Bộ Tài chính yêu cầu cán bộ giảm chi phí xăng xe, lễ hội
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng yêu cầu công chức, viên chức tiết kiệm tối đa điện nước, xăng xe, văn phòng phẩm, chi phí hội thảo… Lãnh đạo bộ cũng yêu cầu toàn ngành hoàn thành tốt trách nhiệm thu ngân sách được giao.
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng vừa ký ban hành văn bản chỉ thị về tiết kiệm chi tiêu và tăng thu ngân sách cho 2 tháng cuối năm 2013. “Thời gian còn lại của năm không nhiều, trong khi khối lượng nhiệm vụ phải triển khai của ngành còn rất lớn”, chỉ thị nhấn mạnh.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng thừa nhận còn nhiều việc phải làm trong 2 tháng cuối năm. Ảnh:Nhật Minh.
Một trong những nhiệm vụ hàng đầu hiện nay theo đánh giá của Bộ trưởng là tiết kiệm chi tiêu thường xuyên khi ngân sách hụt thu lớn. Do đó, ông yêu cầu “tăng cường thắt chặt”, “tiết kiệm hơn nữa” các khoản như tiền nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu, chi phí lễ hội, khánh tiết, hội nghị, hội thảo, đi công tác trong và ngoài nước…
Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng khẳng định sẽ không xử lý bổ sung ngoài dự toán và ứng vốn, trừ trường hợp thật sự cần thiết, cấp bách. Đến hết năm, dự toán chi thường xuyên đã giao nhưng sử dụng chưa hết sẽ bị hủy bỏ.
Video đang HOT
Trước đó, số liệu báo cáo cho thấy 2013 sẽ là năm đầu tiên ngân sách hụt thu. Tổng thu ngân sách 10 tháng ước đạt gần 618 nghìn tỷ, chỉ bằng 75,8% dự toán, trong đó thu từ nội địa chưa đạt hai phần ba dự toán năm.
Để tăng thu cho ngân sách, Bộ trưởng yêu cầu cụ thể hoá chỉ tiêu các tháng còn lại cho từng đơn vị, cá nhân theo từng tuần, từng tháng. Không chỉ vậy, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng yêu cầu thủ trưởng các đơn vị thuế, hải quan chịu trách nhiệm về việc hoàn thành chỉ tiêu thu năm 2013 được giao.
Ngoài ra, theo thông tin từ Bộ Tài chính, các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế hoặc đã được hoàn thuế, dùng hóa đơn bất hợp pháp, có dấu hiệu chuyển giá… sẽ tiếp tục vào tầm ngắm của thanh tra ngành tài chính để chống thất thu cho ngân sách.
Bộ cũng cho biết, không loại trừ việc cùng Kho bạc nhà nước, ngân hàng cưỡng chế phong tỏa tài khoản những doanh nghiệp vi phạm. Nếu chưa nộp đủ tiền thuế nợ, doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ bị dừng làm thủ tục thông quan, ngừng phát hành hóa đơn bán hàng hoặc thậm chí cưỡng chế, thu tiền, tài sản…
Theo VNE
Giá xăng: DN lãi, sao lại trích quỹ bình ổn?
Cuối tháng 8/2013, trong khi chênh lệch giá giảm khoảng 500 đồng/lít xăng, nhưng liên bộ Tài chính - Công Thương chỉ quyết định giảm 300 đồng. Tại sao không giảm 500 đồng?
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng giải đáp băn khoăn này tại chương trình Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời, phát sóng trên VTV1, tối 29/9.
Tại chương trình, một người dân đặt câu hỏi đến Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng: Cuối tháng 8 vừa rồi, Bộ Tài chính giảm giá bán lẻ xăng 300 đồng/lít, đồng thời cho phép doanh nghiệp xăng dầu được trích sử dụng từ quỹ bình ổn 300 đồng/lít. "Lúc đó, doanh nghiệp xăng dầu đã tăng chiết khấu cho đại lý, chứng tỏ họ đã lãi, sao phải trích quỹ bình ổn cho doanh nghiệp?".
Để giải thích kỹ vấn đề này, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng quay lại kỳ tăng giá trước, ngày 17/7/2013. Khi đó, giá thế giới biến động bất thường lớn, nếu tính đủ yếu tố, giá bán lẻ tăng 988 đồng/lít xăng.
Tuy nhiên, do yêu cầu đảm bảo ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát, lợi ích nhà nước, doanh nghiệp người dân nên Bộ Tài chính- Bộ Công thương quyết định phải giảm lợi nhuận định mức của doanh nghiệp. Cụ thể, giảm từ 300 đồng xuống 100 đồng trong cơ cấu giá bán của xăng dầu thời điểm đó.
Cùng với đó, trích 300 đồng/lít xăng từ quỹ bình ổn giá xăng dầu, số chênh lệch còn lại là 468 đồng/lít xăng.
"Chúng tôi cho phép doanh nghiệp tăng giá tối đa 468 đồng/lít xăng trên số tăng đột biến lúc đó là 968 đồng/lít xăng", Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng
Trở lại lần điều chỉnh giá cuối tháng 8/2013, giá xăng dầu thế giới có xu hướng giảm và tính bình quân 30 ngày thì chênh lệch giảm khoảng 500 đồng/lít xăng.
Tuy nhiên, để đảm bảo lợi ích người tiêu dùng và lợi ích của doanh nghiệp, liên bộ quyết định trả lại cho đủ lợi nhuận định mức cho doanh nghiệp trước đó ngày 17/7 đã giảm 200/lít xăng đồng, bây giờ tăng thêm 200 đồng.
Bộ trưởng cũng đồng tình với ý kiến phải cân đối giữa những lần điều chỉnh giá chứ không chỉ riêng từng lần một. Ngoài ra, phải đảm bảo lợi ích vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tránh tăng đột biến.
Tại chương trình, người dân bày tỏ kỳ vọng Quỹ bình ổn giá xăng dầu sẽ được minh bạch hơn nữa. Cụ thể, có thể công khai lượng tiền trích Quỹ bình ổn cho mỗi doanh nghiệp xăng dầu hàng tháng thay vì hàng quý như hiện nay? Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, có thể công khai việc trích, sử dụng quỹ bình ổn giá đối với từng doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xăng dầu đầu mối trong một thời kỳ. Ví dụ như trong từng quý. "Nếu công khai hàng tháng, phát sinh nhiều chi phí, công sức, thủ tục hành chính. Vì công khai phải qua báo cáo của doanh nghiệp, thẩm tra của cơ quan Nhà nước. Do vậy, việc công khai Quỹ bình ổn giá xăng dầu theo từng quý là hợp lý", Bộ trưởng khẳng định.
Theo Khampha
Mạnh dạn bán doanh nghiệp nhà nước Thảo luận tại hội trường ngày 2.11 về ngân sách, các đại biểu Quốc hội cho rằng với mức hụt thu 63.630 tỉ đồng, năm nay thực sự là một năm buồn. Nhiều ý kiến đã đề xuất những giải pháp đột phá để cải thiện lại nguồn thu. ĐB Trần Du Lịch phát biểu tại phiên thảo luận - Ảnh: Ngọc Thắng...