Bộ trưởng Bộ KH-CN Huỳnh Thành Đạt có liên quan gì đến vụ Việt Á?
Theo C03, Bộ trưởng Bộ KH-CN Huỳnh Thành Đạt có liên quan việc quản lý đề tài, khen thưởng, thông tin tuyên truyền đề tài nghiên cứu, chế tạo test xét nghiệm có trách nhiệm liên quan “nhưng chưa đến mức xem xét trách nhiệm hình sự”.
Như Báo Người Lao Động đã thông tin, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu (C03, Bộ Công an) đã hoàn tất kết luận điều tra, đồng thời đề nghị VKSND Tối cao truy tố 38 bị can liên quan đến vụ Việt Á. Ngoài việc xử lý hình sự, C03 cũng làm rõ trách nhiệm của nhiều lãnh đạo, cán bộ liên quan như: Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH-CN) Huỳnh Thành Đạt, cựu thứ trưởng Bộ KH-CN Trần Văn Tùng (mới nghỉ hưu).
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt.
Theo kết luận điều tra, Cơ quan điều tra cho rằng đủ cơ sở xác định trong quá trình nghiệm thu, chuyển giao, thông tin tuyên truyền và khen thưởng đề tài nghiên cứu, chế tạo kit xét nghiệm của Việt Á, một số lãnh đạo, cựu lãnh đạo tại Bộ KH-CN đã có sai phạm. Cụ thể, các cá nhân tại bộ này đã tự ý đưa Công ty Việt Á tham gia phối hợp thực hiện đề tài nghiên cứu, sản xuất test xét nghiệm. Sau đó, Bộ này cũng khen thưởng và đề nghị khen thưởng cho Việt Á không đúng đối tượng, thành tích, công trạng.
C03 nhận định bị can Chu Ngọc Anh, với vai trò Bộ trưởng KH-CN, dù biết rõ quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu đề tài thuộc Nhà nước, song vẫn để Bộ tổ chức họp báo, ra thông cáo báo chí về kết quả nghiên cứu và cấp phép kit test xét nghiệm là sản phẩm của đề tài cho Công ty Việt Á.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, bị can Chu Ngọc Anh còn trực tiếp ký quyết định khen thưởng, ký tờ trình đề nghị Thủ tướng Chính phủ khen Công ty Việt Á và chỉ đạo thứ trưởng Trần Văn Tùng ký công văn gửi UBND TP HCM đề nghị giúp công ty được tặng Huân chương Lao động hạng ba. “Việc khen thưởng và đề nghị khen thưởng này của Bộ là không đúng đối tượng, không đúng công trạng, thành tích”- kết luận nêu và cáo buộc bị can Chu Ngọc Anh có yếu tố vụ lợi, nhận 200.000 USD (tương đương hơn 4,6 tỉ đồng) do Phan Quốc Việt đưa.
Theo kết luận, ông Huỳnh Thành Đạt giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ KH-CN từ ngày 12-11-2020, có chức năng nhiệm vụ quản lý, điều hành chung mọi hoạt động của Bộ. Khi ông Đạt tiếp nhận chức vụ Bộ trưởng thì Bộ Y tế đã cấp số đăng ký lưu hành tạm thời test xét nghiệm cho Công ty Việt Á.
Theo C03, ông Huỳnh Thành Đạt không được đơn vị, cá nhân nào báo cáo về việc quản lý, xử lý kết quả đề tài nghiên cứu, chế tạo kit test xét nghiệm của Việt Á. “Vì vậy, ông Đạt không nhận thức được trách nhiệm của Bộ KH-CN trong việc quản lý, xử lý kết quả nghiên cứu đề tài nên không kiến nghị thu hồi số đăng ký lưu hành kit test xét nghiệm của Công ty Việt Á”- kết luận nêu và xác định trong quá trình chỉ đạo, điều hành Bộ KH-CN, ông Huỳnh Thành Đạt không được ai can thiệp, tác động cũng như không can thiệp, tác động hoặc thông đồng, thỏa thuận với bất kỳ đơn vị, cá nhân nào và không được lợi liên quan đến đề tài nghiên cứu, chế tạo kit test xét nghiệm của Việt Á.
Cựu thứ trưởng Bộ KH-CN Trần Văn Tùng được ủy nhiệm thực hiện nhiệm vụ Bộ trưởng, điều hành chung toàn bộ hoạt động của Bộ KH-CN từ ngày 25-9 đến ngày 12-11-2020. Tuy nhiên, việc quản lý đề tài, xử lý kết quả nghiên cứu test xét nghiệm của Việt Á giai đoạn này vẫn thuộc trách nhiệm của ông Chu Ngọc Anh, bởi đến ngày 12-11-2020, Quốc hội mới miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ KH-CN đối với ông Chu Ngọc Anh.
Nhận định trong kết luận, Cơ quan điều tra cho rằng Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt, Thứ trưởng Trần Văn Tùng và các cá nhân liên quan việc quản lý đề tài, khen thưởng, thông tin tuyên truyền đề tài nghiên cứu, chế tạo test xét nghiệm có trách nhiệm liên quan “nhưng chưa đến mức xem xét trách nhiệm hình sự”. Qua đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an sẽ kiến nghị các cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định về Đảng, chính quyền đối với những cá nhân trên.
Hãng bảo hiểm nói gì về trách nhiệm vụ gửi tiền vào ngân hàng SCB thành mua bảo hiểm?
Liên quan đến vụ gửi tiền SCB thành mua bảo hiểm, Manulife Việt Nam vừa có thông tin chính thức.
Cục Quản lý, Giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) cho biết đã chuyển đơn tố giác của người dân liên quan đến việc gửi tiền tiết kiệm tại Ngân hàng SCB sang Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công an) theo thẩm quyền.
Sự việc bắt nguồn từ khi một số người dân gửi đơn tố giác lên Cục Quản lý, Giám sát bảo hiểm. Theo phản ánh, một số khách hàng đi gửi tiết kiệm tại Ngân hàng SCB bị tư vấn viên chuyển sang mua gói bảo hiểm 'Tâm An Đầu Tư' của Manulife.
Họ cho biết trong quá trình tư vấn, nhân viên Ngân hàng SCB tư vấn lập lờ, không nói rõ đây là hợp đồng bảo hiểm mà nói là sản phẩm đầu tư do ngân hàng kết hợp với Manulife và gói bảo hiểm là quà tặng kèm.
(Ảnh minh họa. Ảnh: IT)
Các đơn thư tố giác đại lý bảo hiểm có hành vi lừa đảo, giả mạo để ký hợp đồng bảo hiểm và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xác minh, khởi tố hình sự để điều tra, đưa ra truy tố, xét xử cá nhân, tập thể lừa đảo, buộc Ngân hàng SCB và Manulife giải quyết trả lại tiền cho người mua sản phẩm bảo hiểm.
Sau khi Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm chuyển thông tin tố giác của người dân về việc gửi tiết kiệm tại Ngân hàng SCB bị 'hô biến' thành hợp đồng bảo hiểm sang cơ quan điều tra, Manulife đã phát đi thông tin liên quan đến sự việc.
Trong thông cáo mới nhất, Manulife Việt Nam cho biết đã ghi nhận một số khách hàng không hoàn toàn hài lòng với trải nghiệm khi tham gia sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị có tên 'Tâm An Đầu Tư', được phân phối thông qua đối tác Ngân hàng SCB nên đã yêu cầu hủy hợp đồng bảo hiểm trước hạn.
Trước tình trạng này, Manulife cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong việc xử lý các yêu cầu của khách hàng nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng cũng như của công ty, phù hợp với quy định của pháp luật và các quy tắc, điều khoản của hợp đồng bảo hiểm mà khách hàng đã ký kết.
Manulife nói đang xem xét giải quyết các yêu cầu của những khách hàng này một cách nghiêm túc, công bằng và thỏa đáng. Hãng sẽ không khoan nhượng cho bất cứ hành vi sai trái hoặc gian lận nào, và nếu phát hiện các hành vi này, sẽ ngay lập tức chuyển đến cơ quan chức năng liên quan để xử lý, thông cáo của Manulife nêu rõ.
Manulife hiện đang có hơn 1,5 triệu khách hàng tại Việt Nam.
Công an Bình Tân phát hiện lượng lớn rượu ngoại không rõ nguồn gốc Kiểm tra căn nhà trên địa bàn Q.Bình Tân (TP.HCM), công an phát hiện lượng lớn rượu ngoại không rõ nguồn gốc. Ước tính số rượu ngoại này có tổng giá trị hơn 1 tỉ đồng. Ngày 4.6, Công an Q.Bình Tân đang lấy lời khai của những người liên quan để điều tra, làm rõ về số rượu ngoại không rõ nguồn...