Bổ sung nhiều quy định quản lý TMĐT có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam
Bộ Công thương đề xuất bổ sung các quy định liên quan đến hoạt động TMĐT có yếu tố nước ngoài tại thị trường Việt Nam.
Bộ Công Thương đề xuất nhiều điểm mới trong Nghị định quản lý hoạt động TMĐT.
Bộ Công Thương đang lấy ý kiến vào dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ về thương mại điện tử (TMĐT).
Dự thảo mới sửa đổi, bổ sung nhiều điểm mới trong bối cảnh nhiều mô hình TMĐT mới xuất hiện, đa dạng về cách thức hoạt động và chủ thể tham gia, đặc biệt các mạng xã hội đang nổi lên là một phương thức giao dịch TMĐT phổ biến nhưng chưa được điều chỉnh; các hành vi vi phạm trong TMĐT diễn ra ngày càng phức tạp, đặc biệt là vấn nạn hàng giả, hàng lậu, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên các sàn giao dịch TMĐT và mạng xã hội; hoạt động TMĐT có yếu tố nước ngoài phát sinh dưới nhiều hình thức khác đang đặt ra yêu cầu mới đối với cơ quan quản lý nhà nước.
Trong dự thảo Nghị định, Bộ Công Thương đề xuất bổ sung các quy định đối với hoạt động TMĐT của thương nhân, tổ chức nước ngoài tại các Điều 67a, Điều 67b và Điều 67c.
Quản lý hoạt động TMĐT có yếu tố nước ngoài
Quy định về thương nhân, tổ chức nước ngoài hoạt động TMĐT tại Việt Nam, Bộ Công Thương nêu ra 2 phương án để lựa chọn.
Phương án 1 quy định cụ thể về khái niệm hoạt động của thương nhân, tổ chức nước ngoài hoạt động TMĐT tại Việt Nam, theo đó thương nhân, tổ chức nước ngoài được coi là có hoạt động TMĐT tại Việt Nam khi thiết lập website dưới tên miền Việt Nam hoặc website có ngôn ngữ tiếng Việt; hoặc thiết lập sàn giao dịch thương mại điện tử có 100.000 lượt giao dịch từ Việt Nam trong một năm. Việc đặt ngưỡng có tham khảo số liệu từ kinh nghiệm quốc tế và các giao dịch của các sàn giao dịch TMĐT nội địa.
Phương án 2 không quy định ngưỡng cụ thể mà giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ TT&TT, Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan quy định ngưỡng giao dịch/ lượt truy cập/số đơn hàng theo từng thời kỳ và phù hợp với thực tiễn của hoạt động thương mại.
Video đang HOT
Bộ Công thương cho rằng sự hiện diện của các công ty lớn về công nghệ và TMĐT trên thị trường Việt Nam được nhiều cơ quan, tổ chức, chuyên gia cảnh báo về sự không tương đồng giữa TMĐT và thương mại bán lẻ, trong khi bản chất đều là hoạt động phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng.
Dù theo phương án nào, dự thảo cũng quy định rõ căn cứ để cơ quan quản lý nhà nước tính toán lượt giao dịch hay lượt truy cập, số đơn hàng từ Việt Nam. Trong đó, 3 căn cứ tính toán chủ yếu được nêu là số liệu báo cáo tự nguyện của tổ chức, cá nhân có hoạt động TMĐT xuyên biên giới vào Việt Nam; thông tin thu thập thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan khác như hải quan, thuế, cơ quan quản lý Internet (số lượng truy cập), cơ quan ngân hàng (lượng giao dịch) và các nguồn công khai, uy tín.
Điều 67b bổ sung quy định thương nhân, tổ chức nước ngoài bán hàng hóa trên sàn giao dịch thương mại điện tử Việt Nam.
Theo lý giải của Bộ Công Thương, Nghị định 52 không có quy định cụ thể đối với người bán nước ngoài trên sàn giao dịch TMĐT, tuy nhiên, thời gian gần đây nhiều sàn giao dịch TMĐT mở rộng thị trường, tiếp cận các mô hình TMĐT xuyên biên giớivà được người tiêu dùng đặt mua. Theo đánh giá, các hoạt động này cũng làm phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn của thị trường, đặc biệt trường hợp trong quá trình giao dịch phát sinh tranh chấp hoặc khiếu nại của người tiêu dùng, quyền, lợi ích của người tiêu dùng sẽ gặp thách thức lớn, khác biệt cơ bản so với trường hợp phát sinh với chủ thể có hiện diện tại Việt Nam.
Do đó, dự thảo bổ sung để làm rõ trách nhiệm của chủ sàn giao dịch TMĐT khi có người bán nước ngoài. Theo đó chủ sàn sao dịch TMĐT Việt Nam là người chịu trách nhiệm xác thực danh tính của người bán nước ngoài khi cho phép các đối tượng này tham gia mua bán hàng hoá trên sàn; quy định này cũng phù hợp với các quy định về việc xác nhận danh tính của người bán nội địa trên sàn giao dịch TMĐT.
Mặt khác, khi có hoạt động bán hàng hoá của thương nhân, tổ chức nước ngoài trên sàn giao dịch TMĐT, chủ sàn có trách nhiệm yêu cầu người bán nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam thực hiện quyền xuất/nhập khẩu theo quy định của pháp luật; hoặc là đơn vị hoặc tổ chức thực hiện hoạt động nhập khẩu theo ủy thác của người mua đối với hàng hóa; hoặc yêu cầu thương nhân, tổ chức nước ngoài chỉ định đại lý thương mại của mình tại Việt Nam.
Điều kiện tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp ngoại
Dự thảo Nghị định bổ sung quy định về điều kiện tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ TMĐT. Theo đó, Dự thảo Nghị định nêu rõ: Hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Nhà đầu tư nước ngoài chi phối từ 1 doanh nghiệp trở lên thuộc nhóm 5 doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường dịch vụ TMĐT phải có ý kiến thẩm định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an. Nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường quy định tại điểm này không bao gồm doanh nghiệp có thị phần ít hơn 10% trên thị trường liên quan. Việc đánh giá yếu tố chi phối và vị trí thống lĩnh thị trường được căn cứ vào quy định hiện hành theo pháp luật cạnh tranh, pháp luật doanh nghiệp và pháp luật khác có liên quan.
Theo Bộ Công Thương, việc quy định một số điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài trong bối cảnh hiện nay là vô cùng cấp bách và cần thiết.
Dự thảo Nghị định đã bổ sung quy định nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực TMĐT Việt Nam phải thuộc danh sách các công ty công nghệ uy tín toàn cầu trong lĩnh vực TMĐT để đảm bảo “nâng cao tiêu chuẩn công nghệ, khuyến khích hình thức liên doanh và tăng cường liên kết, chuyển giao công nghệ giữa doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài”.
Danh sách này sẽ được Bộ Công Thương công bố trên cơ sở những công bố của các tổ chức chuyên ngành, thông tấn, báo chí quốc tế có uy tín và các tiêu chí khác theo chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Ngoài ra, để đảm bảo yêu cầu “bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, an sinh, trật tự, an toàn xã hội và nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế” và “ngăn chặn kịp thời các tác động tiêu cực cả về kinh tế và xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng”.
Dùng máy bay điều khiển gắn camera để dẫn đường buôn lậu thuốc lá
Trong những ngày gần đây, khu vực biên giới Tây Nam nước lũ dâng trắng đồng khiến cho hoạt động buôn lậu thuốc lá gia tăng mạnh, nhất là trong thời điểm đêm tối với những thủ đoạn vận chuyển hàng lậu rất tinh vi.
Thuốc lá nhập lậu gia tăng theo dòng nước lũ miền Tây
Mùa này tại khu vục biên giới của tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang nước lũ dâng cao trên các sông rạch, đồng ruộng, vì thế hoạt động buôn lậu hàng hoá qua biên giới thuận lợi, trong đó có mặt hàng thuốc lá.
Theo ghi nhận của lực lượng 389 các tỉnh biên giới Tây Nam, lợi dụng lúc trời mưa, đêm tối và dòng nước dâng cao, các đối tượng buôn lậu thuê người đai vác, dùng ghe thuyền đưa thuốc lá trái phép qua biên giới, nhiều nhất là ban đêm. Sau khi qua biên giới, thuốc lá được chuyển lên xe tải, xe khách, taxi, xe du lịch vận chuyển về các thành phố lớn tiêu thụ.
Thuốc lá nhập lậu từ biên giới Tây Nam cơ quan chức năng phát hiện tai địa điểm kinh doanh
Ông Nguyễn Tấn Phước - Phó giám đốc Công an kiêm Phó Ban Chỉ đạo 389 tỉnh An Giang - cho biết, gần đây khi lực lượng 389 tăng cường phối hợp kiểm soát tại những khu vự trọng điểm, giá cả các mặt hàng nhập lậu có sự chênh lệnh khá cao so với trong nội địa. Vì thế các đối tượng đầu nậu thường xuyên thay đổi phương thức buôn lậu, nhất là mặt hàng đường cát và thuốc lá ngoại.
Cụ thể, trong tháng 10/2020, lực lượng 389 tỉnh An Giang đã phát hiện 187 vụ mua bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu. Tổng trị giá hàng hoá bắt giữ hơn 4,8 tỷ đồng, giảm 55% so với tháng trước nhưng tăng 160% so với cùng kỳ. Riêng mặt hàng thuốc lá nhập lậu bắt giữ 100.185 gói, giảm 27,4% so với tháng trước nhưng lại tăng 90% so với cùng kỳ; lũy kế đến tháng 10/2020, lực lượng 389 đã thu giữ 920.357 gói thuốc lá lậu các loại.
Theo ông Nguyễn Tấn Phước, trên đia bàn khu vực biên giới, trong đó có An Giang, thuốc lá được đựng trong bọc kín thả xuống dòng nước rồi dùng tàu ghe kéo sâu vào nội đồng và thương hoạt động vào ban đêm nên rất khó kiểm soát. Trong nội địa, tình trạng dùng xe du lịch đời mới, xe khách để vận chuyển thuốc lá nhập lậu diễn ra khá phổ biến. Thuốc lá được trộn lẫn với các mặt hàng hợp pháp, chủ hàng đóng gói rồi gửi theo xe đi các nơi, khi phát hiện thường là hàng vô chủ.
Đơn cử ngày 24/10, tại xã Mỹ Đức, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang, lực lượng Cảnh sát giao thông đã bắt quả tang xe khách giường nằm biển kiểm soát 51B - 052.66 vận chuyển 200 bao thuốc la Hero từ Châu Đốc về TP. Hồ Chí Minh tiêu thụ. Trước đó, ngày 22/10, cũng tại địa bàn xã Mỹ Đức, huyện Châu Phú, Cảnh sát giao thông phát hiện xe khách biển kiểm soát 51B - 057.67 đi từ Châu Đốc về TP. Long Xuyên vận chuyển trái phép 200 gói thuốc lá nhập lậu.
Dùng máy bay điều khiển gắn camera để chuyển hàng lậu
Tại Kiên Giang, chỉ riêng trong 9 tháng đầu năm 2020, lực lượng 389 đã phát hiện 1.012 vụ việc vi phạm, giảm 5,3% so với cùng kỳ, trong đó 287 vụ buôn bán, vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng lậu. Hàng hóa nhập lậu chủ yếu là đường cát và thuốc lá.
Ông Ngô Công Tước - Phó Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Kiên Giang - cho biết, tình hình buôn lậu qua tuyến biên giới ở An Giang có giảm so với cùng kỳ năm ngoái nhờ các biện pháp siết chặt quản lý tuyến biên giới, như đóng các cửa khẩu, thiết lập trạm, chốt kiểm soát chặt chẽ các đường mòn, lối mở để chống hàng lậu và kiểm soát dịch Covid- 19. Tuy nhiên, dịp này đang là mùa mưa to, nước sông rạch, đồng ruộng dâng cao khiến cho của tình hình buôn lậu diễn biến rất phức tạp.
Theo ông Tước, phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng buôn lậu tại địa bàn biên giới Kiên Giang ngày càng tinh vi và khó lường. Các đối tượng đầu nậu tổ chức thuê cửu vạn chia nhỏ hàng hóa, mang vác qua biên giới không theo quy luật nhất định. Thậm chí, các đối tượng còn sử dụng các máy bay điều khiển cỡ nhỏ có gắn camera (flycam) theo dõi hoạt động tuần tra của lực lượng chức năng để cảnh giới, vận chuyển hàng lậu vào nội địa để tiêu thụ. Hành vi của các đối tượng buôn lậu rất liều lĩnh, manh động, hoạt động có tổ chức, sẵn sàng chống trả các lực lượng chức năng khi bị bắt giữ, gây khó khăn trong công tác chống buôn lậu.
Thuốc lá nhập lậu qua biên giới Tây Nam
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu tăng cường công tác chống buôn lậu thuốc lá. Thủ thướng yêu cầu các bộ ngành, các cơ quan chức năng liên quan tăng cường xử lý nghiêm các vi phạm theo Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ.
Các lực lượng chuyên môn cần lập các chuyên án để kiểm tra và xử lý nghiêm những đường dây, ổ nhóm, đối tượng cầm đầu buôn bán, nhập lậu thuốc lá. Lực lượng 389 trung ương và địa phương được giao nhiệm vụ tăng cường kiểm soát mặt hàng thuốc lá nhập lậu. Đồng thời các đơn vị kịp thời khen thương những tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc đồng thời kỹ luật nghiêm khắc nhưng tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm để xảy ra tình trạng buôn lậu thuốc lá diễn ra phức tạp trên địa bàn.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, lực lượng 389 các tỉnh thuộc khu vực biên giới Tây Nam hiện đã lập nhiều phương án để ngăn thuốc lá lậu trôi theo dòng nước lũ đang dâng cao ở khu vực này. Phương án đang được các cơ quan chức năng nhiều địa phương thực thi là tăng cường phối hợp giữa các lực lượng chống buôn lậu, lập thêm chốt chặn tại các điểm nóng như hai bên cánh gà cửa khẩu, đường mòn, lối mở qua biên giới. Trong nội địa, tổ chức thêm lực lượng để kiểm soát các điểm giao dịch, kiểm soát các điểm bán ở khu dân cư, chợ truyền thống, yêu cầu người kinh doanh ký biên bản và tái ký biên bán không buon bán, kinh doanh thuốc lá nhập lậu. Tổ chức tuyên truyền đến cư dân sinh sống ở khu vực biên giới không tham gia tiếp tay cho hoạt động buôn lậu thuốc lá.
Sau lệnh "siết" hàng xách tay, bất ngờ với cảnh tượng tại phố Nguyễn Sơn Kể từ sau Quy định mới "siết" hàng xách tay, các cửa hàng được gắn mác bán "hàng xách tay" vẫn mở cửa như bình thường, tấp nập khách giao dịch và doanh thu không sụt giảm. Có mặt tại một cửa hàng chuyên bán hàng mỹ phẩm, thực phẩm chức năng trên con ngõ ngang của phố Nguyễn Sơn, cửa hàng vẫn...