãi bỏ Thông tư số 21/2008/TT-BTC hướng dẫn về phương thức thu phí và mức thu phí, giá thuê sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, Bộ Tài chính phát hiện lỗi kỹ thuật về tên và ngày ban hành của Thông tư số 21/2008/TT-BTC nêu tại phần tên, căn cứ pháp lý và Điều 1 của Thông tư số 38/2021/TT-BTC.
Căn cứ khoản 3 Điều 18 Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 5/3/2020 của Chính phủ về công tác văn thư, Bộ Tài chính đính chính như sau:
Tại tên Thông tư, căn cứ pháp lý đã in: Bãi bỏ Thông tư số 21/2008/TT-BTC ngày 4/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về phương thức thu phí và mức thu phí, giá thuê sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.
Video đang HOT
Nay sửa thành: Bãi bỏ Thông tư số 21/2008/TT-BTC ngày 4/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn phương thức thu phí và mức thu phí, giá thuê sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư.
Thứ hai, tại Điều 1 đã in: Bãi bỏ Thông tư số 21/2008/TT-BTC ngày 4/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về phương thức thu phí và mức thu phí, giá thuê sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.
Nay sửa thành: Bãi bỏ toàn bộ Thông tư số 21/2008/TT-BTC ngày 4/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn phương thức thu phí và mức thu phí, giá thuê sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư.
Ngành Hải quan: Chủ động các giải pháp để hoàn thành mục tiêu kép
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc chỉ đạo ngành Hải quan tiếp tục nỗ lực vượt qua khó khăn thách thức của dịch Covid-19, tiếp tục thực hiện hiệu quả mục tiêu kép vừa chống dịch vừa tạo thuận lợi thương mại, phấn đấu thu ngân sách đạt và vượt chỉ tiêu được giao năm 2021.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.
Gắn công tác thu ngân sách với thúc đẩy xuất nhập khẩu
Báo cáo tại hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2021 của Tổng cục Hải quan diễn ra ngày 28/6 cho thấy, ngành Hải quan đã bám sát chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Tài chính, đảm bảo tạo thuận lợi thương mại, kim ngạch thông quan hàng hóa và số thu ngân sách tăng mạnh so với cùng kỳ.
Cụ thể, tính đến ngày 22/6, ngành Hải quan đã làm thủ tục cho 7,13 triệu tờ khai, với kim ngạch đạt 301,6 tỷ USD, tăng 32,8% so với cùng kỳ năm 2020. Thu ngân sách lũy kế đến ngày 27/6/2021 đạt 191.099 tỷ đồng, đạt 60,7% dự toán, đạt 57,7% chỉ tiêu phấn đấu, tăng 31,7% so với cùng kỳ năm 2020.
Bên cạnh đó, ngành Hải quan cũng thực hiện có hiệu quả công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới. Cụ thể toàn ngành đã phát hiện, xử lý 7.105 vụ vi phạm; khởi tố 11 vụ; chuyển khởi tố 37 vụ án, trong đó có nhiều vụ vận chuyển ma túy trái phép.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc biểu dương nỗ lực của ngành Hải quan trong công tác tạo thuận lợi thương mại, thu ngân sách; chống buôn lậu, gian lận thương mại... trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn ra phức tạp, kéo dài, góp phần vào thành tích chung của ngành Tài chính.
Trong đó, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, về công tác xây dựng thể chế, ngành Hải quan đã tham mưu cho Chính phủ, Bộ Tài chính ban hành nhiều văn bản liên quan đến hải quan. Nổi bật là trình Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành Quyết định 38/2021/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu và 2 nghị định quan trọng liên quan đến lĩnh vực hải quan là Nghị định 59/2021/NĐ-CP, Nghị định 38/2021/NĐ-CP.
Chỉ đạo về nhiệm vụ trong 6 tháng cuối năm 2021, Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu ngành Hải quan quan tâm đến vấn đề lớn là thu ngân sách đảm bảo đạt và vượt chỉ tiêu đề ra; gắn công tác thu ngân sách với thúc đẩy xuất nhập khẩu; chống buôn lậu, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật trong lĩnh vực hải quan, đặc biệt là hoàn thành sớm Cơ chế tài chính đặc thù của ngành Hải quan; Chiến lược phát triển hải quan đến năm 2030.
Tập trung hoàn thiện thể chế và thu ngân sách
Tham gia chỉ đạo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai đã ghi nhận nỗ lực của ngành Hải quan trong thời gian qua và cho rằng, đây là thành quả toàn diện.
Để hoàn thành nhiệm vụ được giao năm 2021, Thứ trưởng Vũ Thị Mai đề nghị ngành Hải quan tiếp thu và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc.
Về nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2021, Thứ trưởng Vũ Thị Mai lưu ý thêm, nhiệm vụ xây dựng chính sách trong thời gian tới còn rất nặng nề. Do đó, đòi hỏi ngành Hải quan cần tập trung thực hiện, trên cơ sở lắng nghe tối đa ý kiến các bộ, ngành, cộng đồng doanh nghiệp để triển khai không vướng mắc, đảm bảo 2 mục tiêu chất lượng và thời gian đăng ký chương trình công tác của Chính phủ. Trong đó đặc biệt ưu tiên hoàn thành việc xây dựng Nghị định về đề án kiểm tra chuyên ngành và nghị định đối với hàng hóa xuất nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử.
Về nhiệm vụ thu ngân sách, Thứ trưởng Vũ Thị Mai chỉ đạo, ngành Hải quan lưu ý giải pháp kiểm soát thu, đảm bảo đúng chế độ, quan tâm đến công tác chống thất thu, chống gian lận trị giá hàng hóa, loại hình sản xuất xuất khẩu. Thu ngân sách đạt cao nhưng vẫn phải quan tâm đến thu đúng chính sách pháp luật.
Trong đó, ngành Hải quan đảm bảo thu đúng, thu đủ, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách; triển khai hiệu quả các đề án phát triển công nghệ thông tin phục vụ chiến lược xây dựng hải quan số, hải quan thông minh; tiếp tục đẩy mạnh công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, nâng cao trách nhiệm phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao năm 2021.
Đồng thời, Tổng cục Hải quan tập trung thực hiện tốt các nhóm giải pháp: tăng cường quản lý và thực hiện hiệu quả Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN; thực hiện hiệu quả công tác giám sát, kiểm soát, kiểm tra, thông quan; tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, trang thiết bị hiện đại... phục vụ công tác quản lý hải quan.
Đã có gần đủ tiền để tiêm vaccine COVID-19 cho 75 triệu dân Theo dự kiến để mua 150 triệu liều vaccine cho khoảng 75 triệu người cần hơn 25.000 tỷ đồng. Tại phiên họp toàn thể Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội vào ngày hôm qua (24/6), Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nêu rõ, vừa qua Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý bố trí 14.000 tỷ đồng từ...