‘Bố rủ ăn trưa nhưng tôi từ chối, không lâu sau ông qua đời’
“Mặc dù cuộc sống sẽ rất khó khăn và phức tạp sau khi mất đi bố mẹ, nhưng tất cả những gì chúng ta làm sau đó đều có thể tạo nên sự khác biệt”.
Zing.vn trích dịch bài viết của tác giả Waverly Neufeld đăng trên Huff Post đề cập đến việc những đứa trẻ vị thành niên tìm cách vượt qua đau đớn, khó khăn sau khi bố hoặc mẹ qua đời.
“Vào sinh nhật thứ 19 của tôi, mẹ tôi mất vì ung thư thực quản. Bà ra đi sau ba tháng được chẩn đoán căn bệnh. Tôi, từ một người luôn có mẹ bên cạnh, bỗng chốc trở thành kẻ độc bước, lẻ loi.
Để đối mặt với nỗi đau này, tôi đã dành hết can đảm để nói chuyện với những người thân xung quanh tôi. Tôi ép bản thân tập trung vào công việc, học tập, bạn bè, hay thậm chí là những chàng trai, điều gì cũng được, miễn nó khiến tôi bận rộn.”
Đối với D’Arcy McGrath, nói chuyện cũng là cách để vượt qua nỗi buồn sau khi mẹ anh qua đời vì ung thư vú năm anh 18 tuổi.
McGrath (50 tuổi), sống ở Calgary, cho biết sự mất mát này một phần giúp anh trưởng thành hơn. “Tôi học cách thay đổi mọi ánh nhìn về cuộc sống”, anh nói.
Từ những đứa trẻ luôn có bố mẹ bên cạnh, nhiều người phải đối diện với nỗi đau mất mát người thân từ lúc nhỏ. Ảnh: Getty Images.
Gần đây, McGrath phải đối mặt cuộc chiến chống lại căn bệnh ung thư như mẹ mình khi trước. May mắn thay, tình trạng bệnh của anh đã ổn định hơn.
“Là đàn ông, việc đối mặt với ung thư vú là một cú sốc lớn trong đời tôi. Chẳng những thế, căn bệnh này còn là thứ đã giết chết mẹ của tôi, điều đó khó khăn hơn gấp nhiều lần”, anh chia sẻ.
“Người chết cũng cần được tha thứ”
John Neumin, nhà trị liệu tâm lý ở Toronto, nói: “Con người trải qua việc mất đi người thân theo nhiều cảm xúc khác nhau, nhưng có thể nói, đau buồn và lo lắng là hai cảm xúc phổ biến nhất”.
Ông nói thêm rằng khi một người trải qua cảm giác mất đi người thân yêu, đó là lúc họ đối mặt với hàng loạt suy nghĩ, dằn vặt nội tâm.
Julia (21 tuổi), biết tin bố mất vì tự tử khi cô 16 tuổi.
Video đang HOT
Bố mẹ cô ly dị lúc cô 14 tuổi, và cô cũng chẳng thân thiết với bố. Họ gặp nhau nhiều nhất là một lần mỗi tháng.
Trước khi quyết định ra đi, bố Julia đã nhắn tin rủ cô đi ăn trưa. Nhưng cô đã từ chối lời đề nghị đó. Sau cái chết của ông, cô hối hận vì nghĩ rằng bữa trưa ấy có thể là cái cớ cho lời tạm biệt cuối cùng.
“Đó là lần cuối cùng ông ấy muốn gặp tôi, muốn nhìn thấy tôi, nhưng tôi đã không cho ông ấy cơ hội để làm điều đó. Trong thời gian dài, điều đó thực sự là nỗi ám ảnh nặng nề đối với tôi”, cô nói.
“Tôi luôn căm ghét ông ấy lúc ông còn sống, nhưng người chết cũng cần được tha thứ”. Giờ đây, cô cảm thấy hối hận vì hành động của mình.
Nhiều người luôn cảm thấy hối hận, day dứt vì đã không đối xử tốt với bố mẹ lúc họ còn sống. Ảnh: Ruth Basagoitia.
Thế nhưng, điều giúp Julia vượt qua nỗi đau và ân hận về cái chết của bố mình chính là mở lòng hơn với mọi thứ, vì trước đó cô luôn quen với việc cô lập bản thân.
“Hãy chọn lọc những người mà bạn muốn ở cạnh. Nếu bạn cảm thấy không thoải mái khi trò chuyện với ai đó, đừng tự ép bản thân, ngay cả khi đó là những gì họ mong đợi ở bạn”, cô nói.
Học cách chấp nhận và chiến thắng nỗi sợ
Theo Healthline, các triệu chứng lo lắng, đau buồn khác nhau bao gồm: mất hứng thú với các hoạt động từng yêu thích, mệt mỏi, khó ngủ, lo lắng, bồn chồn, dễ kích động và khó tập trung.
Claire Bidwell Smith, nhà trị liệu ở Los Angeles, đã viết: “Đau buồn và lo lắng có mối liên hệ chặt chẽ. Chúng ta cảm thấy lo lắng sau khi mất đi người mà chúng ta yêu thương, việc này càng đẩy chúng ta gần hơn với việc dễ bị tổn thương”.
Neumin từng nói: “Khi con người cảm thấy một trong những động lực quan trọng của mình đã biến mất, họ sẽ không biết phải vượt qua và tiếp tục sống như thế nào”.
Có nhiều cách để vượt qua nỗi đau mất đi người thân của mình.
Một vài người ép bản thân mình trở nên bận rộn hơn trong công việc.
Số khác lại coi những chất gây nghiện, như rượu, bia, ma túy, là những thứ thuốc chữa nỗi đau tâm hồn.
Thế nhưng, không phải phủ nhận rằng chia sẻ chính là liều thuốc hữu hiệu nhất để chữa lành những vết thương.
Jess Erb, nhà trị liệu tâm lý ở Toronto, cho rằng chúng ta cần có vài người bạn đáng tin tưởng để chia sẻ những chuyện trong cuộc sống. Đó cũng là một trong những cách đối mặt với vết thương tâm lý, thay vì trốn chạy và cô lập chính mình.
Có nhiều cách vượt qua nỗi đau, và chia sẻ là một trong những cách hữu hiệu nhất. Ảnh: Pinterest.
“Mặc dù cuộc sống sẽ rất khó khăn và phức tạp sau khi mất đi bố mẹ, nhưng tất cả những gì chúng ta làm sau đó đều có thể tạo nên sự khác biệt.
Bạn có thể đứng dậy từ nỗi đau, hiểu rõ hơn về những giá trị trong cuộc sống, hoặc cũng có thể bạn sẽ trốn tránh, sợ hãi, và điều này càng khiến tương lai bạn mù mịt hơn”, Neumin chia sẻ.
“Đây là sự tuần hoàn thiết yếu của cuộc sống. Nó buộc chúng ta phải chấp nhận cái chết của mình, hay của bất cứ ai, đối mặt với sự sợ hãi và chiến thắng chúng”, Clare nói.
Theo news.zing.vn
Làm nhân viên dọn dẹp nhà nghỉ, vợ gặp chồng ôm eo bà chủ giàu có
Đi làm thêm công việc dọn dẹp ở nhà nghỉ, tôi bất ngờ gặp chồng ôm eo người phụ nữ khác vào đó.
Lâu nay, nghe chị em phụ nữ ca thán về chuyện chồng ngoại tình, bỏ bê gia đình, tôi không mấy quan tâm. Tôi cho rằng, đó là chuyện của người khác, chẳng bao giờ xảy đến với mình.
Vợ chồng tôi cùng quê, yêu nhau từ hồi cấp 3. Hai mươi tuổi, chúng tôi rời lũy tre làng, lên thành phố lập nghiệp. Năm đó, tôi xin làm tạp vụ ở trung tâm tiếng Anh, chồng làm nhân viên giao hàng cho công ty sữa.
Hai mươi lăm tuổi, có trong tay số vốn nho nhỏ, chúng tôi mới dám tổ chức đám cưới. Cuộc sống đôi lúc có khó khăn, thiếu thốn nhưng hai vợ chồng tôi chưa cãi nhau, dù chỉ một lần.
Năm nay, chúng tôi có kế hoạch mua căn nhà ở xã hội, cần trả trước 300 triệu nên hai vợ chồng tập trung tiền bạc, cố gắng lo đủ số tiền đó.
Ngày nào hết ca làm việc, tôi cũng tranh thủ qua một nhà nghỉ làm thêm công việc dọn dẹp vệ sinh buồng phòng và giặt giũ chăn ga. Mỗi tháng, tôi cũng kiếm thêm được 3 triệu.
Trước đây, tôi từng thổ lộ xin làm thêm công việc này với chồng nhưng anh phản đối. Vì thế, việc vợ làm ở đây, chồng tôi không hay biết.
Hôm đó, như thường lệ, tôi đến nhà nghỉ và bắt đầu nhiệm vụ của mình. Cả nhà nghỉ có 5 tầng. Tôi dọn dẹp từ tầng 5 trở xuống, ôm đống khăn tắm và vỏ chăn bẩn ra sân sau giặt giũ, phơi phóng.
Sau đó, tôi lên tầng 2, thu dọn phòng khách vừa trả. Đang lúi húi xách chiếc xô đựng đồ nghề thì tôi nghe tiếng đàn ông quen thuộc dưới quầy lễ tân vang lên. Đó là vị khách đang nhận phòng.
Khi cặp đôi bước lên tầng, tôi run rẩy chạm mặt người chồng yêu dấu của mình. Anh ôm người phụ nữ giàu có, thân hình phốp pháp, ăn mặc thời thượng, tay đeo hột xoàn.
Chồng tôi cũng ngây người nhận ra vợ, tay vội buông khỏi vòng eo của nhân tình. Đôi mắt tôi ầng ậng nước, tim thắt lại, tôi muốn xỉ vả chồng thậm tệ. Vậy mà, cổ họng tôi nghẹn đắng, chân chùn lại. Có lẽ, tôi không đủ can đảm. Lâu nay, tôi vẫn nghe lời chồng, đối xử với chồng hết sức ôn hòa. Từ bé đến lớn, tôi cũng chưa to tiếng với ai.
Người phụ nữ kia thấy chồng tôi luống cuống, dường như bà hiểu ra mọi chuyện, tự động quay người xuống sảnh, để mặc chúng tôi giải quyết.
Ngay tại nhà nghỉ, vợ chồng tôi đã có cuộc nói chuyện chớp nhoáng. Chồng tôi thú nhận, anh phải lòng bà chủ cửa hàng sữa - nơi anh hay giao hàng. Giữa hai người mới nảy sinh quan hệ nam nữ 1 tháng trở lại đây.
Bà chủ này sống độc thân, giàu có. Khoản tiền 150 triệu anh đưa tôi để mua nhà là tiền bà cho. Tuy họ có thân mật nhưng chồng tôi khẳng định, đó chỉ là ngoài luồng, anh vẫn chí thú, muốn gìn giữ gia đình.
Tai tôi ù đi vì những lời nói của chồng. Tôi có thể chịu đựng khổ sở, tuyệt nhiên không chấp nhận chuyện chung chồng.
Tôi nói với anh: 'Thà em chấp nhận cảnh ở nhà thuê suốt đời, còn hơn để chồng mình phải làm trai bao, cặp kè với người khác lấy tiền. Em cầm đồng tiền đó thấy tủi nhục lắm'.
Cả tháng nay, tôi và chồng chiến tranh lạnh. Chồng cố gắng làm lành, hối lỗi, tôi vẫn cảm thấy day dứt, đau đớn tận tâm can. Hình ảnh người đàn ông đầu ấp tay gối bên nhân tình, tôi mãi không thể nào quên.
Chẳng biết tháng ngày sau, tôi sẽ phải đối mặt thế nào đây?
Độc giả H.Đ
Theo vietnamnet.vn
Đừng chạy theo thời gian của người khác, hãy sống ở múi giờ của chính mình New York sớm hơn California 3 giờ, nhưng điều đó cũng không làm cho cuộc sống ở California bị chậm đi. Có người 22 tuổi tốt nghiệp, nhưng phải 5 năm sau mới tìm được một công việc tốt. Có người 25 tuổi đã trở thành CEO, nhưng lại ra đi ở tuổi 50. Có người đến 50 tuổi mới giữ chức vụ...