Bộ trưởng Bộ NNPTNT: Tăng tốc thu mua, mở rộng thị trường lúa gạo
Đó là ý kiến của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) Nguyễn Xuân Cường tại hội nghị “Thúc đẩy sản xuất tiêu thụ lúa gạo ĐBSCL” do Bộ NNPTNT phối hợp với Bộ Công Thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức tại tỉnh Đồng Tháp vào ngày 26.2.
Giá giảm do lúa chín sớm, thị trường tiêu thụ gặp khó
Theo báo cáo tại hội nghị, hiện lúa đông xuân ở ĐBSCL đã vào giai đoạn thu hoạch rộ, nhưng doanh nghiệp (DN) lại không thu mua, dẫn đến thất thoát sau thu hoạch cao và giá lúa đang không ổn định.
Theo Sở NNPTNT tỉnh Đồng Tháp, giá lúa tươi tại ruộng giảm bình quân 20% (tương đương 1.000 đồng/kg) so với cùng kỳ năm 2018. Với giá này, nông dân chỉ hoà vốn hoặc lỗ. Sở NNPTNT tỉnh Đồng Tháp nhận định, tình trạng trên đã ảnh hưởng đến đời sống của hơn 150.000 hộ nông dân.
Nông dân ĐBSCL thu hoạch lúa vụ đông xuân.
Theo Bộ NNPTNT, đầu năm 2019, xuất khẩu gạo của nước ta có xu hướng giảm do cạnh tranh gay gắt với các nhà xuất khẩu lớn như Thái Lan, Ấn Độ và một số nước mới nổi như Campuchia, Myanmar, Pakistan với nhiều loại gạo đạt chất lượng vượt trội.
Ngoài ra, Trung Quốc – thị trường xuất khẩu gạo lớn của nước ta – mở cửa xuất khẩu gạo cho Ấn Độ và cấp phép cho 24 DN nước này, trong khi Việt Nam chỉ có 19 DN. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng công khai mở rộng thêm các nguồn nhập khẩu gạo từ Campuchia, Myanmar.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, xuất khẩu gạo đầu năm chững lại khi Cục An toàn thực phẩm (Tổng cục Hải quan Trung Quốc) đề nghị Việt Nam thống kê lại năng lực sản xuất của 22 thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo được Trung Quốc cho phép nhập khẩu. Phía Trung Quốc cũng tăng cường kiểm soát công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với mặt hàng gạo.
Do nhiều diện tích lúa chín sớm, thị trường tiêu thụ gặp khó nên giá lúa gạo ĐBSCL giảm mạnh.
Ông Phạm Văn Chinh – Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, đầu tháng 2 vừa qua, giá lúa gạo giảm do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do tín hiệu thị trường nhập khẩu chưa rõ ràng, trong khi đó nguồn cung vụ này lại dồi dào và thu hoạch sớm hơn so với các năm trước.
Video đang HOT
Theo ông Nguyễn Xuân Cường – Bộ trưởng Bộ NNPTNT, theo kế hoạch vụ đông xuân 2018 – 2019, nước ta sản xuất 1,6 triệu ha lúa. Trong số này, nhiều diện tích lúa thuộc ĐBSCL có hiện tượng chín sớm.
“Cuối tháng 7, tháng 8 năm trước, ĐBSCL lũ cao, đẹp, phù sa về nhiều nên lúa vụ đông xuân phát triển tốt, có nơi đạt năng suất 7-8 tấn/ha. Tuy nhiên, từ sau Tết Nguyên đán, thời tiết nắng nóng, độ ẩm từ 30-40% khiến lúa chín sớm hơn 7-10 ngày” – ông Cường nói.
Ông Cường nói thêm: “Trong thời gian lúa chín sớm, kế hoạch xuất khẩu sang 2 thị trường tiêu thụ lớn là Trung Quốc và Philippines chưa thực hiện được nhiều khiến giá lúa giảm so với cùng kỳ năm trước”.
Phải đẩy nhanh tiến độ thu mua
Ông Nguyễn Ngọc Nam – Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) nhận định, hiện nay, người dân ĐBSCL đang vào vụ thu hoạch rộ, trong khi hầu hết các DN sản xuất kinh doanh lương thực đều thiếu vốn dự trữ.
Ông Nam đề nghị, Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu xem xét chỉ đạo các ngân hàng thương mại ra gói tín dụng riêng cho đợt thu mua tạm trữ này trong thời gian 6 tháng để các DN thu mua lúa đến hết tháng 3.
Người dân huyện Thới Lai, TP.Cần Thơ thu hoạch lúa đông xuân 2018 – 2019. Ảnh: Huỳnh Xây
VFA cũng đề nghị Bộ NNPTNT giúp tháo gỡ các vướng mắc từ chính sách nhập khẩu của Trung Quốc, tạo điều kiện cho các DN sớm quay lại thị trường này. Đồng thời, VFA đề nghị Bộ Công Thương hỗ trợ phát triển thị trường ở châu Phi và Nam Mỹ, cũng như hỗ trợ cung cấp thông tin về số lượng gạo xuất khẩu của các hợp đồng đã ký kết và chủng loại gạo xuất khẩu theo định kỳ để VFA có định hướng cho DN xuất khẩu trong kinh doanh và tham mưu cho các địa phương trong cơ cấu sản xuất theo vụ mùa.
Ông Cường cho rằng, đây là thời điểm tốt nhất để doanh nghiệp thu mua lúa. Các ngành chức năng phải vào cuộc quyết liệt giúp giá lúa cải thiện, người dân thu lời. Về lâu dài, ông cho rằng phải rà soát lại một cách căn cơ, chủ động giảm diện tích lúa ở vùng xâm nhập mặn, vùng trũng, vùng khó bơm nước để trồng những nông sản khác có thị trường tốt hơn.
Ông Trần Quốc Khánh – Thứ trưởng Bộ Công Thương nhìn nhận, các nước nhập khẩu đang có xu hướng tự chủ về gạo và tìm cách đa dạng hoá thị trường, tránh lệ thuộc vào một hoặc vài thị trường nhất định.
Vì vậy, theo ông Khánh, các DN xuất khẩu gạo trong nước nên suy nghĩ, có kế hoạch mang tính căn cơ, lâu dài cho ngành lúa gạo, theo đó cần tối ưu hoá nguồn cung, tối ưu hoá diện tích trồng lúa, có truy xuất nguồn gốc, không đi theo số lượng mà tập trung vào chất lượng. “DN phải quản lý chất lượng, đừng để mất đi tư cách của mình khi xuất khẩu” – ông Khánh nói.
Theo Danviet
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp: Ngành chăn nuôi lộ 2 điểm yếu
Trao đổi với phóng viên bên lề lễ khánh thành dự án Tổ hợp chế biến thịt MNS Meat Hà Nam tại khu công nghiệp Đồng Văn IV (tỉnh Hà Nam) mới đây, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường đã chỉ ra 2 điểm yếu ngành chăn nuôi cần tập trung khắc phục, đó là tổ chức chế biến và lưu thông sản phẩm.
Nhà máy chế biến thịt mát đầu tiên ở Việt Nam
Tổ hợp chế biến thịt MNS Meat Hà Nam có mức vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng. Tổ hợp sử dụng dây chuyền thiết bị đồng bộ, tiên tiến nhất hiện nay do Marel - công ty hàng đầu thế giới về thiết bị giết mổ, chế biến thịt của Hà Lan cung cấp. Toàn bộ quy trình sản xuất theo công nghệ thịt mát từ châu Âu, lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam, được các chuyên gia giau kinh nghiêm trực tiếp vận hành, và kiểm soát...
Các đại biểu tham quan gian hàng trưng bày giới thiệu sản phẩm thịt mát của Masan tại buổi lễ. Ảnh: Trần Quang
Từ vận hành nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi đáp ứng tiêu chuẩn GlobalGAP, đến trang trại chăn nuôi kỹ thuật cao tại Nghệ An theo tiêu chuẩn GlobalGAP, sau cùng là tổ hợp chế biến thịt công nghệ thịt mát từ châu Âu đáp ứng tiêu chuẩn BRC, toàn bộ chuỗi cung ứng và phân phối giữ mát đảm bảo mang thịt mát Meat Deli đến tay người tiêu dùng tươi, ngon, sạch.
Ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch Tập đoàn Masan cho biết, hiện nay, người Việt Nam sử dụng thịt còn ở mức thấp, chỉ khoảng 40kg thịt/năm, trong khi mức trung bình của Trung Quốc là 60kg/người, châu Âu 75kg/người, Mỹ trên 100kg/người năm. Với cùng một loại thịt, nhưng người tiêu dùng Việt Nam phải chi trả cao hơn 1,5-2 lần so với người Mỹ, trong khi thu nhập chỉ bằng 1/10.
Chủ tịch Tập đoàn Masan cho rằng, Tổ hợp chế biến thịt mát tại Hà Nam là mảnh ghép quan trọng và cuối cùng hoàn thiện mô hình tích hợp hoàn chỉnh chuỗi giá trị thịt của Masan. Tổ hợp chế biến thịt có công suất thiết kế 1,4 triệu con lợn/năm, tương đương 140.000 tấn/năm.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, năm nay ngành nông nghiệp khánh thành rất nhiều nhà máy chế biến, nhưng khánh thành tổ hợp chế biến thịt lợn ở Hà Nam là một sự kiện đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực chăn nuôi.
Theo ông Cường, trong thời gian qua, Chính phủ, Bộ NNPTNT có nhiều giải pháp thu hút các doanh nghiệp có tiềm lực lớn đầu tư khắc phục điểm yếu này. "Doanh nghiệp có công nghệ chế biến hiện đại, sản phẩm đạt chất lượng cao là phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của xã hội về thực phẩm an toàn mà còn tiến tới cạnh tranh để xuất khẩu thịt lợn ra nước ngoài" - ông Cường nói.
Tuy nhiên, để phát triển chăn nuôi bền vững, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, việc phát triển quy mô chăn nuôi 230.000 con ở Nghệ An và khánh thành Tổ hợp chế biến thịt MNS Meat Hà Nam chỉ là bước đầu. Masan cần phối hợp với nông dân ở Hà Nam để mở rộng vùng chăn nuôi an toàn sinh học, đảm bảo nông dân phải có việc làm, đặc biệt là việc phát triển thị trường phải bền vững hơn.
Khắc phục hai điểm yếu
Các đại biểu trao đổi thông tin về sản phẩm thịt lợn mát
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho hay: Với các hiệp định thương mại tự do đã được ký kết, đặc biệt là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ được thực thi vào năm 2019, ngành chăn nuôi Việt Nam đang được đánh giá có nhiều yếu thế.
Để củng cố ngành chăn nuôi nói chung, đặc biệt là chăn nuôi lợn, ông Cường khẳng định không còn cách nào khác phải tập trung cải thiện đối với hai khâu yếu nhất là tổ chức chế biến và lưu thông sản phẩm.
Bên cạnh đó, hiện cả nước có khoảng 20.000 cơ sở giết mổ nhưng chủ yếu là nhỏ lẻ. Chính vì vậy, việc kiểm soát chất lượng giết mổ hiện nay khá khó khăn. Ngành nông nghiệp đang trong quá trình tái cơ cấu, kim ngạch xuất khẩu 40 tỷ USD, trong đó 10 ngành hàng có giá trị xuất khẩu 10 tỷ USD...
"Tuy nhiên, ngành thịt lợn đang là yếu nhất, bởi ngành này hiện vẫn sản xuất thịt tươi theo công nghệ cổ truyền, xuất khẩu thịt lợn năm vừa qua không đáng kể, dẫn tới hai cuộc khủng hoảng thịt lợn. Một khủng hoảng thừa làm cho giá lợn tụt dốc xuống dưới giá thành, người nuôi thua lỗ; một cuộc khủng hoảng thiếu khiến giá tăng cao ngất ngưởng 54.000 - 55.000 đồng/kg hơi, do thông tin tuyền truyền, tổ chức chưa tốt nên cả hai khủng hoảng này đều ảnh hưởng xấu đến ngành chăn nuôi" - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.
"Đến nay mà vẫn giữ cách giết mổ như ngày xưa là không phù hợp, giá thành cao, an toàn thực phẩm ở đâu? Không làm được điều này, chúng ta có lỗi với người dân Việt Nam, chứ chưa nói đến xuất khẩu" - ông Cường nói.
Người đứng đầu ngành nông nghiệp cho biết thêm, sắp tới, ngành chăn nuôi sẽ phải khuyến khích những doanh nghiệp có tiềm lực lớn, tập trung vào chuỗi giá trị khép kín, đủ sức cạnh tranh hướng tới xuất khẩu.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường lưu ý thêm, khi chúng ta làm tốt khâu chế biến là điều kiện để tiếp tục mở rộng phát triển ngành chăn nuôi trên cơ sở tạo ra chuỗi khép kín từ khâu tạo nguyên liệu, chế biến và tổ chức thị trường. Đồng nghĩa như vậy có thể mở ngay phân khúc thị trường ở thị trường nội địa với 100 triệu dân Việt Nam. Thứ hai, có điều kiện để kiểm soát thực phẩm, truy xuất rõ ràng, giá cả phải chăng, từ đó đẩy mạnh xuất khẩu. Như vậy, không chỉ đảm bảo thực phẩm sạch cho người dân mà còn có cơ hội để tiếp tục mở rộng, phát triển ngành chăn nuôi, trong đó có thịt lợn.
Theo Danviet
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phân trần về các HTX "không chịu lớn" Chiều 30.10, khi trả lời chất vấn của đại biểu trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) Nguyễn Xuân Cường thừa nhận việc phát triển của hệ thống HTX chưa đáp ứng với yêu cầu sản xuất, cần phấn đấu nhiều hơn nữa. Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường. Ảnh: Lê Hiếu Trả lời câu...