Bộ tộc ‘người cá’ ít ai biết đến, cuộc sống gắn liền với biển cả và có thể lặn đến 60m
Các nhà khoa học đã cố gắng tìm ra cơ sở di truyền khả năng nín thở đáng kinh ngạc mà người Bajau sở hữu.
Họ sống trên các vùng biển Đông Nam Á, lênh đênh trên chiếc thuyền ngoài biển khơi và thậm chí không có lấy một vùng đất quê hương của riêng mình. Họ ít có ý thức về thời gian và tuổi tác – hầu như không có đồng hồ, lịch, ngày sinh nhật và những thứ tương tự. Họ tiến hóa để sống trên biển, với các cơ quan nội tạng cùng năng lực bẩm sinh không giống với chúng ta. Đó chính là người Bajau – tộc “người cá” cuối cùng trên thế giới.
Lịch sử của người Bajau
Là một nhóm dân tộc gốc Mã Lai, người Bajau hầu như chỉ sống trên mặt nước trong nhiều thế kỷ qua. Trong khi các nhóm “ du mục biển” khác đã tồn tại từ lâu trong lịch sử, người Bajau có thể là bộ tộc sống ở biển cuối cùng còn tồn tại cho đến ngày nay.
Người Bajau cư trú ở Đông Nam Á, cụ thể là vùng biển phía tây nam Philippines. Với tư cách là người di cư, họ sống trôi dạt từ nơi này sang nơi khác và không bị ràng buộc theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng với bất kỳ quốc gia nào.
Cuộc sống của người Bajau gắn liền với biển cả
Không có hồ sơ chính thức của nhà nước hoặc thậm chí không có nhiều lịch sử được ghi chép lại, câu chuyện về tộc “người cá” này bắt nguồn từ truyền thống văn hóa và dân gian độc đáo của riêng họ, với lịch sử bộ tộc được truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Một trong những câu chuyện thú vị được họ kể lại là về người đàn ông có tên Bajau – một người đàn ông với cơ thể to lớn. Người dân trong bộ tộc thường theo anh xuống nước vì khối lượng cơ thể của anh sẽ chiếm chỗ đủ để nước sông tràn ra ngoài, giúp người dân dễ bắt cá hơn.
Theo thời gian, các bộ lạc khác trở nên ghen tị với lợi thế mà anh mang lại cho người dân của mình, nên đã âm mưu giết anh bằng cách ném những mũi tên độc vào Bajau. Tuy nhiên, anh vẫn sống sót một cách thần kỳ khiến các bộ lạc khác dần bỏ cuộc. Người Bajau nhờ thế mà vẫn tiếp tục sống cho đến ngày hôm nay.
Bậc thầy của đại dương
Kiếm sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt cá, người Bajau sinh sống trên những ngôi nhà trên thuyền gọi là lepas, họ thường tấp vào bờ để buôn bán hoặc tìm nơi trú ẩn mỗi khi có bão. Ngoài ra, khi không sống trên thuyền, họ thường ở trong những ngôi nhà sàn nhỏ được xây dựng trên mặt nước.
Vì tiếp xúc với nước biển quá thường xuyên và quá sớm, nên họ phát triển khả năng làm chủ đại dương khó ai sánh bằng. Trẻ em thuộc bộ tộc học bơi từ nhỏ và bắt đầu câu cá, săn bắt từ khi mới lên 8 tuổi. Kết quả là hầu hết người Bajau đều là những thợ lặn chuyên nghiệp. Họ có thể lặn xuống độ sâu hơn 60m dưới biển và nhịn thở trong nhiều phút liền.
Từ người lớn đến trẻ em thuộc bộ tộc đều có thể lặn biển và bắt cá chỉ với vài dùng cụ đơn sơ
Chưa hết, cơ thể họ cũng tiến hóa để thích nghi với biển cả. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cell năm 2018 cho thấy người Bajau có lá lách lớn hơn 50% so với người bình thường sống ở các khu vực lân cận.
Khi con người lặn xuống nước, lá lách sẽ co lại và một lượng tế bào hồng cầu chứa oxy được giải phóng vào máu. Lá lách lớn hơn đồng nghĩa với việc lượng tế bào hồng cầu dự trữ trong cơ thể sẽ lớn hơn, do đó cung cấp nhiều oxy hơn khi ở dưới nước.
Những ngôi nhà được người Bajau xây dựng trên biển
Ngoài ra, người Bajau cũng phát triển khả năng nhìn dưới nước đáng chú ý. Những kỹ năng này mang lại cho người trong bộ tộc lợi thế khi săn lùng ngọc trai, hải sâm cùng các loài khó nhận biết khác.
Mỗi ngày, người Bajau sẽ dành nhiều giờ dưới nước để săn bắt, và thứ duy nhất giúp công việc lặn của họ dễ dàng hơn là một chiếc kính bảo hộ bằng gỗ, họ thậm chí không có bộ đồ lặn hay chân vịt. Bởi vì dành quá nhiều thời gian dưới nước, màng nhĩ của họ bị ảnh hưởng, nhiều người còn tin rằng họ cố tình chọc thủng màng nhĩ để giúp việc lặn được dễ dàng hơn.
Người Bajau ngày nay
Cùng với sự phát triển của xã hội, ngày càng có nhiều người Bajau chuyển sang sinh sống trên đất liền (một số nhóm đã sống trên đất liền từ lâu vì không có một tiêu chí nào để hoàn toàn xác định đâu là người Bajau).
Vì nhiều lý do khác nhau, thế hệ người Bajau hiện tại có thể là thế hệ cuối cùng sống hoàn toàn trên biển. Cạnh tranh cao về đánh bắt cá đã buộc người Bajau sử dụng các chiến thuật thương mại hơn, bao gồm sử dụng thuốc độc cyanide và thuốc nổ. Ngoài ra, họ cũng chuyển sang sử dụng loại gỗ nặng hơn để làm thuyền vì loại gỗ truyền thống đang bị đe dọa tuyệt chủng. Những chiếc thuyền mới này yêu cầu cần có động cơ để vận hành, đồng nghĩa với việc họ sẽ tốn thêm tiền cho nhiên liệu.
Theo thời gian, người Bajau dành nhiều thời gian sinh sống trên đất liền hơn so với trước kia
Sự kỳ thị liên quan đến việc sống du mục cũng buộc nhiều “người cá” phải từ bỏ lối sống của mình. Họ dần được các quốc gia xung quanh tiếp nhận và cho phép tiếp cận với các chương trình viện trợ từ chính phủ mà họ chưa từng nhận được từ trước đến giờ
Mặc dù vậy, đối với người Bajau, đánh bắt cá không chỉ là một nghề kiếm sống và nước cũng không phải chỉ là một nguồn tài nguyên. Trọng tâm bản sắc văn hóa của họ là mối quan hệ giữa đại dương và con người. Vì vậy, khi nói đến việc bảo tồn tộc người Bajau, chúng ta không chỉ bảo tồn con người, mà còn bảo tồn văn hóa cùng với vùng biển mà họ gọi là nhà trong nhiều thế kỷ.
Thành Cát Tư Hãn có bao nhiêu con cháu?
Để tìm đáp án, giới khoa học đã nghiên cứu hàng nghìn mẫu máu thu thập trong 10 năm, từ hơn 40 nhóm dân cư sinh sống trong và gần lãnh thổ của đế chế Mông Cổ.
Thành Cát Tư Hãn mở rộng đế chế Mông Cổ từ Thái Bình Dương tới sông Danube trong suốt thời gian từ cuối thế kỷ 12 tới đầu thế kỷ 13. Để lại vô số chiến trường đẫm máu trên đường chinh phạt, vị vua này cũng để lại di sản con cháu đáng kinh ngạc. Ước tính khoảng 16 triệu người hiện nay là hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn.
Trong nghiên cứu xuất bản trên Tạp chí Di truyền học Nhân loại Mỹ 2003, nghiên cứu về di sản gene của người Mông Cổ phát hiện 0,5% đàn ông trên thế giới mang gene của Thành Cát Tư Hãn và 8% đàn ông sống trong lãnh thổ cũ của ông nhiễm sắc thể Y giống nhau.
Tượng Thành Cát Tư Hãn ở Ulan Bator, thủ đô Mông Cổ. (Ảnh: EPA)
Sự trỗi dậy của Thành Cát Tư Hãn
Thành Cát Tư Hãn tên Mông Cổ là Temüjin, sinh năm 1162 trong thời kỳ các bộ lạc Mông Cổ xung đột gay gắt. Ông xuất thân từ gia đình dòng dõi chiến binh lâu đời, được đặt tên theo một thủ lĩnh Tatar mà cha ông bắt được. Năm Thành Cát Tư Hãn lên 9 tuổi, cha ông bị đối thủ giết chết. Bị bộ lạc từ bỏ, Thành Cát Tư Hãn và mẹ sống trong nghèo khó.
Dần dần, người anh cùng cha khác mẹ của ông vươn lên làm chủ bộ lạc, khiến ông bất mãn. Cảm giác bất mãn của ông lên tới đỉnh điểm khi tự tay bắn chết người anh cùng cha khác mẹ.
Quyết tâm thống nhất các bộ lạc du mục trên cao nguyên Mông Cổ, ông lấy vợ người nước ngoài và sinh được 4 con trai với bà Borte. Các con ông được đặt tên là Jochi, Chagatai, Ögedei và Tolui. Sau đó, ông có thêm vô số con. Thành Cát Tư Hãn huy động đội quân 20.000 chiến binh tiêu diệt người Tarta và dẫn quân đi khắp lục địa. Ông dạy họ cưỡi ngựa không dùng tay, để họ rảnh tay cầm lao và thương giết chết kẻ thù.
Mỗi khi thắng trận, ông đều ra lệnh giết chết tù binh là trai trẻ, đàn ông cao từ 90 cm trở lên. Nhìn thấy bất kỳ người phụ nữ nào vừa mắt, ông đều nạp làm thiếp. Quân đội của Thành Cát Tư Hãn tăng lên 80.000 người vào năm 1206. Khi đánh bại tất cả các bộ lạc Mông Cổ thù địch vào năm sau, ông được gọi là Thành Cát Tư Hãn, nghĩa là người cai trị toàn cầu, vị thần tối cao của dân tộc.
"Niềm vui lớn nhất của một người đàn ông đánh bại kẻ thù, đánh đuổi chúng trước mặt mình, lấy đi tất cả những gì chúng có, nhìn thấy người chúng yêu thương rơi nước mắt, cưỡi ngựa của chúng, ôm vợ và con gái của chúng trong tay mình", Thành Cát Tư Hãn nói.
Hơn 20 năm sau, ông cai trị hầu hết nước Nga ngày nay, Trung Quốc, Iraq, Triều Tiên, Đông Âu và Ấn Độ. Cuộc tàn sát 40 triệu người của Thành Cát Tư Hãn trên đường chinh phạt đã giúp lượng khí thải carbon của nhân loại giảm 700 triệu tấn.
Hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn
Nhóm chuyên gia quốc tế nghiên cứu di truyền học năm 2003 đặt câu hỏi: "Có bao nhiêu người là hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn?". Để tìm hiểu, họ nghiên cứu 5.000 mẫu máu thu thập trong 10 năm từ hơn 40 nhóm dân cư sinh sống trong và gần lãnh thổ của đế chế Mông Cổ. Chỉ một quần thể bên ngoài biên giới cũ của đế chế mang gene của ông là nhóm dân tộc Hazaras nói tiếng Ba Tư ở Afghanistan và Pakistan.
"Người Hazaras cung cấp cho chúng tôi manh mối đầu tiên về mối quan hệ với Thành Cát Tư Hãn", Spencer Wells, nhà di truyền học, đồng tác giả của nghiên cứu, nói. " Họ truyền miệng câu nói lâu đời rằng họ là hậu duệ dòng chính của Thành Cát Tư Hãn".
Người Hazaras ở Pakistan, hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn. (Ảnh: Wiki)
Wells tập trung nghiên cứu nhiễm sắc thể Y trong các mẫu máu. Vì nhiễm sắc thể này không trải qua quá trình tái tổ hợp như những gene khác mà luôn truyền từ bố sang con, nên nó không thay đổi. Các đột biến ngẫu nhiên có thể xảy ra, nhưng điều này giúp các nhà nghiên cứu phát hiện được chúng đều cùng một dòng dõi.
"Chúng tôi xác định được một dòng nhiễm sắc thể Y có yếu tố bất thường", nghiên cứu viết. "Nó được tìm thấy ở 16 dân tộc sinh sống khắp khu vực rộng lớn ở châu Á, trải dài từ Thái Bình Dương tới biển Caspi và xuất hiện với tần suất cao: 8% đàn ông ở 16 dân tộc mang nhiễm sắc thể đó, tương đương 0,5% dân số thế giới (gần 16 triệu người)".
Các chuyên gia tìm thấy dòng dõi đặc biệt từ 1.000 năm trước là con cháu của Thành Cát Tư Hãn, cho hay, cứ 200 người đàn ông còn sống ngày nay thì 1 người là hậu duệ của ông. Điều này trùng hợp với ước tính của một số học giả rằng ông khiến hơn 1.000 phụ nữ mang thai trong thời gian trị vì. Các nhà di truyền học nói thêm có sự tương quan giữa con đường chinh phạt mở rộng lãnh thổ của Thành Cát Tư Hãn và sự lan tỏa dòng giống của ông.
Truy lùng hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn
Hiện chưa rõ Thành Cát Tư Hãn bao nhiêu con ruột. Chỉ có 4 người con đầu của ông với Borte được công nhận chính thức. Jochi ít nhất 16 con, trong khi Chagatai có 15 con.
"Đây là minh chứng rõ ràng rằng văn hóa đóng vai trò lớn trong các kiểu biến đổi di truyền và đa dạng trong quần thể người", Wells nhận xét. "Đây là trường hợp đầu tiên được ghi nhận, khi nền văn hóa nhân loại khiến một dòng gene duy nhất phát triển tới quy mô lớn như thế chỉ trong vài trăm năm".
Bi kịch của chủng tộc người khổng lồ Nằm ngoài khơi bờ biển phía Tây Bắc của châu Phi, Quần đảo Canary là điểm dừng chân của nhiều thủy thủ trước khi vượt Đại Tây Dương. Tranh mô tả người Guanches với lối sống bán du mục trên Quần đảo Canary. Bị cô lập khỏi các nền văn minh lục địa, nhóm đảo nhỏ này đã phát triển nền văn hóa...