Bộ tộc thích ăn thịt khỉ đầu chó, có tài săn bắn ‘thần sầu’
Tại miền trung Tanzania, bộ tộc Hadza trải qua hàng chục nghìn năm sinh sống vẫn không hề thay đổi phong tục tập quán, từ chối tiếp nhận văn hóa hiện đại và giờ đang phải vật lộn với mọi thứ để tránh khỏi sự tuyệt chủng.
Trong suốt hơn 10.000 năm tồn tại, các thành viên của bộ tộc Hadza sinh sống hoàn toàn nhờ vào săn bắn. Người ta tin rằng đây là bộ tộc sinh tồn bằng cách săn bắn, hái lượm cuối cùng còn tồn tại trên Trái Đất.
Nhưng hiện nay, trước sự biến đổi quá nhanh của môi trường nên cuộc sống của họ đang bị đe dọa trực tiếp, họ sợ sẽ bị buộc phải làm quen thậm chí là sinh sống theo văn hóa xã hội phương Tây. Theo ước tính, tổng số người còn lại ở bộ tộc là khoảng trên 1.000 người và nơi sinh sống hiện nay của họ là khu vực hồ Eyasi, Tanzania (quốc gia châu Phi).
Tộc người Hadza sử dụng loại ngôn ngữ riêng để giao tiếp với nhau và giới khoa học vẫn đang dành thời gian nghiên cứu về ngôn ngữ của họ.
Thức ăn của bộ tộc này gồm quả từ cây bao báp, các loại rau củ từ tự nhiên, giống như củ cải hay cần tây, thịt động vật như khỉ đầu chó, nhím.
Một số thợ săn thuộc bộ tộc Hadza đang chia thịt từ con khỉ đầu chó vừa săn được. Họ đã sinh sống chủ yếu phụ thuộc vào săn bắn hái lượm trong hơn 10.000 năm kể từ khi hình thành. Ảnh: Getty Images
Đồ ăn của họ bao gồm quả từ cây bao báp, sau khi nghiền ra họ sẽ được thứ nước có vị giống như sữa lắc vị cam. Ảnh: Getty images
Người thợ săn của bộ tộc Hadza trở về với chiến lợi phẩm là một con khỉ đầu chó. Tộc người này đang đứng dưới nguy cơ buộc phải thích nghi với xã hội phương Tây hiện đại, điều mà họ luôn từ chối tiếp nhận trong suốt hơn 10.000 năm tồn tại. Ảnh: Getty Images
Một trong những thành viên của bộ tộc – Manu 14 tuổi – đang giương cung lên bắn con mồi. Ảnh: Stefan Kleinowitz
Alagu, 68 tuổi, vác trên vai chiếc rìu đi kiếm mật ong. Người dân Hadza sử dụng rìu, cung tên để tìm kiếm thức ăn. Ảnh: Stefan Kleinowitz
Giaga, 50 tuổi, cũng đang cầm một chiếc rìu tương tự. Các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của họ giúp cho người Hadza không phải đối mặt với các loại bệnh tật phổ biến như ở các nước hiện đại ở phương Tây như béo phì, tiểu đường tuýp 2. Ảnh: Stefan Kleinowitz
Ngoài săn bắt khỉ đầu chó, tộc người này còn sử dụng thịt nhím, người ta nói rằng nó có vị không kém gì thịt nướng. Họ còn ăn các loại củ tự nhiên vị giống với củ cải hay cần tây. Ảnh: Stefan Kleinowitz
Người Hadza có ngôn ngữ riêng và hầu như chẳng có bất kỳ mối liên hệ nào với các ngôn ngữ khác. Ngôn ngữ của họ không có dạng chữ viết. Đây là điều khiến cho các nhà khoa học vô cùng đau đầu trong quá trình nghiên cứu. Ảnh: Stefan Kleinowitz
Hiện chỉ còn lại khoảng 1.000 người Hadza đang sinh sống quanh khu vực hồ Eyasi, Tanzania. Ảnh: Stefan Kleinowitz
Họ đang sợ rằng nếu không tìm ra cách để bảo vệ quyền sở hữu mảnh đất của mình, rất có thể cả bộ tộc sẽ phải sử dụng nước bẩn và chẳng còn động vật tự nhiên để săn bắn nữa. Ảnh: Stefan Kleinowitz
Trẻ em ở bộ tộc này cũng tham gia vào các hoạt động săn bắn hái lượm, và tốn khoảng 5 giờ đồng hồ mỗi ngày. Họ ngủ trong những túp lều làm từ cành cây và cỏ. Ảnh: Stefan Kleinowitz
Các thành viên của bộ tộc lo sợ lối sống của họ sẽ biến mất trước một xã hội phương Tây hoàn toàn xa lạ. Ảnh: Stefan Kleinowitz
Các chuyên gia nói rằng với cách sống nguyên thủy của mình, người Hadza đã và đang phải đối mặt với sự xâm lấn của những người nông dân và sự hiện diện của công viên quốc gia do chính phủ Tanzania đặt gần đó. Ảnh: Stefan Kleinowitz
Họ không có điện, tiền tệ hay bất cứ thứ gì liên quan đến đời sống hiện đại. Để có được quần áo, giày dép trang phục, người Hadza phụ thuộc chủ yếu vào các vụ trao đổi nhỏ lẻ với các bộ tộc khác. Ảnh: Stefan Kleinowitz
Vì là tộc người có tập quán săn bắn hái lượm nên người Hadza không bao giờ nuôi gia cầm gia súc hay trồng trọt. Ảnh: Stefan Kleinowitz
Một giáo sư thuộc trường Đại học King, trụ sở tại London cho biết các thành viên của bộ tộc này đều có số lượng vi khuẩn đường ruột cao hơn 40% so với lượng vi khuẩn có trong bụng của người phương Tây, điều giúp cho họ có thể chống chọi lại với các bệnh như hen suyễn, tiểu đường tốt hơn. Ảnh: Stefan Kleinowitz
Một điểm đặc biệt khác của người Hadza đó là họ có tập tục quần hôn, theo đó một người có thể kết hôn với nhiều người khác nhau. Ảnh: Stefan Kleinowitz
Nhiều người phụ nữ còn chẳng thể nhớ nổi ai là bố đứa trẻ. Họ quan hệ tình dục rất tự do. Có thể người ngoài thấy điều này thật kì dị nhưng chuyện đó đối với họ chẳng quan trọng. Ảnh: Stefan Kleinowitz
Như người đàn ông trong ảnh, Gudo, tuy đã 70 tuổi nhưng ông có tận 12 đứa con. Cậu bé đứng kế bên là Osama, cậu con trai 12 tuổi của ông. Hiện giờ Osama đang ở với một người thầy dạy tiếng Anh, điều đó khiến cho bố cậu rất vui mừng. Có thể thấy, trước những tác động xấu đến bộ lạc, cuối cùng thì người Hadza vẫn phải thay đổi, học tập và thích nghi với cuộc sống hiện đại nếu như không muốn bị cả thế giới lãng quên. Ảnh: Stefan Kleinowitz
Theo saostar
Phát hiện mới: Con người hóa ra đã ăn bánh mỳ từ trước cả khi biết trồng lúa mỳ
Một phát hiện hết sức kỳ lạ và gây chấn động giới khoa học. Đơn giản là vì ai cũng nghĩ rằng con người trồng lúa trước rồi mới sáng tạo món ăn sau.
Bạn nghĩ bánh mỳ có từ bao giờ? Với các nhà khoa học, phần lớn đều đồng ý rằng ở đâu đó trong khoảng 10.000 năm trước - thời điểm những bông lúa mỳ đầu tiên bắt đầu "trổ" dưới bàn tay của con người.
Giả thuyết này đã được mặc định là chính xác bấy lâu nay, chỉ có điều sự thật thì không phải như vậy. Bởi vì mới đây, các nhà khoa học từ Đan Mạch đã có một phát hiện khiến cả thế giới phải bất ngờ: con người đã ăn bánh mỳ từ trước cả khi biết trồng lúa mỳ cơ.
Di chỉ khảo cổ nơi tìm thấy dấu vết đầu tiên của bánh mỳ
Cụ thể, các xét nghiệm bức xạ carbon trong bếp tại một di chỉ khảo cổ thuộc Trung Đông đã cho thấy dấu vết con người nướng bánh từ cách đây 14.400 năm - tức là sớm hơn 4000 năm so với thời điểm nông nghiệp ra đời và phát triển.
"Nghiên cứu cho thấy bánh mỳ không phải là sản phẩm của cái gọi là "an cư lạc nghiệp", mà ngay từ xã hội săn bắt - hái lượm đã có rồi," - trích lời Amaia Arranz Otaegui, tác giả nghiên cứu từ ĐH Copenhagen.
Bánh mỳ vốn là một thực phẩm quan trọng trong xã hội loài người. Thậm chí, nó còn gắn liền với văn hóa ẩm thực của nhiều quốc gia. Chỉ với vài nguyên liệu cơ bản: bột, nước rồi bỏ vào lò nướng, nhưng dinh dưỡng trong bánh mỳ là rất lớn.
Xét nghiệm bức xạ carbon cho thấy loại thực phẩm có độ xốp như bánh mỳ, chỉ khác là nó tồn tại từ hơn 14.000 năm trước
Ngày nay, bánh mỳ có thể không được quá nhiều người ưa chuộng, vì nó bổ sung thêm một lượng carbohydrate có phần thừa thãi trong chế độ ăn quá đủ chất của đa số chúng ta. Tuy nhiên thời xưa, nó chắc chắn là một thực phẩm cực kỳ có giá trị, nhờ khả năng đẩy mạnh đường huyết.
Được biết, di chỉ này nằm tại Jordan, mang tên Shubayqa 1 và do những người xây thuộc tộc Natufia xây dựng. Nó giống như một cái bếp lò hình oval, với nơi đốt lửa đặt ở giữa và đá xây xung quanh.
Khi xét nghiệm bức xạ carbon của các mẫu đất tại đây, các Arranz Otaegui đã nhận ra một số dấu vết thực phẩm hết sức kỳ lạ. Chúng không giống các loạt hạt, quả hạch hay củi gỗ, mà giống các mẩu vụn còn sót lại dưới đáy lò nướng bánh thì đúng hơn.
Các chuyên gia từ ĐH College London sau đó đã thử dựng lại mẫu bánh mỳ của người Natufia. Theo Arranz Otaegui, bánh của họ nhiều khả năng là loại không lên men, giống bánh của người Ấn Độ ngày nay hơn.
Trên thực tế, các nhà khảo cổ trước kia đã từng tìm thấy bằng chứng về việc con người thời săn bắt - hái lượm cũng nướng thực phẩm. "Nhưng bánh mỳ tại Shubayqa là một phát hiện khác biệt và độc nhất." - Ehud Weiss, chuyên gia không tham gia vào nghiên cứu đến từ ĐH Iran.
Nghiên cứu được công bố trên tạp Kỷ yếu hàn lâm khoa học quốc gia (Mỹ).
Tham khảo: Daily Mail, Science Alert
Theo Helino
Lễ hội nhuốm màu huyền bí của người Dao Bên cạnh lễ nhảy lửa, dân tộc Dao ở huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) còn có phong tục lạ khác là lễ cúng Bàn Vương. Đồng bào người Dao là dân tộc có nhiều phong tục mang đậm dấu ấn tâm linh. Trong đó có lễ cúng Bàn Vương - vị thủy tổ đã sinh ra 12 nhánh dân tộc Dao là...