Bổ sung nội tiết tố nữ: đừng chờ tới khi quá muộn!
Những phụ nữ trẻ thường không bận tâm đến vấn đề suy giảm nội tiết tố, nhưng lại phiền muộn rất nhiều đến hiện tượng rụng tóc, khô sạm da hay suy giảm ham muốn tình dục mà không biết rằng, nguyên nhân chủ yếu gây nên những triệu chứng này chính là sự suy giảm nội tiết tố nữ. Vậy khi nào cần bổ sung nội tiết tố và bằng cách nào?
Nội tiết tố nữ estrogen là một trong những hormon quan trọng đặc trưng cho nữ giới, khiến cho chị em có được giọng nói trong trẻo, ngực nở, da mịn và sức hút với nam giới. Estrogen chủ yếu được tiết ra một cách tự nhiên từ buồng trứng khi nang trứng phát triển. Ngoài ra, khi phụ nữ mang thai, nhau thai tiết estrogen nhằm giúp cho phôi thai có thể làm tổ trong tử cung và giữ trong thai được phát triển một cách bình thường.
Độ tuổi nào cần bổ sung nội tiết tố?
Cùng với sự gia tăng của tuổi tác, buồng trứng cũng dần giảm hoạt động và thoái hóa dẫn đến sự tụt giảm nội tiết tỗ nữ. Tùy theo đặc điểm di truyền của từng người, cũng như tác động của chế độ ăn uống, sinh hoạt, môi trường sống mà thời điểm bắt đầu suy giảm nội tiết ở mỗi người là khác nhau. Tình trạng này thường diễn ra từ tuổi 35 và rõ rệt hơn sau tuổi 40. Hoặc trong trường hợp đặc biệt, nếu phụ nữ bị cắt buồng trứng thì hiện tượng suy giảm estrogen cũng xảy ra từ đó bất kể tuổi tác.
Nồng độ estrogen bắt đầu sụt giảm từ độ tuổi 35 và rõ rệt từ sau 40 tuổi
Khi phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh, buồng trứng không còn khả năng tiết estrogen nữa, cũng là lúc nồng độ estrogen trong cơ thể sụt giảm trầm trọng. Khi đó, việc bổ sung estrogen từ bên ngoài chỉ nhằm mục đích bù đắp sự thiếu hụt mà không mang lại hiệu quả lâu dài.
Vì vậy, việc bổ sung estrogen và nuôi dưỡng buồng trứng cần được áp dụng sớm từ khi buồng trứng bắt dầu có sự suy giảm tự nhiên. Đây là thời điểm vàng để áp dụng các biện pháp chăm sóc nhằm kéo dài tuổi thanh xuân của chị em phụ nữ.
Triệu chứng của suy giảm nội tiết tố nữ
Ở độ tuổi từ 30 – 40, những biểu hiện của sự suy giảm nội tiết tố nữ thường nhẹ, có thể bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với các tình trạng khác. Triệu chứng này bao gồm:
Mụn trứng cá
Da khô sạm
Tóc khô, dễ rụng
Giảm ham muốn, khô hạn
Rối loạn kinh nguyệt
Da khô sạm là một trong những biểu hiện của sự suy giảm nội tiết tố nữ
Những triệu chứng này càng biểu hiện rầm rộ khi phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Ngoài ra, xuất hiện những triệu chứng đặc trưng khác bao gồm:
Bốc hỏa
Video đang HOT
Đổ mồ hôi đêm, người lúc nóng, lúc lạnh
Mất ngủ, tiểu đêm.
Thay đổi tính khí, dễ cáu gắt
Suy giảm trí nhớ
Loãng xương, xốp xương, mắc các bệnh lý về tim mạch.
Biện pháp bổ sung nội tiết tố nữ tự nhiên
Tùy thuộc vào mức độ nặng của triệu chứng gây ra do suy giảm nội tiết tố mà những biện pháp điều trị khác nhau được áp dụng. Liệu pháp thay thế hormon là một trong những điều trị được chỉ định ở phụ nữ với những biểu hiện nặng trong giai đoạn tiền mãn kinh hoặc mãn kinh. Tuy nhiên, việc sử dụng những thuốc này thường kèm theo những tác dụng không mong muốn như: tăng cân, tăng nguy cơ ung thư vú, nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu,..
Bổ sung nội tiết tố có thể được bắt đầu ngay từ khi chị em ở độ tuổi 30 hoặc trẻ hơn bằng cách thay đổi chế độ ăn, bổ sung những sản phẩm giàu estrogen như:
Các loại đậu và các sản phẩm từ đậu
Các loại rau củ: súp lơ, rau cải, cà rốt
Trái cây: mơ, cam, đào, dâu tây
Ôliu và dầu ôliu
Có thể bổ sung estrogen từ rau quả tự nhiên
Tuy nhiên, hàm lượng estrogen trong những thực phẩm này là rất thấp, bạn cần kiên trì với chế độ ăn này và sử dụng với lượng đủ nhiều.
Để khắc phục tất cả những yếu điểm đó, sản phẩm nội tiết tố Đông y thế hệ 2 ra đời. Sản phẩm không những bổ sung nội tiết tố tự nhiên từ mầm đậu nành mà còn có tác dụng nuôi dưỡng buồng trứng từ bên trong. Từ đó, giúp giảm thiểu các triệu chứng do suy giảm nội tiết tố nữ, đồng thời giúp kéo dài tuổi thanh xuân.
Phạm Hảo
Bổ sung nội tiết tố nữ có giúp giảm rụng tóc sau sinh?
Thống kê cho thấy có tới 90% phụ nữ gặp phải tình trạng rụng tóc sau sinh, trong đó có tới một nửa trong số đó gặp phải tình trạng rụng tóc nghiêm trọng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến tâm trạng và cuộc sống. Nhiều chị em phụ nữ tìm đến các giải pháp bổ sung nội tiết tố nữ với hy vọng có thể cải thiện tình trạng này.
Vì sao có tình trạng rụng tóc sau sinh?
Hiện tượng rụng tóc thường xảy ra trong khoảng từ tháng 2 đến tháng 7 sau khi sinh. Tóc rụng nhiều thành từng cụm khiến không ít mẹ hoang mang lo lắng. Nguyên nhân thường gặp dẫn tới tình trạng này bao gồm:
1. Hàm lượng nội tiết tố thay đổi đột ngột là nguyên nhân chính gây rụng tóc sau sinh
Tốc độ và chất lượng thay tóc của phụ nữ liên quan mật thiết với hàm lượng estrogen trong cơ thể. Khi lượng estrogen trong máu cao tốc độ thay tóc sẽ chậm lại và khi lượng estrogen thấp thì tốc độ rụng tóc sẽ nhanh hơn.
Estrogen giảm đột ngột là nguyên nhân chính gây rụng tóc sau sinh
Trong thời gian mang thai lượng estrogen tiết ra tăng so với bình thường, tuổi thọ của tóc được kéo dài, lúc này tóc dày và mượt hơn. Nhưng khi sinh xong, hàm lượng estrogen bắt đầu giảm đột ngột để thuận lợi cho quá trình tạo sữa, giúp estrogen trở về trạng thái cân bằng bình thường như trước khi mang bầu. Việc thay đổi nội tiết tố được coi là nguyên nhân chính gây nên tình trạng rụng tóc sau sinh.
2. Chế độ dinh dưỡng thiếu hụt trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh con
Khi mang thai, do cơ thể cần cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi phát triển, cơ thể người mẹ do tự ưu tiên điều chỉnh nên sẽ bị thiếu hụt một số vitamin và khoáng chất cần thiết cho tóc như protein, các vitamin nhóm B, canxi,... Hơn nữa, nhiều mẹ sau sinh thực hiện chế độ ăn kiêng cữ khắt khe, thiếu chất nên càng làm cho tình trạng rụng tóc nhiều hơn. Thiếu hụt dinh dưỡng sau sinh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, đó có thể là do:
Thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai
Mất máu cấp tính trong quá trình sinh nở
Chế độ ăn uống sau khi sinh không đủ dinh dưỡng cần thiết để người mẹ cho con bú và phục hồi sức khỏe.
Cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh để tránh tình trạng rụng tóc
3. Tâm lý căng thẳng, mất ngủ dẫn đến tình trạng rụng tóc
Rụng tóc sau sinh còn liên quan đến yếu tố tinh thần và giấc ngủ của mẹ. Rất nhiều sản phụ sau sinh nở thường rơi vào tình trạng căng thẳng, stress mệt mỏi do chứng trầm cảm sau sinh, hoặc do vì quá lo lắng chăm con, hay phải gánh chịu những áp lực từ nhiều phía. Việc stress gây rối loạn chức năng vỏ não, rối loạn thần kinh thực vật và chức năng thần kinh kiểm soát tóc và máu. Dẫn đến việc giảm cung cấp cho máu và da đầu, làm cho tóc thiếu dinh dưỡng dẫn đến rụng tóc nhiều.
Tình trạng mất ngủ sau sinh cũng là nguyên nhân phổ biến gây rụng tóc
Làm thế nào để giảm tình trạng rụng tóc sau sinh?
1. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và vitamin cần thiết
Trong quá trình mang thai, các bà mẹ đã dùng vitamin và thực phẩm chức năng để bổ sung dưỡng chất cần thiết. Tuy vậy, sau khi sinh bạn vẫn nên dùng các chế phẩm bổ sung, thậm chí còn nhiều hơn lúc mang thai. Vì cơ thể lúc này rất cần được cung cấp thêm năng lượng để hồi phục lại và tiết sữa cho con bú.
Tóc chủ yếu được cấu tạo bởi protein nên điều quan trọng là mẹ phải có chế độ ăn giàu protein, giúp mái tóc chắc khỏe, ngăn ngừa tình trạng rụng tóc. Protein có nhiều trong các loại thực phẩm như trứng, đậu đỗ, đậu lăng, thịt gà, cải bó xôi, pho mát không kem... Những nguồn protein này nên được dùng trong các bữa ăn hàng ngày, nhất là bữa sáng. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh với rau củ và trái cây. Những thực phẩm này không chỉ tốt cho sức khỏe của mẹ mà còn chứa flavinoid và các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ nang tóc. Thêm vào đó, chúng cũng kích thích tóc mọc nhanh hơn, có thể bù đắp nhanh lượng tóc rụng đi sau khi sinh. Ngoài ra cũng cần bổ sung vitamin và dưỡng chất vào chế độ ăn. Các vitamin nhóm B, vitamin E và C, kẽm và biotin giúp tăng cường độ chắc khỏe của tóc.
Bổ sung thực phẩm giàu protein là phương pháp hiệu quả giúp tóc chắc khỏe
2. Thay đổi suy nghĩ tích cực và lối sống lành mạnh
Những thay đổi sau khi sinh có thể khiến người phụ nữ trở nên stress, cáu gắt, mệt mỏi. Điều này trở thành một vòng lặp khiến người phụ nữ càng rụng tóc nhiều hơn lại càng cảm thấy chán nản hơn. Hãy mạnh dạn cho bản thân những thời gian riêng tư như đi gội đầu ngoài tiệm để được massage tóc nhẹ nhàng, dành cho mình 30 phút mỗi ngày để tập những bài tập nhẹ như đi bộ, thiền, yoga... Ngoài ra mẹ cần lưu ý uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày. Thiếu nước khiến da và tóc không đủ độ ẩm cần thiết, làm tăng rụng tóc. Ăn ngủ điều độ và xen kẽ các hoạt động thư giãn là cách giải tỏa căng thẳng tốt nhất, điều này cũng góp phần cho mái tóc đẹp hơn, khỏe hơn.
Ngủ đủ giấc khiến người phụ nữ vui vẻ và tràn đầy năng lượng
3. Tránh các yếu tố trực tiếp gây tổn thương tóc
Sau khi sinh là thời điểm nhạy cảm của cơ thể vì nồng độ hormone tăng, khiến tóc giòn, mảnh, dễ gãy. Nếu bạn gội đầu, chải đầu quá mạnh, chải tóc bằng lược dày khi tóc ướt hay sử dụng nhiều hóa chất như nhuộm, uốn, ép rất dễ khiến sợi tóc hư tổn nặng và rụng tóc. Hãy lựa chọn các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên, ít hóa chất hoặc dầu gội dành cho trẻ em để gội đầu. Hạn chế tạo kiểu tóc bằng nhiệt như sử dụng máy sấy tóc, máy ép tóc, lược quấn nhiệt, máy uốn nhiệt đều làm khô tóc và có thể làm tóc rụng nhiều hơn. Hãy để tóc bạn khô tự nhiên, nếu buộc phải dùng dụng cụ tạo kiểu tóc bằng nhiệt, hãy chọn mức mát nhất có thể hoặc thổi lạnh tóc sau khi thực hiện xong. Bạn cũng cần lưu ý có thể chủ động cắt những phần tóc đã hỏng, tóc bị chẻ ngọn... trước khi để tóc bị khô xơ không thể cứu vãn.
Tránh các hoạt động tạo nhiệt gây tổn thương cho tóc sau sinh
Bổ sung nội tiết tố nữ có làm giảm rụng tóc sau sinh?
Như vậy trong các nguyên nhân gây rụng tóc thường gặp ở phụ nữ sau sinh hầu hết là có thể khắc phục được bằng cách thay đổi chế độ sinh hoạt và làm việc, giảm tải căng thẳng, mệt mỏi. Riêng các nguyên nhân do suy giảm hoặc rối loạn lượng hormone estrogen trong cơ thể thì cần lưu ý hơn trong điều trị. Nhiều người đã tìm đến các liệu pháp bổ sung hormone estrogen và cân bằng estrogen nhằm cải thiện các triệu chứng rụng tóc do suy giảm tiết tố nữ gây ra. Có 2 nguồn bổ sung estrogen thường được sử dụng là estrogen có nguồn gốc tổng hợp và sử dụng estrogen có nguồn gốc thực vật (phytoestrogen). Mỗi biện pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng. Bổ sung estrogen tổng hợp có tác dụng nhanh nhưng nhiều tác dụng phụ và cần được bác sĩ kiểm soát nghiêm ngặt. Bổ sung phytoestrogen thì chậm tác dụng và khi ngừng bổ sung là các triệu chứng lại quay trở lại. Hai phương pháp này hoàn toàn là một chiều (chỉ đưa từ ngoài vào cơ thể) và cần được theo dõi kỹ trong trường hợp muốn có cân bằng estrogen trong cơ thể.
Sử dụng sản phẩm Đông y thế hệ 2 giúp cơ thể sản sinh estrogen một cách tự nhiên
Đông y từ lâu đã được dùng trong điều trị các triệu chứng do suy giảm nội tiết tố. Đông y không bổ sung estrogen tổng hợp hoặc estrogen thực vật từ bên ngoài, mà tác động từ bên trong, phục hồi, cải thiện hoạt động của buồng trứng, giúp buồng trứng tăng cường sản sinh estrogen một cách tự nhiên. Nhờ vậy tuy tác dụng có chậm hơn nhưng lại lâu dài, dù có ngưng sử dụng thì vẫn còn có tác dụng trong một thời gian chứ không bị mất tác dụng ngay và người dùng có thể sử dụng sản phẩm từng đợt chứ không phải thường xuyên, hàng ngày. Có thể ví đây là phương pháp điều trị kiểu cho cần câu chứ không phải chỉ cho cá như bổ sung estrogen tổng hợp hoặc estrogen thực vật.
Tuy nhiên, nếu chỉ sản xuất thuốc Đông y theo sách thì ai cũng làm được và khó mà có hiệu quả vượt trội. Tuy hiếm, nhưng cũng có một số bài thuốc gia truyền hiệu quả thực sự. Bài nội tiết, bổ huyết, điều kinh gia truyền của dòng họ Hoàng là một ví dụ. Hiện bài thuốc này đã được chuyển giao cho Công ty Nhất Nhất sản xuất thành sản phẩm nội tiết Đông y thế hệ 2 hiệu quả vượt trội.
Hải Nguyên
Nguy cơ sức khỏe do thiếu hụt nội tiết tố nữ Estrogen (còn gọi là nội tiết tố nữ) là một hormon quan trọng trong cơ thể phụ nữ, được tiết ra từ buồng trứng. Ở một người phụ nữ khỏe mạnh, trẻ trung (dưới 30 tuổi), cơ thể sản sinh đủ lượng nội tiết tố nữ (estrogen) cần thiết. Khi việc sản sinh estrogen không đủ, dẫn đến thiếu hụt, sẽ gây ra...