Bổ sung chất điện giải có thực sự cần thiết như nhiều người vẫn nghĩ?
Về cơ bản, các sản phẩm này sở hữu chất điện giải nhưng không chứa đường và phẩm màu như nhiều loại đồ uống thể thao khác.
Trong những năm gần đây, một loạt các đồ uống tăng cường chất điện giải được tung ra thị trường với quảng cáo như giúp bổ sung năng lượng hoặc làm bạn trở nên khỏe mạnh hơn. Về cơ bản, các sản phẩm này sở hữu chất điện giải nhưng không chứa đường và phẩm màu như nhiều loại đồ uống thể thao khác.
Dưới đây lời giải đáp của chuyên gia sẽ giúp bạn hiểu thêm về chất điện giải và thức uống đang được không ít người ưa chuộng này:
Chất điện giải là gì?
Chất điện giải là bao gồm khoáng chất như natri, clorua, magie, canxi, kali và một số chất khác. Adena Neglia, bác sĩ, chuyên gia nghiên cứu về chế độ dinh dưỡng thể thao tại Trung tâm Brown và Medina cho biết, các chất này có vai trò đảm bảo tế bào trong cơ thể hoạt động bình thường.
Chúng giúp điều chỉnh chức năng thần kinh, cơ bắp, cân bằng axit-bazơ và duy trì chất lỏng trong cơ thể. Chất điện giải giúp tránh mất nước, đặc biệt khi bạn hoạt động cường độ cao. Do đó, nếu không bổ sung đầy đủ chất này, mọi người có thể mắc phải một loạt các triệu chứng khó chịu như chuột rút, mệt mỏi, buồn nôn, hoa mắt, đau đầu hoặc thậm chí co giật và bất tỉnh.
Chất điện giải là bao gồm khoáng chất như natri, clorua, magie, canxi, kali và một số chất khác.
Cân bằng điện giải khá dễ dàng
Theo Lauren Cadillac, bác sĩ kiêm chuyên gia dinh dưỡng làm việc tại Manhattan, ngay cả khi không có đồ uống chuyên dụng, bạn hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu bổ sung chất điện giải của cơ thể thông qua chế độ ăn uống hàng ngày.
Kali có mặt trong rất nhiều loại thực phẩm như chuối, bơ, khoai lang và rau chân vịt. Trong khi đó, sữa, cá hồi, các loại hạt và hạnh nhân lại là nguồn cung cấp canxi dồi dào. Magiê thường nằm trong sô cô la đen, bơ, hạt và hầu hết các loại đậu. Về cơ bản, mọi người không cần bổ sung natri và clo vì hai thành phần này đều có trong muối ăn hàng ngày.
Không cần thiết dùng nước uống điện giải
Video đang HOT
Chuyên gia Neglia khuyên, hãy lựa chọn bổ sung chất điện giải thông qua chế độ dinh dưỡng trước khi sử dụng đồ uống. Thức uống này chỉ nên dành cho những người tập luyện nghiêm túc với cường độ cao như vận động viên. Hầu hết mọi người đang bổ sung chất điện giải vượt quá nhu cầu của cơ thể.
Nếu bạn là người thích tập luyện, hãy dùng thức uống này khi hoạt động cường độ cao kéo dài hơn một giờ hoặc đang tập trong môi trường rất nóng. Cơ thể mất rất nhiều chất điện giải khi đổ mồ hôi quá mức. Mồ hôi chứa một số chất điện giải và đa phần là natri, clo. Ngoài ra, nồng độ natri trong mồ hôi thay đổi tùy theo từng cá nhân.
Tất nhiên, cơ thể có thể mất chất điện giải do nhiều lý do khác như tiêu chảy hoặc các vấn đề sức khỏe. Chuyên gia Cadillac cho biết, điều quan trọng là chúng ta cần bổ sung những chất này khi thực sự cần thiết.
Hãy lựa chọn bổ sung chất điện giải thông qua chế độ dinh dưỡng trước khi sử dụng đồ uống.
Lợi ích của chất điện giải
Mất nước do uống rượu sẽ làm cạn kiệt chất điện giải. Vì vậy, bổ sung chất này có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn sau một đêm tiệc tùng. Dù vậy, mọi người vẫn không nên coi thức uống điện giải là phương thuốc giải rượu.
Thay vào đó, bạn hãy thử uống một ly nước dừa hoặc dùng đồ uống thể thao trước khi đi ngủ. Tránh mất nước là việc làm quan trọng giúp ngăn ngừa tác động xấu của rượu đối với cơ thể.
Không cần uống nước điện giải mỗi ngày
Thức uống điện giải không giúp ích và thậm chí có thể ảnh hưởng xấu tới cơ thể nếu bạn lạm dụng chúng lâu dài. Rất nhiều nhà sản xuất bổ sung thêm vitamin vào sản phẩm của họ. Do đó, thường xuyên sử dụng đồ uống này có thể kéo theo tình trạng dư thừa vitamin.
Thức uống điện giải không giúp ích và thậm chí có thể ảnh hưởng xấu tới cơ thể nếu bạn lạm dụng chúng lâu dài.
Dư thừa chất điện giải có khả năng dẫn tới những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tiêu thụ quá nhiều kali làm tăng kali máu, dẫn tới một loạt các triệu chứng như buồn nôn, mạch đập không đều, rối loạn nhịp tim và ảnh hưởng đến chức năng gan. Trong khi đó, dư thừa natri cũng gây nôn mửa, tiêu chảy và chóng mặt.
Nhìn chung, chất điện giải chỉ tốt cho sức khỏe khi thực sự cần thiết. Hầu hết mọi người đều không cần tăng cường chất này thông qua thức uống như nhiều nhãn hàng quảng cáo.
(Nguồn: Womenshealthmag)
Theo Helino
Cẩn trọng khi mua thủy hải sản khô
Một số cơ sở chế biến, doanh nghiệp sử dụng phụ gia như phẩm màu, chất bảo quản không có trong danh mục được phép hoặc vượt quá giới hạn cho phép để bảo quản thủy hải sản khô.
Thuỷ sản khô (cá khô, mực khô, tôm khô...) là loại thực phẩm được sử dụng phổ biến ở Việt Nam, tuy nhiên nếu quá trình sơ chế, chế biến, bảo quản không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, sử dụng phụ gia không theo quy định, sản phẩm có nguy cơ gây bệnh cho người tiêu dùng.
Nguy cơ về an toàn thực phẩm
Gần đây, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản khuyến cáo vì lợi nhuận một số cơ sở chế biến, doanh nghiệp đã sử dụng các chất phụ gia như phẩm màu, chất bảo quản không có trong danh mục được phép hoặc vượt quá giới hạn cho phép.
Điều này có thể gây hại cho người tiêu dùng như suy gan, thận và hệ thống tiêu hóa, thậm chí gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, nội tiết và nặng hơn là gây ra ung thư.
Trên thực tế trong nhiều năm trở lại đây, các cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh sử dụng phẩm màu, các chất bảo quản độc hại như natri borat (hàn the) hay trichlofon... để đuổi ruồi, muỗi cũng như kéo dài thời hạn của thực phẩm khô.
Chia sẻ với PLO, PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, ĐH Bách khoa Hà Nội, cho biết natri borat hay trichlorfon đều là hai chất không được phép sử dụng trong thực phẩm, ngay cả trong nuôi trồng thủy sản, cũng không được phép dùng vì tính độc hại của nó. Theo PGS Thịnh, một số cơ sở sử dụng natri borat để kéo dài hạn sử dụng cho sản phẩm khô, còn trichlorfon thì dùng tránh ruồi, muỗi bu vào.
"Hai chất này cực kỳ độc hại cho con người, có thể gây tử vong. Do đó cần cẩn trọng trong việc mua và sử dụng thực phẩm khô" - PGS Thịnh cho hay.
Vì lợi nhuận, nhiều cơ sở sử dụng hóa chất, phẩm màu để thủy sản khô kéo dài thời hạn sử dụng cũng như tránh ruồi muỗi, côn trùng... Ảnh: Nguyên Hà
Vị chuyên gia cho hay, con người ăn phải thực phẩm sử dụng hàn the sẽ tích lũy trong cơ thể, tùy liều lượng có thể gây nên những triệu chứng cấp tính và mạn tính. Lúc này hàn the đi vào cơ thể, ngấm vào tế bào máu và não, làm các tế bào thần kinh hoạt động không bình thường, dẫn tới tình trạng đần độn.
Thêm vào đó, hàn the còn gây hại cho gan, thận gây rối loạn chức năng, yếu ớt, bất lực, rối loạn kinh nguyệt, rụng tóc. Tuy nhiên, những thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày nếu có hàn the thì lượng độc tố cũng không đủ cao để khiến chúng ta bị ngộ độc cấp tính hay tử vong ngay mà sẽ tích tụ dần dần, khó phát hiện.
Đối với trichlorfon, trên thực tế được dùng để trừ nhiều loại sâu miệng nhai và chích hút cây trồng và nông sản, trừ côn trùng y tế và ký sinh trùng hại vật nuôi. Loại hóa chất này có độc tính thuộc nhóm độc II, có khả năng gây hại đến sức khỏe con người khi bị hấp thụ vào cơ thể, dẫn đến các triệu chứng xuất huyết, tức ngực, khó thở do co thắt ống phế quản. Trường hợp bị nặng có thể bị bất tỉnh, rối loạn thần kinh, nhịp tim bất thường hay có thể dẫn đến tử vong.
"Hai chất này cực kỳ độc hại cho con người, có thể gây tử vong. Do đó cần cẩn trọng trong việc mua và sử dụng thực phẩm khô" - PGS Thịnh cho hay.
Ngoài sử dụng hóa chất, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản nhận định thủy sản khô cũng có khả năng bị lây nhiễm các vi khuẩn có hại như E.coli, Salmonella. Những vi khuẩn này dễ dàng xâm nhập vào thực phẩm nếu như cơ sở sản xuất không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm từ quá trình khai thác, thu gom, sơ chế, chế biến (từ công nhân, trang thiết bị, dụng cụ chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm). Những loại vi khuẩn này khi đi vào cơ thể con người sẽ gây ra tiêu chảy, thương hàn.
Chọn sản phẩm có chỉ tiêu chất lượng rõ ràng
Để đảm bảo an toàn thực phẩm đối với thủy sản khô, Cục khuyến cáo các sở sản xuất, kinh doanh thuỷ sản khô phải tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình khai thác, sơ chế, chế biến, bảo quản thuỷ sản khô nhằm ngăn ngừa lây nhiễm vi sinh vật gây bệnh.
Các cơ sở kinh doanh tuyệt đối không sử dụng những chất phụ gia ngoài danh mục cho phép và tuân thủ liều lượng quy định của Bộ Y tế. Sản phẩm khi thành phẩm cần đóng gói kỹ lưỡng, vật liệu bao gói phải an toàn cho sức khỏe. Bảo quản hợp vệ sinh và nhiệt độ phù hợp với yêu cầu từng loại sản phẩm.
Đối với người tiêu dùng, khi mua hàng hóa, tuyệt đối không mua sản phẩm bị mốc, sản phẩm có màu sắc lạ. Cục cũng khuyến cáo người dân chỉ nên chọn mua ở những cơ sở uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, sản phẩm được in ấn ngày sản xuất và hạn sử dụng.
Vè vấn đề này, PGS Thịnh bày tỏ trên thực tế rất khó nhận biết đâu là thực phẩm khô an toàn và thực phẩm khô sử dụng các chất cấm để bảo quản hoặc chống ruồi, muỗi.
"Cách tốt nhất để bảo vệ người tiêu dùng là cơ quan chức năng phải tăng cường rà soát và lấy mẫu kiểm tra các cơ sở buôn bán hoặc tiểu thương ở chợ. Khi phát hiện cần công bố rộng rãi để người tiêu dùng tránh mua phải, đồng thời xử phạt theo đúng quy định pháp luật như xử phạt hành chính và tiêu hủy số sản phẩm vi phạm".
NGUYÊN HÀ
Theo PLO
Uống nước có thể chữa đau đầu? Khi bị đau đầu, tiện nhất là uống thuốc giảm đau tạm thời, nhưng có thể dẫn đến các tác dụng phụ và làm hại sức khỏe. Thay vào đó, nên tìm ra những lý do tiềm ẩn đằng sau những cơn đau đầu, có thể là do cảm xúc hoặc sinh lý. Nhưng như một bước nhỏ theo bản năng sinh tồn,...