Bổ sung thành phần hồ sơ phát hành trái phiếu doanh nghiệp
Chính phủ ban hành Nghị định 81/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 163/2018/NĐ-CP quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Theo đó, hồ sơ phát hành trái phiếu của doanh nghiệp theo quy định bao gồm:
- Phương án phát hành trái phiếu theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 163;
- Bản công bố thông tin về đợt phát hành trái phiếu theo Phụ lục I của Nghị định 163;
- Hợp đồng ký kết giữa doanh nghiệp phát hành với các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan đến đợt phát hành trái phiếu;
- Báo cáo tài chính năm trước liền kề của năm phát hành được kiểm toán;
- Kết quả xếp hạng tín nhiệm của tổ chức xếp hạng tín nhiệm đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu và loại trái phiếu phát hành (nếu có);
- Hợp đồng mua trái phiếu trong đó bao gồm cam kết của nhà đầu tư về việc đã tiếp cận đầy đủ nội dung công bố thông tin trước khi phát hành và hiểu rõ các rủi ro khi mua trái phiếu.
Như vậy, quy định mới đã bổ sung thêm “hợp đồng mua trái phiếu” vào thành phần hồ sơ phát hành trái phiếu của doanh nghiệp so với quy định tại Nghị định 163.
Video đang HOT
Nghị định 81/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/9/2020.
Trái phiếu doanh nghiệp phát hành trước khi Nghị định này có hiệu lực thi hành tiếp tục thực hiện theo điều kiện, điều khoản của phương án phát hành đã công bố thông tin cho nhà đầu tư; thực hiện việc lưu ký, báo cáo, công bố thông tin định kỳ và tuân thủ trách nhiệm của doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo quy định tại Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp: Rủi ro thẩm định đẩy về phía người mua
Sự nóng lên của thị trường trái phiếu doanh nghiệp có thể dẫn đến tình trạng cạnh tranh lãi suất, chất lượng trái phiếu doanh nghiệp không đồng đều, đẩy rủi ro về phía người mua phải tự thẩm định, đánh giá.
Trước những rủi ro này, các cơ quan quản lý đã đưa ra nhiều giải pháp để đảm bảo thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển minh bạch, ổn định, bền vững, bảo vệ công chúng đầu tư.
Nhà đầu tư theo dõi thị trường tại sàn giao dịch BVSC. Ảnh: Trần Việt/TTXVN
Theo dữ liệu công bố của các doanh nghiệp và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong 6 tháng đầu năm 2020 là 159.000 tỷ đồng, tăng 50% so với cùng kỳ năm trước. Các ngân hàng thương mại phát hành 42.500 tỷ đồng trái phiếu với lãi suất bình quân 6,72%/năm và kỳ hạn bình quân là 4,7 năm. So với lãi suất tiền gửi thì đây là mức lãi suất cao và hấp dẫn mạnh nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Theo Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt - VDSC, nhà đầu tư cá nhân đã nắm tới hơn 27% tổng khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm so với chỉ 9% khối lượng cả năm 2019.
Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho biết, do Việt Nam chưa tồn tại một tổ chức độc lập và uy tín để xếp hạng tín nhiệm các doanh nghiệp, vì vậy sự nóng lên của thị trường trái phiếu có thể dẫn đến tình trạng cạnh tranh lãi suất, chất lượng trái phiếu doanh nghiệp không đồng đều, đẩy rủi ro về phía người mua phải tự thẩm định, đánh giá.
VEPR cho rằng, trước mắt do ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh, áp lực đối với việc trả nợ của các doanh nghiệp phát hành trái phiếu cũng sẽ bị đẩy lên cao hơn, làm tăng rủi ro vỡ nợ. Đặc biệt, hiện nay các doanh nghiệp bất động sản đang gia tăng huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, cùng lúc đó các công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại đẩy mạnh phân phối trái phiếu doanh nghiệp cho nhà đầu tư cá nhân, khiến các nhà đầu tư này tiếp tục xu hướng tăng mua trái phiếu doanh nghiệp. Từ đó gây nên việc thị trường trái phiếu doanh nghiệp tăng trưởng nóng, tạo ra những rủi ro lớn cho thị trường.
Thực tế, nhà đầu tư thường bị hấp dẫn bởi lãi suất cao của trái phiếu doanh nghiệp. Dẫu biết rằng lợi nhuận cao thì đi kèm rủi ro cao, nhưng rủi ro ở đây đối với nhà đầu tư cá nhân là quá lớn.
Ông Nguyễn Văn Hùng, đường Nghi Tàm, Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội chia sẻ, khi đến phòng giao dịch của một ngân hàng thương mại cổ phần làm thủ tục tất toán khoản tiền tiết kiệm, nhân viên ở ngân hàng đã khuyên ông chuyển sang mua trái phiếu doanh nghiệp. Ông cho biết, ông khá đắn đo khi lãi suất gửi tiết kiệm ngày càng giảm, trong khi lãi trái phiếu được giới thiệu ở mức rất cao. Đặc biệt, đây lại là nhân viên của chính ngân hàng ông gửi tiết kiệm nên ông cũng có độ tin tưởng nhất định.
Thực tế, việc phát triển trái phiếu doanh nghiệp trong thời gian vừa qua cũng phù hợp với định hướng của Chính phủ là đa dạng hóa các nguồn vốn huy động trong xã hội, từng bước giảm sự phụ thuộc vào hệ thống các tổ chức tín dụng.
Ông Nguyễn Hoàng Dương, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính, Bộ Tài chính nhận định, thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển nhanh trong thời gian vừa qua là hợp lý để giúp doanh nghiệp tiếp cận kênh huy động trên thị trường vốn, bù đắp vào kênh vay tín dụng của ngân hàng trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước quản lý thận trọng đối với tăng trưởng tín dụng, đặc biệt là tăng trưởng tín dụng đối với khối doanh nghiệp bất động sản.
Tuy nhiên, theo ông Dương, tình hình trái phiếu doanh nghiệp như hiện nay và sự gia tăng của các nhà đầu tư cá nhân vào thị trường, đặc biệt là những nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ không có khả năng phân tích tình hình tài chính sẽ là rủi ro tiềm ẩn đối với thị trường và chính nhà đầu tư.
Ông Dương cho biết, Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan bao gồm cả Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục giám sát, kiểm tra, phạt vi phạm hành chính đối với những vi phạm trên thị trường.
Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, ông Trần Văn Dũng cũng nhìn nhận, bản chất của thị trường chứng khoán là một kênh dẫn vốn và phát hành trái phiếu cũng là một kênh huy động vốn rất quan trọng.
Theo ông Dũng, trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp có vốn vay, vốn phát hành trái phiếu (vốn nợ) và phát hành cổ phiếu (vốn chủ). Việc cân bằng được cơ cấu tốt nhất giữa 3 khoản mục này là rất quan trọng cho phát triển của doanh nghiệp.
Ông Dũng cho rằng, nếu doanh nghiệp phát hành cổ phiếu quá nhiều thì sẽ tăng thêm áp lực về cơ cấu cổ đông, áp lực về trả nợ, trả cổ tức cũng sẽ tăng. Bên cạnh đó, mấy năm gần đây tăng trưởng tín dụng liên tục giảm, đây cũng là chính sách và chủ trương lớn của Ngân hàng Nhà nước, là điều kiện tự nhiên để thị trường trái phiếu phát triển.
Thực tế, 2 - 3 năm vừa qua, thị trường trái phiếu phát triển rất mạnh và Bộ Tài chính cũng như Ủy ban Chứng khoán cho rằng đó là bước phát triển lành mạnh và tất yếu.
"Tuy nhiên, qua theo dõi chúng tôi thấy rằng, Bộ Tài chính có cảnh báo và Ủy ban Chứng khoán cũng có cảnh báo cho một số hiện tượng phát hành trái phiếu chưa thực sự lành mạnh và hàm chứa những rủi ro", ông Dũng nói.
Ông Dũng lấy ví dụ một doanh nghiệp rất nhỏ, nhưng tự nhiên phát hành lượng trái phiếu rất lớn, hoặc có những đợt phát hành trái phiếu mà doanh nghiệp phát hành có báo cáo tài chính, nguồn trả nợ không rõ ràng; hoạt động kinh doanh không hiệu quả, tài sản đảm bảo không có hoặc không được định giá một cách chắc chắn thì đây là những rủi ro cho nhà đầu tư.
Theo người đứng đầu Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, đây là cảnh báo cho những đợt phát hành và các nhà đầu tư phải tìm hiểu rõ khi tham gia mua trái phiếu chứ không phải là cảnh báo sự phát triển về thị trường trái phiếu.
Ông Dũng cho rằng, khi nhận thấy có rủi ro cho công chúng đầu tư thì thứ nhất cơ quan quản lý phải có sự cảnh báo, thứ hai là cơ quan quản lý cần hoàn thiện cơ sở pháp lý.
Thực tế, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 81/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2018/NĐ-CP ngày 4/12/2018 quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2020.
Theo nghị định này, mức dư nợ trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ tại thời điểm phát hành (bao gồm cả khối lượng dự kiến phát hành) không được vượt quá 5 lần vốn chủ sở hữu, theo báo cáo tài chính quý gần nhất tại thời điểm phát hành được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trước đó, dự thảo của Bộ Tài chính đưa ra con số giới hạn là 3 lần.
Số lần phát hành trái phiếu cũng sẽ bị siết lại sau khi Nghị định mới có hiệu lực. Theo đó, đợt phát hành sau phải cách đợt phát hành trước tối thiểu 6 tháng, mỗi doanh nghiệp chỉ có thể phát hành 1-2 đợt mỗi năm.
Doanh nghiệp có thể tách nhiều lần phát hành trong mỗi đợt, nhưng quy định mới cũng yêu cầu mỗi đợt phát hành phải hoàn thành trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công bố thông tin. Trái phiếu phát hành trong một đợt phát hành phải có cùng điều kiện, điều khoản.
Ngoài ra, trái phiếu doanh nghiệp phát hành tại thị trường trong nước bị hạn chế giao dịch trong phạm vi dưới 100 nhà đầu tư trong vòng một năm, sau đó được giao dịch không hạn chế.
Nghị định cũng quy định Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về chế độ công bố thông tin đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu, tổ chức lưu ký cung cấp thông tin định kỳ hàng tháng, hàng quý, năm về tình hình đăng ký, lưu ký trái phiếu cho Sở Giao dịch chứng khoán để Sở giao dịch chứng khoán tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính.
Để thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển minh bạch, ổn định và hiệu quả, người đứng đầu Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, ông Trần Văn Dũng cũng cho biết, ngành chứng khoán sẽ thực hiện xây dựng thị trường trái phiếu riêng biệt. Vì theo ông, nếu xây dựng được thị trường trái phiếu doanh nghiệp chuyên biệt thì doanh nghiệp phải đưa trái phiếu lên thị trường giao dịch, từ đó sẽ tạo ra sự công khai, minh bạch hơn và rủi ro thị trường sẽ giảm xuống.
"Đây là những việc phải làm và là một trong những nội dung mà cơ quan quản lý phải tập trung làm trong thời gian tới", ông Dũng nói.
Trong khi đó, ông Nguyễn Hoàng Dương, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính, Bộ Tài chính nêu quan điểm, mục tiêu của cơ quan quản lý hướng đến không phải là thắt chặt hay là nới lỏng phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Cơ quan quản lý quan tâm đến việc xây dựng một khung khổ pháp lý để đảm bảo khuyến khích được doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp huy động được vốn, nhưng cũng phải đảm bảo sự minh bạch và tuân thủ quy định pháp luật, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu.
Trái phiếu doanh nghiệp: Ngăn nhà đầu tư cá nhân "sập hố" Covid-19 có nguy cơ bùng phát trở lại, khiến rủi ro trái phiếu doanh nghiệp tăng cao. Việc ngăn chặn nhà đầu tư cá nhân thiếu kỹ năng phân tích tài chính đổ vốn vào kênh này là cần thiết. Một lượng lớn trái phiếu doanh nghiệp được phân phối qua hệ thống ngân hàng. Ảnh: Đ.T Ham lãi suất cao, nhà đầu...