Bộ tiêu chí kiểm soát dịch tại TPHCM và các nơi giãn cách theo Chỉ thị 16
Bộ Y tế vừa ban hành các tiêu chí kiểm soát dịch tại TPHCM và các địa phương giãn cách theo Chỉ thị 16.
Trong đó gồm nhóm các tiêu chí về số ca mắc và chỉ số nguy cơ lây nhiễm.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long vừa ký các quyết định ban hành tiêu chí về kiểm soát dịch riêng cho TPHCM và các tỉnh thành giãn cách theo Chỉ thị 16.
Cụ thể:
Với TPHCM , một địa bàn (cấp thành phố, huyện, xã) kiểm soát được dịch Covid-19 khi đáp ứng các tiêu chí như sau:
Nhóm tiêu chí về số mắc Covid-19
- Số ca mắc mới tại cộng đồng (ngoài khu vực đang thực hiện cách ly y tế) theo tuần có xu hướng giảm liên tục so với 2 tuần liền kề trước đó và giảm ít nhất 50% so với tuần cao nhất trong đợt dịch.
- Tỷ lệ số mẫu xét nghiệm dương tính/ số người lấy mẫu xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR trong ngày tại cộng đồng có xu hướng giảm liên tục trong vòng 14 ngày.
- Không ghi nhận chuỗi, chùm ca bệnh lây nhiễm mới xuất hiện trong vòng 7 ngày.
Video đang HOT
Ảnh minh họa.
Nhóm chỉ số về nguy cơ lây nhiễm
- Giảm tối thiểu 30% các huyện, xã ở mức độ nguy cơ rất cao (theo hướng dẫn đánh giá tại Quyết định số 2686 của Ban chỉ đạo quốc gia ngày 31/5).
- Giảm tối thiểu 30% các huyện, xã ở mức độ nguy cơ cao.
- Giảm tối thiểu 30% các huyện, xã ở mức độ nguy cơ.
Với các tỉnh, thành áp dụng Chỉ thị 16 khác tương tự cũng có các nhóm tiêu chí về số ca mắc mới và chỉ số về nguy cơ lây nhiễm. Trong đó, các tiêu chí về số ca mắc mới giống như trên, song có một số điểm khác biệt ở nhóm các chỉ số về nguy cơ:
Theo đó gồm 4 tiêu chí sau (thay vì 3 như TPHCM):
- Giảm tối thiểu 50% các huyện, xã ở mức độ nguy cơ rất cao.
- Giảm tối thiểu 50% các huyện, xã ở mức độ nguy cơ cao.
- Giảm tối thiểu 50% các huyện, xã ở mức độ nguy cơ.
- Tăng tối thiểu 30% các huyện, xã ở mức bình thường mới.
Bộ Y tế yêu cầu TPHCM và các tỉnh thành giãn cách theo Chỉ thị 16 căn cứ trên các tiêu chí này triển khai Nghị quyết 86 của Chính phủ và đánh giá kết quả thực hiện, báo cáo về Bộ để tổng hợp báo cáo Chính phủ.
Nghị quyết 86 của Chính phủ ban hành ngày 6/8 đặt mục tiêu TPHCM phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 15/9. Các tỉnh Bình Dương, Long An, Đồng Nai phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 1/9. Các tỉnh, thành khác phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 25/8.
3 lý do khiến đường phố TP HCM đông đúc
Số người được ra ngoài đông hơn, nhiều tuyến nhánh bị chặn để kiểm soát, mỗi ngày hơn 200.000 người đi tiêm vaccine khiến đường phố đông dù đang giãn cách, theo Phó chủ tịch TP HCM.
Thông tin được Phó chủ tịch UBND TP HCM Dương Anh Đức nói tại buổi họp báo về công tác phòng chống Covid-19 trên địa bàn chiều 19/8. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh TP HCM ghi nhận gần 160.000 ca nhiễm trong đợt dịch thứ tư và trải qua 42 ngày giãn cách theo Chỉ thị 16.
Phó chủ tịch UBND TP HCM Dương Anh Đức tại buổi họp báo. Ảnh: Hữu Công
Theo ông Đức, thành phố có gần 10 triệu dân, thống kê của Công an thành phố có thêm 3 triệu người tạm trú. Thời gian qua, thành phố đã ban hành nhiều quyết định để hạn chế người dân ra đường nếu không cần thiết. Từ ngày 16/8, thành phố cho phép thêm một số nhóm công việc được ra ngoài để cung ứng hàng thiết yếu, bảo trì hạ tầng, kỹ thuật... tổng cộng khoảng 1,2 triệu người.
Nguyên nhân thứ hai, ngày càng có nhiều đường nhánh bị chặn để thuận tiện cho việc kiểm soát. Xe chỉ có thể chạy trên các trục đường chính khiến tuyến này đông hơn.
Cảnh sát kiểm tra giấy tờ người qua chốt đường Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh, chiều 17/8. Ảnh: Hà An
Lý do thứ ba, mỗi ngày thành phố có hơn 200.000 người đi tiêm vaccine, ngày cao điểm khoảng 300.000 người. Đây là công tác rất quan trọng trong phòng chống dịch. Thành phố đặt mục tiêu từ đây cuối tháng 8 tiêm 2/3 trong tổng số hơn 7 triệu người trên 18 tuổi.
"Nếu những người tiêm vaccine thực hiện đầy đủ quy định, di chuyển không giao lưu, tiếp xúc thì không gây nguy cơ lây nhiễm", ông Đức nói.
Ngoài ra, theo báo cáo của Công an TP HCM, hầu hết số người ra đường nằm trong nhóm được phép. Một số ít ra đường không đúng quy định bị xử phạt với tỷ lệ vi phạm dưới 1,5%.
Sáng nay, cơ quan chức năng thành phố rà soát lại 17 nhóm ngành nghề được phép ra đường từ 6h tới 18h. Sau rà soát, nhóm nào không cấp thiết sẽ bị hạn chế đi lại để phục vụ mục tiêu cao nhất là chống dịch.
Trước đó, theo thống kê của Sở Giao thông Vận tải, từ đầu tháng 8 đến nay, mật độ xe các tuyến đường tăng cao hơn, khi nhiều ngày tỷ lệ giảm chỉ 65-69%, so với mức giảm 74-79% trong những ngày cuối tháng 7.
Xe máy được thống kê ra đường đông nhất. Từ ngày 9 đến 16/8, loại xe này chiếm tỷ lệ 40-46% trong tổng xe trên đường, kế đến là xe tải (28-35%), ôtô con (16-28%).
Thừa Thiên Huế thu phí cách ly người từ vùng dịch về Từ ngày 17/8, người dân từ các tỉnh thành đang áp dụng Chỉ thị 16 về Thừa Thiên Huế sẽ phải cách ly tập trung và có thu phí. Quyết định trên được Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 Thừa Thiên Huế đưa ra trong bối cảnh địa phương ghi nhận 333 ca nhiễm. Số người từ các tỉnh, thành phố đang áp...