Bộ Tài chính đề xuất cơ chế lương, thưởng đặc thù cho Công ty Mua bán nợ
Theo Bộ Tài chính, tiền lương và thu nhập của người lao động, người quản lý Công ty Mua bán nợ Việt Nam thời gian qua không ổn định cho nên cần có cơ chế tiền lương phù hợp với đặc thù hoạt động của công ty này.
Ảnh minh họa
Bộ Tài chính vừa công bố dự thảo Nghị định về Chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Công ty TNHH MTV Mua bán nợ Việt Nam (DATC). Một trong những điểm mới tại dự thảo này là các quy định liên quan đến tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người lao động và người quản lý của DATC
Cụ thể, Bộ Tài chính đề xuất cơ chế tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người lao động và người quản lý của DATC thực hiện theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiêp nhà nước và phù hợp với tính chất đặc thù, nhiệm vụ hoạt động của công ty.
Bộ cũng đề nghị Bộ LĐ-TB-XH chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan hướng dẫn cơ chế tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người lao động và người quản lý phù hợp với đặc thù của DATC.
DATC từng gây xôn xao dư luận khi chi mức lương khủng cho nhân viên vào năm 2016, với gần 67 tỉ đồng quỹ tiền lương và gần 17 tỉ đồng quỹ tiền thưởng cho 192 lao động.
Thu nhập bình quân (tiền lương) của người lao động DATC cả năm đạt 29 triệu đồng/tháng, cao hơn mức thu nhập bình quân năm 2015 là 28,1 triệu đồng/người/tháng. Riêng với người quản lý của DATC, mức lương năm 2016 là 54,8 triệu đồng/người/tháng, tăng mạnh so với mức dự kiến trước đó là 40,8 triệu đồng/người/tháng.
Video đang HOT
Còn theo báo cáo mới nhất về quỹ tiền lương, thưởng năm 2017 được DATC công bố vào tháng 4.2018 thì mức lương bình quân của người lao động là 26,3 triệu đồng/người/tháng, người quản lý là 49,4 triệu đồng/người/tháng.
Lý giải nguyên nhân đưa ra đề xuất trên, Bộ Tài chính cho biết thời gian qua tiền lương và thu nhập của người lao động, người quản lý DATC không ổn định. Năm 2017 và kế hoạch năm 2018, tiền lương của DATC giảm so với năm 2016 mặc dù chỉ tiêu doanh số mua nợ không giảm, và phụ thuộc vào các chỉ tiêu như năng suất lao động, tổng doanh thu trừ tổng chi phí chưa có lương, lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước.
“Có thể thấy diễn biến của các chỉ tiêu tính lương của DATC phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khách quan, vì vậy việc nghiên cứu quy định cơ chế tiền lượng phù hợp với đặc thù hoạt động của DATC là cần thiết”, Bộ Tài chính nói.
Việc trả lương, thù lao đối với người quản lý cũng được DATC khẳng định đã tuân thủ đúng theo quy định tại Nghị định 52/2016/NĐ-CP quy định về tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Tiền lương, thù lao đối với viên chức quản lý chuyên trách được xác định và trả gắn với hiệu quả sản xuất, kinh doanh, kết quả quản lý, điều hành hoặc kiểm soát và có khống chế mức hưởng tối đa.
Việc tăng chi trả lương, thưởng cho người quản lý và người lao động tại DATC được thực hiện trong bối cảnh kết quả sản xuất kinh doanh của DATC trong vòng 4 năm trở lại đây (2013-2016) đều tăng trưởng.
Riêng năm 2016, doanh số mua nợ, tài sản của công ty này đạt 2.244 tỉ đồng (tăng hơn 21% so với năm 2015), lợi nhuận trước thuế đạt 386 tỉ đồng (tăng hơn 20%) và nộp ngân sách 330 tỉ đồng (tăng hơn 15%). Năm 2017, doanh số mua nợ của DATC 2.290 tỉ đồng; doanh thu đạt 2.440 tỉ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 395 tỉ đồng; nộp ngân sách nhà nước 307 tỉ đồng.
Tuyết Nhung
Theo motthegioi.vn
Đề xuất về chế độ tài chính đối với AMC
Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư hướng dẫn chế độ tài chính đối với Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại (AMC).
Về sử dụng vốn, tài sản, dự thảo nêu rõ: AMC có trách nhiệm quản lý, sử dụng, theo dõi toàn bộ tài sản và vốn hiện có, thực hiện hạch toán theo quy định của chế độ kế toán hiện hành; phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời tình hình sử dụng, biến động của vốn và tài sản trong quá trình kinh doanh; xác định trách nhiệm và hình thức xử lý đối với từng bộ phận, cá nhân trong trường hợp làm hư hỏng, mất mát tài sản, tiền vốn của AMC.
AMC được sử dụng vốn để phục vụ hoạt động kinh doanh theo quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan theo nguyên tắc đảm bảo an toàn và phát triển vốn, một số nội dung cụ thể như sau:
AMC được sử dụng các nguồn vốn hợp pháp của AMC để mua các khoản nợ của các tổ chức tín dụng khác, của các AMC của các ngân hàng thương mại khác theo quy định của pháp luật. AMC thực hiện theo dõi và hạch toán các khoản nợ mua theo quy định của pháp luật.
AMC được chủ động sử dụng nguồn vốn của mình để sửa chữa, nâng cấp tài sản đã được AMC thu nợ nhằm mục đích gia tăng giá trị, tạo thuận lợi cho việc xử lý tài sản để thu hồi nợ. Những hoạt động đầu tư sửa chữa, nâng cấp tài sản thuộc về đầu tư xây dựng cơ bản phải chấp hành đầy đủ các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng.
AMC không được dùng vốn của mình để mua các khoản nợ từ ngân hàng mẹ; đầu tư, góp vốn, mua cổ phần tại ngân hàng mẹ và các công ty con, công ty liên doanh, liên kết mà ngân hàng mẹ góp vốn, mua cổ phần.
Việc trích lập và sử dụng dự phòng đối với các khoản nợ AMC đã mua được thực hiện theo quy định của pháp luật đối với các khoản nợ phải thu khó đòi của doanh nghiệp.
Doanh thu và chi phí
Theo dự thảo một số khoản doanh thu của AMC được thực hiện như sau: Tiền thu được do đòi nợ, khách hàng trả; tiền thu từ bán nợ, tài sản đảm bảo khoản nợ; doanh thu từ cho thuê, khai thác tài sản; thu lãi từ các khoản nợ đã mua; doanh thu từ xử lý nợ, xử lý tài sản bảo đảm cho ngân hàng mẹ (là số tiền mà AMC được hưởng khi thực hiện xử lý nợ, xử lý tài sản bảo đảm do ngân hàng mẹ ủy quyền cho AMC thực hiện); doanh thu từ việc được chia cổ tức, lợi nhuận còn lại... đối với các khoản nợ AMC đã mua thực hiện chuyển đổi nợ thành vốn góp, cổ phần.
Chi phí của AMC là các khoản chi phí thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh của AMC; tuân thủ nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí; có đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ theo quy định của pháp luật. AMC không được hạch toán vào chi phí các khoản chi do nguồn kinh phí khác đài thọ. Việc xác định và hạch toán chi phí được thực hiện phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.
Khánh Linh
Theo Trí Thức Trẻ
Đề xuất cơ chế lương, thưởng "đặc thù" cho Công ty mua bán nợ Bộ Tài chính đề xuất giao cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan hướng dẫn cơ chế tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người lao động và người quản lý phù hợp với đặc thù của Công ty mua bán nợ Việt Nam (DATC). DATC từng gây xôn...