Bộ router 10 USD khiến ngân hàng mất trộm 80 triệu USD
Ngân hàng trung ương Bangladesh vừa bị trộm 80 triệu USD, do lỗ hổng từ bộ định tuyến giá 10 USD, đồng thời không sử dụng tường lửa.
Ngân hàng trung ương Bangladesh vừa trở thành nạn nhân của một cuộc tấn công mạng. Nguyên nhân bắt nguồn từ việc họ sử dụng một bộ chuyển mạch (switch) hàng second-hand trị giá 10 USD để kết nối với mạng thanh toán toàn cầu SWIFT. Họ thậm chí không sử dụng tường lửa, một điều tra viên cho biết. Đây là một trong những vụ trộm cắp qua mạng lớn nhất thế giới.
“Những thiếu sót chết người này khiến hacker dễ dàng đột nhập vào hệ thống hồi đầu năm nay với ý định rút 1 tỷ USD”, Mohammad Shah Alam – người đứng đầu một bộ phận điều tra hình sự của Bangladesh cho hay. “Rất khó để hack nếu có một tường lửa”, Alam nhận định.
Tòa nhà ngân hàng trung ương Bangladesh tại thành phố Dhaka. Ảnh: Reuters.
Việc thiếu một thiết bị chuyển mạch tối tân (có giá khoảng vài trăm USD hoặc cao hơn) cũng gây khó cho công tác điều tra. Họ không thể phát hiện ra bọn tội phạm sử dụng phương pháp gì, ông cho biết thêm. Theo phía cảnh sát, cả ngân hàng trung ương Bangladesh và SWIFT phải chịu trách nhiệm cho việc này.
Trước đó, SWIFT cho biết vụ tấn công có liên quan đến lỗi trong hệ thống nội bộ của ngân hàng trung ương Bangladesh và rằng dịch vụ nhắn tin của SWIFT không bị tổn hại.
Video đang HOT
Trong khi đó, phát ngôn viên của ngân hàng trung ương Bangladesh cho biết quan chức của SWIFT chỉ khuyên họ nâng cấp bộ chuyển mạch khi kỹ sư hệ thống của họ từ Malaysia qua, sau khi vụ việc đã xảy ra. “2 kỹ sư (của SWIFT) đến thăm ngân hàng sau vụ cướp và đề nghị chúng tôi nâng cấp hệ thống”, phát ngôn viên của ngân hàng trung ương Bangladesh cho hay.
Trước đó, tội phạm mạng đã đột nhập vào hệ thống của ngân hàng và cố gắng chuyển tổng cộng 951 triệu USD sang tài khoản của chúng tại Cục dự trữ liên bang New York hồi đầu tháng 2. Hầu hết các giao dịch bị chặn lại nhưng 81 triệu USD đã được chuyển đến một tài khoản tại Philippines, sau đó đến các sòng bạc. Hầu hết số tiền này vẫn chưa được tìm ra.
Một khoản tiền 20 triệu USD khác cũng được gửi đến Sri Lanka nhưng bị trả lại do bọn tội phạm gõ nhầm tên của đơn vị nhận tiền.
Vụ trộm này gióng lên hồi chuông báo động về an ninh mạng trên hệ thống tài chính toàn cầu. Hồi đầu tuần, cảnh sát Bangladesh cho biết đã xác định được 20 người nước ngoài tham gia vào vụ cướp. Tuy nhiên, đây đều là những người nhận được các khoản thanh toán, chứ không phải người trộm tiền. Gần như không có đầu mối để nhận dạng hacker hoặc người đứng sau vụ trộm này.
An ninh lỏng lẻo
Ngân hàng trung ương Bangladesh có khoảng 5.000 máy tính tại các phòng ban khác nhau, Alam cho biết. Trong khi đó, phòng để thực hiện giao dịch thanh toán toàn cầu SWIFT có diện tích 2,4 x 3,6 m, nằm trên tầng 8 của tòa nhà ngân hàng tại Dhaka. Có 4 server và 4 màn hình trong căn phòng này. Mọi giao dịch trước đây đều được in tự động bằng máy in bên trong căn phòng.
Để đảm bảo an ninh, các trang thiết bị bên trong SWIFT phải được tách biệt khỏi hệ thống chung. Điều này có thể được giải quyết nếu ngân hàng sử dụng các bộ chuyển mạch đắt tiền hơn – thứ cho phép họ tạo ra nhiều mạng riêng biệt, theo Alam.
Ngoài ra, vì mức độ quan trọng của căn phòng này, ngân hàng lẽ ra cần cử nhân viên giám sát suốt ngày đêm, kể cả ngày nghỉ. Vụ cướp xảy ra vào ngày 4-5/2 – hai ngày cuối tuần.
Đức Nam
Theo Zing
Google sẽ dùng Swift của Apple thay thế Java?
Cách đây 2 năm, Apple đã công bố ngôn ngữ lập trình Swift để giúp các lập trình viên dễ dàng tạo ra những ứng dụng trên iOS. Trong tương lai, rất có thể Google sẽ sử dụng Swift cho Android.
Ngôn ngữ Swift được Apple giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2014 - Ảnh chụp màn hình
Theo PhoneArena, Apple đã chính thức chuyển Swift thành dạng mã nguồn mở vào năm ngoái và hiện được rất nhiều nhà lập trình ủng hộ. Tuy nhiên, một thông tin đầy bất ngờ là Google, đối thủ chính của Apple, cũng đang tính tới phương án dùng Swift để áp dụng vào Android. Tại sao lại có chuyện lạ lùng này?
Theo các nhà phân tích, Google đang dùng Java là ngôn ngữ ưu tiên, tuy nhiên gã khổng lồ này lại vướng vào một vụ kiện kéo dài suốt 6 năm với Oracle về vấn đề bản quyền. Vì vậy Google đang xem xét sử dụng Swift thay thế vị trí của Java.
Swift được Apple khai sinh để thay thế Objective C và nhanh chóng chiếm được cảm tình của các lập trình viên do dễ sử dụng. Ngôn ngữ lập trình này được Apple giới thiệu lần đầu tiên tại WWDC 2014 và nhận được sự hỗ trợ lớn từ IBM. Sau đó, nó đã được Apple chuyển sang dạng mã nguồn mở vào cuối năm ngoái.
Nếu Google chấp nhận sử dụng Swift thì đây sẽ là một bước ngoặt mới cho các lập trình viên. Tuy nhiên việc này sẽ ít nhiều gây khó khăn cho chính Google, vì một số hàm trong Swift không thể kết nối được với hệ thống Java cũ đang được Google áp dụng trong các bản Android hiện tại.
Ngoài Google thì Facebook và Uber cũng đang cân nhắc việc sử dụng ngôn ngữ Swift để tạo các phần mềm chạy trên dịch vụ của mình.
Thành Luân
Theo Thanhnien
Modem và router mạng khác nhau như thế nào? Có bao giờ bạn tự hỏi, modem và router khác nhau như thế nào và những thiết bị kết hợp 2-trong-1 sẽ có chức năng ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này. Thực tế, hẳn bạn đã từng nghe qua hai loại thiết bị mạng phổ biến hiện nay là modem và router. Thậm chí bạn cũng đã "mục sở...