‘Bộ sậu’ mới ở Nhà Trắng dần rõ nét, quan hệ Mỹ – Trung dễ căng thẳng
Nội các sắp tới của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump dần hình thành với một số vị trí quan trọng là những người được đán.h giá rất cứng rắn trước Trung Quốc.
Hôm qua 12.11, tờ The Wall Street Journal dẫn một số nguồn tin thân cận tiết lộ ông Trump dự kiến chọn Thượng nghị sĩ Marco Rubio giữ vị trí Ngoại trưởng Mỹ và Hạ nghị sĩ Mike Waltz trở thành Cố vấn An ninh quốc gia khi chính thức quay lại Nhà Trắng vào tháng 1 tới đây. Ông Trump vừa qua cũng đã chọn Hạ nghị sĩ Elise Stefanik làm Đại sứ Mỹ tại LHQ và bà Susie Wiles làm Chánh văn phòng Nhà Trắng.
Nhà Trắng chờ đội hình nhân sự mới cho nhiệm kỳ tiếp theo của ông Trump. ẢNH: N.M.T
Nhiều gương mặt rõ nét
Trong khi đó, thông qua mạng xã hội, ông Trump cũng đã tiết lộ việc sẽ không chọn lựa bà Nikki Haley (cựu Đại sứ Mỹ tại LHQ và từng cạnh tranh với ông Trump để đại diện đảng Cộng hòa tranh cử tổng thống) vào “đội hình”. Tương tự, cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo cũng bị loại khỏi danh sách chọn lựa cho các vị trí quan trọng sắp tới.
Trước đó, nhiều thông tin đồn đoán cho rằng ông Pompeo là ứng viên làm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ. Trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump, chỉ trong 4 năm từ 2017 – 2021, có đến 5 người giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ mà nguyên nhân liên tục thay đổi đến từ việc bất đồng với chính ông Trump. Lần này, khi các chọn lựa của vị Tổng thống đắc cử được đán.h giá sẽ nhấn mạnh vào tính trung thành, thì vị trí lãnh đạo Lầu Năm Góc càng trở nên quan trọng hơn khi một số nhân vật có ảnh hưởng trong quân đội Mỹ liên tục nhấn mạnh quân đội chỉ trung thành với “hiến pháp” và quốc gia chứ không phải một cá nhân.
Nghị sĩ Mike Waltz. ẢNH: REUTERS
Chính vì thế, chủ nhân Lầu Năm Góc sắp tới được nhận định sẽ là người vừa trung thành với ông Trump vừa có thể điều hành hiệu quả quân đội Mỹ. Đến nay, sau khi cựu Ngoại trưởng Pompeo bị loại khỏi đường đua thì danh sách tiềm năng làm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ còn những ứng viên sau: ông Keith Kellogg (từng là quyền Cố vấn An ninh quốc gia trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump); nghị sĩ Mike Roger (Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Hạ viện); ông Richard Grenell (người từng là quyền Giám đốc tình báo quốc gia trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump) và ông Robert C. O’Brien (Cố vấn An ninh quốc gia trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump).
Ngoài các vị trí Ngoại trưởng, Cố vấn An ninh quốc gia và Bộ trưởng Quốc phòng, thì hai vị trí Bộ trưởng Tài chính và Bộ trưởng Thương mại cũng có ảnh hưởng lớn đến chính sách hành động đối ngoại sắp tới. Cựu Đại diện Thương mại Mỹ dưới thời Tổng thống Trump nhiệm kỳ đầu là ông Robert Lighthizer đang trở thành cái tên sáng giá để làm Bộ trưởng Tài chính hoặc Bộ trưởng Thương mại.
Đội hình “diều hâu” ?
Như vậy, tổng cộng còn 15 vị trí quan trọng trong nội các sắp tới của ông Trump. Tức vẫn còn khoảng 3/4 “bộ sậu” Nhà Trắng cần được ông Trump kiện toàn bộ máy. Tuy nhiên, khác với dự báo trước đó là đến cận kề lễ Giáng sinh thì bộ máy mới được chọn lựa hoàn tất, ông Trump dường như đang đẩy nhanh quá trình xây dựng đội ngũ. Có lẽ, đó là vì ông từng có kinh nghiệm từ nhiệm kỳ trước. Ngoài ra, lợi thế đảng Cộng hòa đang thắng thế ở cả thượng viện lẫn hạ viện cũng có thể giúp ông Trump dễ dàng đạt được các đề xuất nhân sự mà ít bị cản trở ở Quốc hội.
Mặc dù còn khuyết nhiều vị trí, nhưng việc chọn lựa ông Rubio làm Ngoại trưởng và ông Waltz làm Cố vấn An ninh quốc gia báo hiệu nhiều hành động đối ngoại của Nhà Trắng sắp tới sẽ rất cứng rắn. Cả hai nghị sĩ này đều được đán.h giá là “diều hâu”, có xu thế sử dụng các biện pháp “cơ bắp” trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc cũng như giải quyết các vấn đề đối ngoại.
Nghị sĩ Marco Rubio. ẢNH: REUTERS
Bên cạnh đó, ông Lighthizer cũng là một “diều hâu” và từng nhiều lần nhấn mạnh cần dùng những biện pháp mạnh mẽ trước Trung Quốc. Chính vì thế, nếu nhân vật này nắm giữ Bộ Tài chính hoặc Bộ Thương mại của Mỹ thì gần như chắc chắn Washington sắp tới sẽ “không nương tay” trong cuộc thương chiến với Bắc Kinh. Điều này đồng nghĩa với việc quan hệ Mỹ – Trung sắp tới sẽ còn căng thẳng.
Bên cạnh đó, cả hai nghị sĩ Rubio và Waltz đều nhấn mạnh cần thiết lập hòa bình giữa Ukraine và Nga, đồng thời cho rằng Mỹ không nên quá tốn kém cho những cuộc xung đột đang xảy ra ở Ukraine và Trung Đông. Tuy nhiên, giải quyết xung đột ở Ukraine là thách thức không nhỏ cho ông Trump trong nhiệm kỳ tới.
Trả lời Thanh Niên, một chuyên gia tình báo quốc phòng Mỹ nhận xét nhiều khả năng chính quyền mới của Washington sẽ gây áp lực với cả Moscow lẫn Kyiv. Trong đó, đối với Kyiv thì Washington có thể sử dụng “lá bài” viện trợ để khiến Ukraine phải ngồi vào bàn đàm phán và thậm chí phải chấp nhận không đòi hỏi một phần lãnh thổ đã bị chiếm đóng. Với Moscow, Washington có thể tạo sức ép bằng đ.e dọ.a cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tấ.n côn.g tầm xa để thọc sâu vào lãnh thổ Nga. Ngoài ra, không loại trừ khả năng Mỹ yêu cầu các nước châu Âu phải “gánh vác” nhiều hơn trong việc hỗ trợ Ukraine.
Tất nhiên, vẫn cần thêm thời gian để nhận định chính xác hơn về chương trình hành động sắp tới của ông Trump.
Bà Harris lần đầu xuất hiện sau bầu cử Mỹ
Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris ngày 11.11 xuất hiện tại lễ tưởng niệm ở nghĩa trang quốc gia Arlington (bang Virginia), sự kiện công khai đầu tiên của bà từ sau bài phát biểu hôm 6.11, thừa nhận thất bại trong cuộc bầu cử Mỹ. Bà Harris dự buổi lễ cùng Tổng thống Joe Biden tại nghĩa trang Arlington nhân kỷ niệm ngày Cựu chiến binh Mỹ, thực hiện nghi lễ đặt vòng hoa tại ngôi mộ của các liệt sĩ vô danh. Phó tổng thống Mỹ không phát biểu tại sự kiện và sau đó trở về Washington D.C, kết thúc lịch trình công khai trong ngày.
Tại buổi lễ tưởng niệm, Tổng thống Biden nói việc chăm lo cho các cựu binh là bổn phận thiêng liêng, đồng thời đề cập đây là lần cuối cùng ông dự buổi lễ với tư cách tổng tư lệnh quân đội Mỹ.
Nghĩa trang quốc gia Arlington là nơi an nghỉ của 2 vị cố tổng thống Mỹ, các vị tướng cấp cao và khoảng 400.000 cựu binh Mỹ.
Ông Trump chọn nhiều nhân vật cứng rắn vào Nhà Trắng?
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang tiếp tục bổ sung những cái tên mới cho bộ máy chính quyền nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Tổng thống đắc cử Trump đã chọn cựu hạ nghị sĩ Lee Zeldin làm Giám đốc Cơ quan Bảo vệ môi trường (EPA) trong nhiệm kỳ sắp tới, theo tờ The Guardian ngày 12.11.
Ông Lee Zeldin phát biểu trong một sự kiện vận động tranh cử của ông Trump hồi tháng 1 tại bang New Hampshire. ẢNH: REUTERS
Ông Zeldin từng làm hạ nghị sĩ đại diện cho bang New York cho đến năm 2023. Ông Trump miêu tả ông Zeldin là "chiến binh đích thực" cho các chính sách Nước Mỹ trước tiên của ông. Tổng thống đắc cử tin tưởng rằng vị quan chức sẽ đưa ra những quyết định về bãi bỏ thủ tục một cách công bằng và nhanh chóng nhằm tạo điều kiện phát triển cho doanh nghiệp Mỹ, đồng thời duy trì các tiêu chuẩn cao nhất về môi trường, gồm không khí và nước sạch.
Ông Trump sẽ đưa chiến lược gia về nhập cư lên cố vấn chính sách?
Ông Zeldin được cho là chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực môi trường nhưng là người ủng hộ lâu năm của ông Trump. Vị cựu nghị sĩ 44 tuổ.i bày tỏ vinh dự khi được đề cử và cam kết sẽ khôi phục vị thế hàng đầu của Mỹ về năng lượng, hồi sinh ngành ô tô để đưa việc làm về Mỹ, giúp Mỹ trở thành lãnh đạo thế giới về trí tuệ nhân tạo (AI). "Chúng ta sẽ làm điều đó trong khi bảo vệ việc tiếp cận nguồn nước và không khí sạch", ông Zeldin viết trên X.
Trong khi đó, tờ The New York Times loan tin ông Trump đã chọn thượng nghị sĩ Marco Rubio làm ngoại trưởng, song cũng có thể đổi ý vào phút chót.
Ông Trump và ông Rubio tại cuộc vận động ngày 4.11 ở bang Bắc Carolina. ẢNH: REUTERS
Ông Rubio là nhân vật cứng rắn nhất trong danh sách các lựa chọn tiềm năng của ông Trump, bên cạnh thượng nghị sĩ Bill Hagerty, cựu cố vấn an ninh quốc gia Robert O'Brien, theo Reuters.
Ông Rubio từng tranh cử tổng thống nhưng không thành công vào năm 2016. Trong nhiều năm qua, ông vận động chính sách đối ngoại mạnh mẽ đối với các đối thủ địa chính trị của Mỹ như Trung Quốc, Iran và Cuba.
Cố vấn cứng rắn của ông Trump trở lại?
Cùng ngày, CNN và các báo đài Mỹ loan tin ông Stephen Miller sắp trở lại Nhà Trắng với vai trò Phó chánh văn phòng phụ trách chính sách.
Ông Stephen Miller được cho là sẽ trở lại Nhà Trắng với vai trò lớn hơn. ẢNH: REUTERS
Ông Miller là cố vấn cấp cao và là kiến trúc sư trưởng của các chính sách nhập cư cứng rắn trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump. Ông Miller cũng được cho là người đề xuất kế hoạch trục xuất người nhập cư không giấy tờ hợp lệ tại Mỹ. Ông từng nói, trong nhiệm kỳ 2, chính quyền Trump sẽ tăng gấp 10 lần số lượng trường hợp trục xuất, lên mức hơn 1 triệu người mỗi năm.
Người phát ngôn Karoline Leavitt của ông Trump từ chối bình luận về thông tin của CNN và nói sẽ công bố khi có quyết định. Tuy nhiên, Phó tổng thống đắc cử J.D. Vance đã viết lời chúc mừng ông Miller trên X, gọi đây là một lựa chọn ấn tượng nữa của tổng thống đắc cử.
Bên cạnh đó, truyền thông Mỹ cũng loan tin ông Trump đã chọn hạ nghị sĩ Mike Waltz từ Florida làm cố vấn an ninh quốc gia. Đây là vị trí cực kỳ ảnh hưởng nhưng không cần thông qua sự phê chuẩn của Thượng viện.
Hạ nghị sĩ Mike Waltz. ẢNH: REUTERS
Ông Waltz từng là giám đốc chính sách quốc phòng cho các Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld và Robert Gates. Ông đắc cử vào Hạ viện vào năm 2018. Ông là Chủ tịch Tiểu ban về hậu cần quân sự của Ủy ban Quân vụ Hạ viện, đồng thời cũng là thành viên của Ủy ban Tình báo Hạ viện và Ủy ban Đối ngoại Hạ viện.
Ông Waltz, là cựu đại tá Lục quân Mỹ và là thành viên đơn vị đặc nhiệm Mũ nồi xanh đầu tiên trở thành hạ nghị sĩ, được cho là có chính sách cứng rắn về Trung Quốc. Ông là thành viên nhóm chuyên trách về Trung Quốc của đảng Cộng hòa và từng cho rằng quân đội Mỹ chưa chuẩn bị đủ cho một cuộc xung đột tiềm tàng tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Trong một cuốn sách xuất bản trong năm nay, ông Waltz trình bày chiến lược 5 phần nhằm ngăn ngừa chiến tranh với Trung Quốc, trong đó có việc vũ trang nhanh hơn cho Đài Loan, tái cam kết với các đồng minh tại Thái Bình Dương hay hiện đại hóa máy bay, tàu chiến.
Mặt khác, ông Trump đã xác nhận việc bổ nhiệm hạ nghị sĩ Elise Stefanik làm Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc cho nhiệm kỳ 2. "Bà ấy sẽ là Đại sứ tại Liên Hiệp Quốc tuyệt vời, mang lại hòa bình thông qua sức mạnh và các chính sách an ninh quốc gia Nước Mỹ trước tiên", tổng thống đắc cử nói.
Bà Elise Stefanik. ẢNH: REUTERS
Bà Stefanik (40 tuổ.i) đắc cử vào Hạ viện vào năm 2014 và trở thành quan chức cấp cao thứ ba của đảng Cộng hòa tại cơ quan lập pháp năm từ năm 2021 thay cho bà Liz Cheney, người bị phế truất vì ch.ỉ tríc.h ông Trump.
Trước đó, ông Trump chính thức xác nhận chọn ông Tom Homan, từng giữ quyền Giám đốc Cơ quan Thực thi di trú và hải quan Mỹ (ICE), làm quan chức cấp cao phụ trách vấn đề biên giới dưới thời chính quyền Trump 2.0. Với vai trò mới, ông Homan được giao trọng trách quản lý biên giới phía nam, phía bắc, vùng duyên hải và không phận Mỹ.
'Điểm chung' từ những lựa chọn trong nội các mới của ông Trump Nội các mới của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump dự kiến sẽ quy tụ những gương mặt nổi bật với lòng trung thành tuyệt đối và năng lực được chứng minh, thể hiện sự thay đổi trong cách tiếp cận nhân sự của ông so với nhiệm kỳ trước. Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Thượng nghị sĩ Marco...