Bộ Tài chính Mỹ lần đầu lên tiếng về đồng USD điện tử
Bộ trưởng Tài chính Mỹ cho rằng chính phủ nước này đã lên kế hoạch cụ thể về tiền điện tử của ngân hàng trung ương ( CBDC).
Phát biểu tại một sự kiện của American University, bà Janet Yellen, Bộ trưởng Tài chính Mỹ cho biết hình thức đồng USD kỹ thuật số có thể đáng tin cậy hơn so với việc lưu hành tiền mặt. Bà Yellen cũng nhấn mạnh sự biến đổi về mặt công nghệ đã tạo ra những nhận thức khác nhau liên quan đến tiền mã hóa.
“Một số người ủng hộ công nghệ blockchain nói rằng nó có thể biến đổi một cách triệt để và đưa đến nhiều lợi ích đến mức chính phủ nên lùi lại phía sau và để cho sự đổi mới đi theo đúng quỹ đạo. Mặt khác, những người hoài nghi nhận thấy nhiều hạn chế trong công nghệ này và các ứng dụng liên quan đến nó”, bà Yellen phát biểu.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết chính phủ đã có kế hoạch cụ thể cho tiền điện tử trung ương (CBDC).
Bên cạnh đó, bà Yellen cũng nói về về đồng tiền điện tử của ngân hàng trung ương (CBDC), một lĩnh vực được các nhà hoạch định chính sách của Mỹ quan tâm trong vài năm qua.
CBDC là loại tiền điện tử được phát hành bởi một ngân hàng trung ương. Chúng được gắn với giá trị của tiền tệ pháp định (fiat) của quốc gia đó. Các CBDC thúc đẩy sự hòa nhập tài chính cũng như đơn giản hóa việc thực hiện chính sách tài khóa và tiền tệ. Tuy nhiên, vì chúng không có tính ẩn danh như giao dịch tiền mã hóa, người dân lo ngại CBDC có thể giúp chính phủ theo dõi hoạt động tiêu dùng của họ.
“Việc phát triển tiền tệ thành hình thức như ngày nay là một quá trình năng động diễn ra trong nhiều thế kỷ. Hiện tại, chính sách tiền tệ và sử dụng một đồng tiền chung đã mang lại lợi ích rõ ràng cho sự ổn định và tăng trưởng kinh tế. Cách tiếp cận của chính phủ đối với tài sản kỹ thuật số phải được dẫn lối bởi sự những lợi ích đó”, bà Yellen nói.
Một số người nhận định CBDC có thể là sự phát triển tiếp theo của USD. Vào tháng 1, Cục Dự trữ Liên bang ( FED) cũng ra báo cáo nói về những lợi ích và rủi ro khi phát hành CBDC ở Mỹ. Bộ trưởng Tài chính Mỹ cho rằng CDBC phải hỗ trợ mạnh mẽ cho đồng USD trên thị trường quốc tế nếu nó được phát hành chính thức.
Video đang HOT
Bà Yellen nhấn mạnh CDBC sẽ phải hỗ trợ mạnh mẽ cho đồng USD trên thị trường quốc tế.
Khi nói về tính rủi ro, bà Yellen nhận định nhiều cá nhân hoặc tổ chức có thể sẽ không theo kịp sự đổi mới. Từ đó, chính phủ sẽ đưa ra các dự luật nhằm tập trung vào các rủi ro tài chính của lĩnh vực blockchain, không phải công nghệ.
Ngoài ra, bà Yellen cũng chỉ ra nhiều lo ngại xung quanh thị trường tiền mã hóa, đặc biệt là việc sử dụng các stablecoin. Mặc dù được mệnh danh là “đồng tiền ổn định” nhưng rủi ro xung quanh nó vẫn tồn tại. Vào năm 2021, token TITAN của Iron Financial giảm giá mạnh cũng kéo theo sự đi xuống về mặt giá trị của stablecoin IRON.
“Đây không phải là giả thuyết. Stablecoin của Iron Financial lao dốc vào tháng 6/2021, khi giá tài sản được sử dụng để hỗ trợ cho stablecoin giảm mạnh đã gây ra phản ứng tiêu cực về việc mua lại đồng tiền này. Cuối cùng, tình trạng mất giá liên tiếp xảy ra”, Yellen cho biết.
Mỹ ban hành sắc lệnh mở đường quản lý tiền mã hoá
Ngày 9/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden ký sắc lệnh chỉ đạo chính phủ đánh giá nguy cơ và lợi ích của tiền mã hoá (crypto), cũng như nghiên cứu tiềm năng của đồng USD điện tử.
Đây là chỉ thị hành pháp đã được chờ đợi từ lâu để thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp crypto tại Mỹ, đặc biệt trong bối cảnh mối quan tâm đối với các tài sản kỹ thuật số ngày càng gia tăng trên toàn thế giới.
Theo Nhà Trắng, sắc lệnh này yêu cầu các cơ quan liên bang có cách tiếp cận thống nhất trong quản lý và giám sát tài sản kỹ thuật số trên 6 lĩnh vực chủ chốt gồm: bảo vệ người tiêu dùng, ổn định tài chính, hoạt động bất hợp pháp, khả năng cạnh tranh của Mỹ, tài chính toàn diện và đổi mới có trách nhiệm.
Bảo vệ người tiêu dùng
Chính quyền Tổng thống Biden yêu cầu Bộ Tài chính đánh giá và đưa ra khuyến nghị chính sách đối với crypto, đảm bảo "giám sát và bảo vệ hiệu quả trước bất kỳ nguy cơ tài chính nào gây ra bởi tài sản kỹ thuật số".
Trong khi các nhà hoạch định chính sách tập trung vào những rủi ro mang tính hệ thống từ crypto thì ngày càng nhiều lo ngại đối với vai trò của các đồng mã hoá ổn định (stablecoin). Đây là các mã thông báo kỹ thuật số được gắn với giá trị của những loại tiền tệ hiện có như đồng USD.
Có thông tin cho rằng, Tether - đồng stablecoin lớn nhất thế giới với hơn 80 tỷ USD lưu hành không có đủ lượng USD đảm bảo. Tether phủ nhận thông tin trên, nhưng cho biết dự trữ đảm bảo của đồng này không chỉ có tiền mặt mà gồm cả các nghĩa vụ nợ ngắn hạn như thương phiếu.
Hoạt động phạm pháp
Tổng thống Biden cũng yêu cầu các cơ quan chức năng "phối hợp hành động có trọng tâm" nhằm giảm thiểu các hành vi tài chính bất hợp pháp và nguy cơ đối với an ninh quốc gia gây ra bởi crypto. Ông đồng thời kêu gọi sự hợp tác quốc tế trong vấn đề này.
Tháng trước, Mỹ đã thu giữ số Bitcoin trị giá 3,6 tỷ USD, vụ bắt giữ lớn nhất tiền mã hoá lớn nhất họ từng thực hiện, liên quan tới vụ hack sàn giao dịch Bitfinex năm 2016.
Liên quan cuộc xung đột Nga - Ukraine, Washington đang lo ngại về khả năng crypto có thể giúp các tổ chức và cá nhân người Nga né tránh những biện pháp cấm vận.
Biến đổi khí hậu
Sắc lệnh đã "tế nhị" không đề cập trực tiếp tới vấn đề năng lượng của các loại tiền kỹ thuật số như Bitcoin. Thay vào đó, chỉ thị này yêu cầu các cơ quan nghiên cứu đảm bảo sự sáng tạo liên quan đến crypto "có tính trách nhiệm", giảm thiểu tác động tiêu cực với môi trường.
Năm ngoái, Trung Quốc đã cấm hoàn toàn việc khai thác tiền điện tử, dẫn đến 1 cuộc di cư của các "thợ đào" sang Mỹ và một số nước khác, chẳng hạn như Kazakhstan.
Tính cạnh tranh của Mỹ
Nhà Trắng hướng tới mang lại lợi thế cạnh tranh cho Mỹ so với các quốc gia khác ở lĩnh vực tiền điện tử. Điều này đặc biệt quan trọng khi Bắc Kinh đã cấm hoàn toàn tiền ảo.
Theo đó, Bộ Thương mại sẽ có trách nhiệm "thiết lập khuôn khổ thúc đẩy khả năng cạnh tranh và dẫn đầu của Mỹ trong tận dụng các công nghệ liên quan tài sản kỹ thuật số".
Đồng USD điện tử
Trung Quốc đang dẫn đầu trong phát triển đồng điện tử của Ngân hàng Trung ương, hay còn gọi là đồng CBDC, với ngày càng nhiều người dân nước này sử dụng thanh toán qua smartphone cũng như chi tiêu tài chính.
Sắc lệnh không đề cập tới việc Mỹ có nên phát hành đồng tiền kỹ thuật số riêng hay không, nhưng coi việc nghiên cứu CBDC tiềm năng là một vấn đề "cấp bách" đối với chính phủ.
CBDC có thể đẩy nhanh tốc độ thanh toán và các nhà lập pháp đang đánh giá một số vấn đề liên quan ổn định tài chính và bảo mật của đồng tiền này.
Mỹ xem xét phát hành đồng USD kỹ thuật số Theo Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED), đồng USD điện tử được chính phủ hỗ trợ sẽ giúp các giao dịch chuyển tiền diễn ra nhanh chóng và dễ dàng tiếp cận với số đông so với hệ thống ngân hàng hiện tại. Mới đây, FED đã ra báo cáo về ưu nhược điểm của đồng USD điện tử, lấy ý kiến...