Bộ trưởng NN&PTNT tặng nhãn, mít giống cho hộ dân bị sập nhà vì lũ
Ngày 22/1/2019, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Trưởng ban Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường cùng ông Nguyễn Đình Xứng, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa dẫn đầu Đoàn công tác đi kiểm tra, tặng quà Tết cho người dân ở khu tái định cư xã Mường Chanh (huyện Mường Lát, Thanh Hóa).
Tuyến đường dẫn vào xã Mường Chanh vẫn đang được sửa chữa, hoàn chỉnh do bị ảnh hưởng bởi trận lũ lịch sử.
Đây cũng là nơi đã hứng chịu trận lũ lịch sử, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản hồi cuối tháng 8/2018.
Chặng đường từ Thị trấn Mường Lát về bản Na Chừa, xã Mường Chanh dài hơn 30km nhưng đoàn công tác phải mất hơn 1 giờ đồng hồ để di chuyển. Đường đi vào xã Mường Chanh tuy đã khai thông, nhưng nhiều đoạn vẫn còn lưu dấu vết sạt lở đất, chia cắt; nay đang được gấp rút sửa chữa, hoàn chỉnh.
Vượt qua quãng đường dài, nhiều hiểm trở, điểm đầu tiên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cùng lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đến kiểm tra là bản Nà Chửa. Một vùng đất bằng sáng loáng với những căn nhà mới dựng bên bờ sông với chiếc cầu bê tông vừa đổ là nơi ở mới của 18 hộ dân có nhà bị sập hoàn toàn trong trận mưa lũ lịch sử từ ngày 28/8-31/8/2018.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Trưởng ban Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường và đoàn công tác thăm hỏi, trò chuyện cùng bà con vùng tái định cư.
Trực tiếp đi kiểm tra, hỏi han, động viên bà con trong bản, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đánh giá cao nỗ lực của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương đã tập trung khắc phục, tái thiết sau thiên tai, trong đó có việc di cư và ổn định đời sống cho 69 hộ dân nằm trong khu vực nguy hiểm, phải di dời đến nơi ở mới.
Thăm nhà anh Lương Văn Dần vừa xây mới xong, rồi thăm căn bếp nơi đang có ánh lửa hồng bập bùng giữa mùa đông giá lạnh, báo hiệu một cuộc sống mới an lành, ấm cúng hơn nơi cũ, Bộ trưởng động viên anh Dần và các thành viên trong gia đình cố gắng chăm lo phát triển kinh tế gia định, dần ổn định cuộc sống nơi ở mới.
Video đang HOT
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường rất vui khi được chính bà con tặng lại chiếc khăn thêu làm kỉ niệm.
Được biết, chỉ trong thời gian ngắn, với sự tập trung khắc phục khó khăn về giao thông đi lại và cơ sở vật chất thiếu thốn, xã Mường Chanh đã hoàn thiện nhà ở cho 18 hộ dân có nhà bị sập hoàn toàn và san gạt, chuẩn bị nền cho xây nhà mới cho hơn 50 hộ dân khác xây nhà sau Tết. Điều này thể hiện sự quan tâm, chia sẻ kịp thời của Đảng, Nhà nước đối với người dân vùng khó khăn, xa xôi nơi biên viễn.
Nhân dịp này, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cùng lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa trao tặng phần quà Tết và tiền mặt (2 triệu đồng/hộ) cho 69 hộ dân để bà con vui đón Tết, góp phần vơi đi những khó khăn ban đầu khi bà con chuyển về nơi ở mới.
Cùng với những mái nhà mới được xây dựng khang trang, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường mong muốn bà con chăm lo sản xuất để sớm ổn định cuộc sống. Chính vì thế, cùng với những món quà vật chất, đoàn công tác còn tặng bà con 400 cây nhãn và 200 cây mít.
Ngoài quà tết, đoàn công tác đã trao tặng bà con tái định cư 400 cây nhãn và 200 cây mít giống.
“Đây là giống nhãn mới do Viện Cây ăn quả nhân giống tặng bà con trồng và nhân giống, với mong muốn trong vài năm nữa sẽ hình thành vùng sản xuất cây ăn quả đặc trưng cho người dân trong xã” – Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.
Rời bản Na Chừa, đoàn công tác đã đến thăm và tặng quà (gồm áo ấm và tiền) cho 245 học sinh và tủ sách học đường Trường Trung học cơ sở Mường Chanh với trị giá 210 triệu đồng. Với đặc thù miền biên giới xa xôi, khó khăn nên cơ sở vật chất của nhà trường còn nhiều khó khăn.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cùng đoàn công tác thăm và tặng quà cho các em học sinh trường THCS Mường Chanh.
Trước kiến nghị của thầy Trần Văn Lâm, Hiệu trưởng Nhà trường, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng hứa sẽ giao cho các cơ quan chức năng hỗ trợ nhà trường hoàn thiện các cơ sở vật chất như: lớp học, Nhà hiệu bộ và nơi ở cho giáo viên, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu dạy và học của giáo viên và học trò nơi đây.
Trong dịp Tết Kỷ hợi 2019, Công đoàn ngành Nông nghiệp và PTNT Việt Nam tổ chức “Tết sum vầy” cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn ở 3 khu vực: miền Bắc (Tổng công ty Mía đường I), miền Nam (Tổng công ty Lương thực miền Nam – Đồng Tháp, Cà Mau), Tày Nguyên (Tổng công ty Cà phê Việt Nam) và trao 1.200 suất quà với tổng giá trị 750 triệu đồng (mỗi suất từ 300.000-500.000 đồng). Số tiền này do hệ thống tổ chức Công đoàn ngành Nông nghiệp và PTNT Việt Nam huy động và ủng hộ.
Theo Danviet
Tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp đạt mức cao nhất 7 năm qua
Mặc dù gặp nhiều khó khăn về biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, thị trường xuất khẩu nhưng ngành nông nghiệp Việt Nam trong năm qua đã nỗ lực vượt qua và đạt được nhiều thành tích đáng kể trong năm 2018.
Các mô hình ứng dụng công nghệ mới đã mang lại hiệu quả kinh tế cao trong nông nghiệp. Ảnh TL
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết như trên tại buổi chúc Tết các cán bộ ngành NNPTNT đã nghỉ hưu qua các thời kỳ tại Tp. HCM. Theo đó, năm 2018, các chỉ tiêu mà Chính phủ giao cho ngành nông nghiệp đều hoàn thành tốt: GDP nông lâm thủy sản tăng 3,76%, đạt mức cao nhất trong 7 năm gần đây; Giá trị sản xuất tăng 3,86%; Tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,65%; Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 42,4%; Kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 40 tỷ USD, xuất khẩu nông sản đến trên 190 quốc gia trên toàn thế giới.
"Trong bối cảnh năm qua ngành nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn từ thiên tai, biến đổi khí hậu, hạn hán, lũ lụt, ngập mặn nặng, dịch bệnh thì kết quả này là một sự nỗ lực lớn, cố gắng vượt bậc của bà con nông dân và toàn ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, nhóm cây công nghiệp: cao su, mía đường, tiêu, điều, cà phê,... năm qua đều xuống giá, bà con nông dân lỗ lã nhiều, là nhiệm vụ trọng tâm của năm 2019", ông Nguyễn Xuân Cường đánh giá.
Ngành nông nghiệp Việt Nam cũng đạt được thành tích về chỉ tiêu môi trường, đã trồng rừng, che phủ rừng đạt tỷ lệ trên 41,65%. "Đây là một chỉ tiêu rất tích cực vì tỷ lệ này trên thế giới cũng chỉ đạt được 29%. Các nước trong khu vực Châu Á thua xa chúng ta rất nhiều, kể cả các nước cận kề. Điều đó cho thấy chúng ta không chỉ chăm lo về mặt kinh tế mà còn quan tâm đến các giải pháp bền vững môi trường", ông Cường cho biết.
Phát biểu tại buổi gặp gỡ các đơn vị của ngành ở khu vực phía Nam sáng 19.1, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã gởi lời cảm ơn sâu sắc và lời thăm hỏi, chúc Tết các đồng chí nguyên lãnh đạo Bộ, các cán bộ lão thành cách mạng, các Anh hùng lao động của ngành nông nghiệp qua các thời kỳ và các cán bộ, doanh nghiệp của ngành. Đây là lực lượng đã góp phần to lớn vào sự phát triển của ngành nông nghiệp nước nhà.
Ông Nguyễn Hồng Cẩn, nguyên Thứ trưởng Bộ NNPTNT, cho rằng năm nay ngành nông nghiệp thắng lợi lớn nhưng cũng còn những tồn tại lớn cần giải quyết từ thiên tai, dịch bệnh đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, ứng dụng công nghệ mới. "Phải rút kinh nghiệm đây là cơ hội và thời cơ cho ngành, phải nắm bắt không hời hợt. Thủ tướng kêu gọi ngành nông nghiệp phải bước vào nền nông nghiệp 4.0 và Top 10 thế giới, đồng chí Bộ trưởng phải có kế hoạch cụ thể cho mục tiêu này", ông nhắn nhủ.
Đồng tình với lời nhắn nhủ này, bà Nguyễn Thị Hồng Minh, nguyên thứ trưởng Bộ NNPTNT cũng đánh giá rằng, nông dân Việt Nam trình độ và kiến thức còn rất xa để có thể hiểu và tận dụng được lợi thế của những hiệp định thương mại quốc tế mà chúng ta vừa ký kết được, cũng như chưa áp dụng được các công nghệ mới của nền nông nghiệp 4.0.
"Ngành nông nghiệp năm nay xuất khẩu được 40 tỷ USD nhưng còn rất nhiều doanh nghiệp, trang trại chưa làm được nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ. Nhiều trang trại không có tiền để làm chứng nhận nông nghiệp hữu cơ. Đề nghị Bộ NNPTNT quan tâm đầu tư hơn nữa cho những thành phần này để ngành nông nghiệp sạch của chúng ta phát triển và vươn xa hơn nữa", bà Minh đề nghị.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường (người đầu tiên bên trái) chúc tết các cán bộ của ngành qua nhiều thời kỳ. Ảnh: Ngọc Minh
Trong khi đó, GS.TS, Anh hùng Lao động Nguyễn Văn Luật lại đề xuất Bộ NNPTNT quan tâm đầu tư hơn nữa cho các viện, trường nghiên cứu về nông nghiệp chi phí hoạt động và điều kiện về vật chất, cơ sở hạ tầng.
Ông Võ Quan Huy, Giám đốc Công ty TNHH Huy Long An lại quan tâm đến thị trường Trung Quốc và kiến nghị Bộ NNPTNT sắp tới đẩy mạnh xuất khẩu nông sản bằng con đường chính ngạch sang thị trường này hơn nữa. Ở lĩnh vực trái cây, hiện mới có chỉ 8 loại xuất khẩu chính ngạch qua thị trường này là còn rất ít. Còn rất nhiều việc phải giải quyết, bộ trưởng không được ngủ quên trong chiến thắng", ông Huy kỳ vọng.
Theo Danviet
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp: Ngành chăn nuôi lộ 2 điểm yếu Trao đổi với phóng viên bên lề lễ khánh thành dự án Tổ hợp chế biến thịt MNS Meat Hà Nam tại khu công nghiệp Đồng Văn IV (tỉnh Hà Nam) mới đây, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường đã chỉ ra 2 điểm yếu ngành chăn nuôi cần tập trung khắc phục, đó là tổ chức chế biến và lưu thông...