Bổ sung canxi hợp lý cho cơ thể
Canxi là một trong 5 nguyên tố vi lượng quan trọng cần thiết cho cơ thể, là một trong những chất mà cơ thể cần với lượng tương đối lớn. Vì vậy, cần bổ sung canxi một cách hợp lý.
Năm 2011, Đại học Havard (Hoa Kỳ) thực hiện một nghiên cứu về sức mạnh của vẻ bề ngoài trong những buổi tuyển dụng. Kết quả điều tra của trường Havard cho thấy, 75% người phỏng vấn có cảm tình và niềm tin vào ứng viên sở hữu khuôn mặt khả ái. Trong mắt phần đông các nhà tuyển dụng, những thí sinh có ưu thế ngoại hình thường tự tin hơn, sáng tạo hơn và có khả năng hoàn thành công việc xuất sắc.
Tại Việt Nam, một trong những yếu tố để đánh giá bề ngoài là chiều cao. Dù điều này chưa hẳn là điều kiện cần hoặc đủ để được cho là đẹp, nhưng chiều cao cũng mang lại những lợi thế nhất định về mặt ngoại hình, thậm chí một số nghề nghiệp còn yêu cầu chiều cao tối thiểu thì mới có thể làm được, như phi công, tiếp viên hàng không, ngoại giao. Vậy nên, việc đầu tư phát triển chiều cao cho trẻ cũng là một trong những thứ mà các bậc cha mẹ ngày nay đang rất chú trọng.
75% người phỏng vấn có cảm tình và niềm tin vào ứng viên sở hữu khuôn mặt khả ái
Canxi và nhu cầu canxi theo từng giai đoạn
Canxi là một trong 5 nguyên tố vi lượng quan trọng cần thiết cho cơ thể, là một trong những chất mà cơ thể cần với lượng tương đối lớn. Các nhà khoa học xác định được rằng canxi là nguyên tố hoạt động nhất, ảnh hưởng khá nhiều đến các bộ phận của cơ thể, nhất là quá trình hình thành xương và răng. Khuyến cáo của Viện Y học (IOM) về nhu cầu canxi như sau:
1-3 tuổi: 700mg canxi mỗi ngày
4-8 tuổi: 1.000mg
9-18 tuổi: 1.300mg
Bên cạnh việc hiểu rõ nhu cầu canxi cho từng giai đoạn, các bậc cha mẹ cũng cần lưu ý 3 cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển chiều cao của trẻ. Đó là giai đoạn bào thai, giai đoạn hai năm đầu đời và giai đoạn dậy thì.Trong 3 giai đoạn đặc biệt này, cần đảm bảo cung cấp đầy đủ canxi cho trẻ để đảm bảo cho việc tăng trưởng chiều cao tối đa.
Video đang HOT
Cơ chế hấp thu canxi
Thông thường, chỉ có khoảng 20%-30% canxi từ thực phẩm được cơ thể hấp thu. Canxi không được hấp thụ sẽ được thải ra ngoài qua các dạng khác nhau. Khi có các bệnh đường ruột ( tiêu chảy dai dẳng, táo bón…), việc hấp thu canxi cũng kém đi. Với trẻ em, cơ thể trẻ chỉ hấp thu được canxi hòa tan, còn canxi không hòa tan thì không hấp thu được. Theo nghiên cứu của Viện dinh dưỡng Việt Nam năm 2012, lượng canxi từ bữa ăn hằng ngày của người Việt Nam trung bình là 482mg so với yêu cầu trung bình là 900mg. Ngay cả ở Mỹ, phần lớn người dân cũng không ăn uống đầy đủ canxi.
Bổ sung canxi hợp lý
Canxi có nhiều trong các loại thực phẩm: ngũ cốc, đậu nành, sữa và các sản phẩm từ sữa, rau dền, xúp lơ xanh, vừng… Vì thế, chỉ cần tăng cường các loại thực phẩm này, cơ thể đã có một lượng canxi cần thiết.
Nhiều người thường cho rằng nước xương hầm sẽ có nhiều canxi tuy nhiên, việc ninh xương không làm canxi hòa tan vào nước mà chỉ làm tăng chất béo.
Canxi trong thực phẩm có nguồn gốc động vật (các loại tôm cá, hải sản…) cũng dễ hấp thu hơn canxi có nguồn gốc từ thực vật.
Do đó, việc ăn đa dạng, phối hợp nhiều loại thực phẩm sẽ giúp bổ sung đủ lượng canxi mỗi ngày.
Các thực phẩm bổ sung canxi cho cơ thể
Khi không thể cung cấp đủ nhu cầu canxi cho cơ thể bằng thực phẩm, chúng ta có thể bổ sung bằng thuốc canxi theo chỉ dẫn của bác sĩ. Với những chế phẩm bổ sung canxi đa dạng trên thị trường hiện nay, mà nổi bật là thuốc canxi dạng nước như Calcium Corbiere, Canxim Bie hay Calci-B, việc lên kế hoạch bổ sung canxi hợp lý để đạt được một chiều cao lý tưởng sẽ là không quá khó nếu chúng ta biết đầu tư đúng lúc và đúng cách.
Theo Dân trí
Bí quyết bổ sung canxi theo từng lứa tuổi
Xương phát triển với tốc độ tối đa ở độ tuổi 9-18. Kết thúc đợt tăng trưởng ồ ạt vào 18 tuổi, có tới 90% xương trưởng thành đã được hình thành.
Do đó giai đoạn 9-18 tuổi là thời gian cơ thể cần nhiều canxi. Sau 30 tuổi, ngân hàng xương - nguồn dự trữ canxi của cơ thể - sẽ khóa lại, tước đi vĩnh viễn cơ hội tích lũy thêm canxi cho xương.
Nhu cầu canxi thay đổi theo lứa tuổi. Xương hấp thu và tích lũy canxi tối đa trong giai đoạn thiếu niên, nhất là thời kỳ 13-18 tuổi. Lúc này nhu cầu của cơ thể cao gần gấp đôi so với giai đoạn 4-8 tuổi. Thế nhưng, trên thực tế, phần lớn thanh thiếu niên không nhận đủ canxi từ khẩu phần ăn. Các nghiên cứu tại Mỹ cho thấy, ở độ tuổi 12-19, chỉ 10% trẻ gái và 30% trẻ trai nhận đủ lượng canxi khuyến cáo. Sự thiếu hụt canxi này ảnh hưởng rất lớn tới xương và răng.
Nhu cầu canxi ở trẻ em theo lứa tuổi.
Canxi - yếu tố đặc biệt quan trọng cho sức khỏe lâu dài của xương và răng.
Canxi là khoáng chất có mặt nhiều nhất trong cơ thể. 99% lượng canxi dự trữ nằm ở xương và răng. 1% còn lại nằm trong các chất dịch, chẳng hạn như máu. Canxi tham gia vào quá trình đông máu, dẫn truyền tín hiệu thần kinh, giúp cơ co giãn, tim đập khỏe, huyết áp ổn định...
Chế độ ăn giàu canxi khi còn trẻ tạo ra sự khác biệt rất lớn cho sức khỏe, cả trước mắt và lâu dài. Việc nhận đủ canxi ở giai đoạn này chẳng những giúp củng cố bộ xương trong hiện tại mà còn làm giảm nguy cơ loãng xương về sau.
Một số nghiên cứu của Mỹ cho rằng sự gia tăng tỷ lệ gãy cẳng tay ở trẻ em có nguồn gốc từ giảm khối lượng xương. Nguyên nhân là trẻ uống ít sữa, nhiều nước có ga và ít vận động hơn so với trước kia.
Loãng xương là bệnh lý khiến xương bị yếu và dễ gãy. Xương dựa vào canxi dự trữ để trở nên khỏe mạnh suốt đời. Kho xương cho dự trữ canxi chỉ mở trong một thời gian ngắn. Có thể ngăn ngừa loãng xương bằng cách tích lũy canxi trong ngân hàng xương từ khi còn trẻ, để xương có thể sử dụng chúng sau này.
Canxi cũng đặc biệt quan trọng cho răng. Kể cả trước khi mọc, những chiếc răng sữa và răng vĩnh viễn đã cần canxi để phát triển toàn diện. Sau khi mọc, canxi cũng có thể giúp bảo vệ răng khỏi bị sâu. Canxi cũng giúp xương hàm chắc khỏe.
Xương - ngân hàng dự trữ canxi
Xương là giá đỡ cho toàn bộ cơ thể, giúp bảo vệ các cơ quan bên trong như tim, phổi. Xương liên tục thay đổi - xương mới hình thành và xương cũ bị tiêu hủy, quá trình này gọi là tái cấu trúc.
Khi còn trẻ, quá trình hình thành xương mới diễn ra nhanh hơn so với tiêu hủy xương cũ. Khi này, canxi được nạp thêm vào ngân hàng xương bằng cách tăng mật độ xương và do đó làm tăng khối lượng xương.
Nguồn dự trữ canxi dồi dào đồng nghĩa với việc bạn sẽ có đủ nguồn canxi để tăng trưởng, tái tạo xương và thực hiện nhiều chức năng mà cơ thể đòi hỏi. Xương có mật độ lớn (xương chắc) ít có nguy cơ bị gãy hơn. Những người không dự trữ đủ canxi khi trẻ có nguy cơ bị các bệnh như loãng xương sau này.
Với đa số người, khối lượng xương đạt đỉnh điểm ở độ tuổi 30. Sau thời điểm đó, xương tiếp tục tái cấu trúc nhưng tình thế bị đảo ngược, quá trình mất xương chiếm ưu thế so với tạo xương. Điều này có nghĩa là cơ thể không thể tích lũy thêm canxi vào ngân hàng xương nữa, thay vào đó, nó sẽ phải rút canxi từ kho này.
Nạp đủ canxi khi cơ thể còn trẻ giúp chúng ta có bộ xương chắc khỏe mãi sau này. Nếu lựa chọn tốt, thực phẩm hằng ngày có thể cung cấp đủ lượng canxi cơ thể cần. Nếu không nhận đủ canxi, cơ thể sẽ lấy khoáng chất này từ xương để hỗ trợ các hoạt động sống còn. Điều này làm tăng nguy cơ bị bệnh loãng xương. Nhiều trường hợp, bệnh nhân chỉ nhận ra bệnh khi đã gãy một hoặc nhiều xương. Lúc này có thể đã quá muộn để sửa chữa những tổn thương.
Lượng xương có được khi 30 tuổi và tốc độ mất xương sau đó sẽ quyết định khả năng bị loãng xương của mỗi người. Lượng xương tối đa càng cao, nghĩa là có càng nhiều canxi trong ngân hàng xương, thì nguy cơ bị loãng xương càng thấp.
Bác sĩ Thu Thủy
Theo VNE
Lạm dụng canxi, tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học cho thấy, các tác dụng phụ của việc bổ sung canxi có thể là: táo bón và rối loạn dạ dày. Các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn có thể là: buồn nôn, nôn, chán ăn, giảm cân bất thường, tâm thần hoặc tâm trạng thay đổi, cơ/xương đau, đau đầu, khát nước,...