Bỏ quy định chụp ảnh thuê bao điện thoại di động: Sửa sai, muộn còn hơn không
Sau 18 tháng ban hành, Nghị định số 49/2017/NĐ-CP đã lộ rõ một số bất cập, không phù hợp với thực tế, nhất là quy định chụp ảnh chủ thuê bao.
Chụp hay không cũng như nhau
Tháng 4/2018 là thời hạn “tối hậu thư” mà Nghị định số 49/2017/NĐ-CP về “sửa đổi, bổ sung Điều 15, Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 6/4/2011 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông và Điều 30 của Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện” đặt ra, yêu cầu các nhà mạng và 34 triệu thuê bao phải hoàn thành việc bổ sung chụp ảnh thuê bao.
Lý do phải thực hiện quy định này, theo bà Lê Thị Ngọc Mơ, Phó cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) là “cần thiết để phục vụ công tác bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ quyền lợi mỗi người dân”.
Những chế tài đã được đưa ra như phạt nặng nhà mạng viễn thông, cắt thuê bao đối với khách hàng không thực hiện… khiến khách hàng lo lắng.
Các cửa hàng, trung tâm giao dịch, điểm bán của các nhà mạng Viettel, VinaPhone, MobiFone nghẹt cứng người, xếp hàng chờ đợi. Có người phải chờ cả buổi mới hoàn thành được việc chụp ảnh.
Còn nhà mạng trước đó phải đầu tư máy chụp ảnh, hệ thống kết nối, lưu trữ. Suốt hơn một năm ròng, nhiệm vụ của phần lớn nhân viên là thuyết phục khách hàng và chụp ảnh bổ sung cho khách hàng, bởi vậy thuê bao sụt giảm, tình hình kinh doanh sa sút.
“ Để hỗ trợ khách hàng cập nhật, hoàn thiện thông tin thuê bao, VinaPhone đã tăng giờ làm việc tại các điểm giao dịch chính thức đến 21 giờ hàng ngày, kể cả thứ 7, Chủ nhật, tổ chức các điểm lưu động, mở thêm các kênh trực tuyến… nhưng vẫn không thể hoàn thành đúng thời hạn“, đại diện VinaPhone cho biết.
Còn khách hàng lo ngại, việc chụp ảnh có thể gây rò rỉ thông tin cá nhân và không cần thiết, do đã có chứng minh nhân dân. Đối với các thuê bao đã có thông tin chính xác (như thuê bao trả sau) mà vẫn yêu cầu bổ sung chụp ảnh là thừa…
Từ khi Nghị định số 49/2017/NĐ-CP ban hành đến nay, chưa có thống kê có bao nhiêu khách hàng đã hoàn thành việc chụp ảnh thuê bao, nhà mạng đã mất bao nhiêu kinh phí để thực hiện… bởi đến thời điểm này chưa có tổng kết đánh giá việc thực hiện Nghị định số 49/2017/NĐ-CP. Chỉ biết rằng, hiện rất nhiều thuê bao chưa thực hiện chụp ảnh chân dung, nhưng vẫn không bị cắt thuê bao, tức là chụp hay không chụp ảnh đều như nhau và nhà mạng không có cơ sở và cũng không dám cắt thuê bao.
Bài học trong việc xây dựng văn bản pháp luật
Video đang HOT
Bộ Thông tin và Truyền thông vừa có Tờ trình gửi Chính phủ về việc ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 25/2011/NĐ-CP. Bộ này đã kiến nghị xem xét, bãi bỏ quy định chủ thuê bao phải chụp ảnh chân dung cung cấp cho nhà mạng theo quy định tại Nghị định số 49/2017/NĐ-CP.
Lý do đưa ra là thế giới hiện chỉ có 16/147 quốc gia mà Chính phủ yêu cầu quản lý thông tin thuê bao có ảnh và cho phép doanh nghiệp viễn thông kết nối với sơ sở dữ liệu thông tin của Chính phủ để đối soát thông tin như Trung Quốc, Thái Lan, Pakistan, Ấn Độ… Hiện Việt Nam chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu căn cước công dân điện tử để kết nối, đối soát với các doanh nghiệp viễn thông. Do đó, theo Bộ Thông tin và Truyền thông, nhà mạng không có cơ sở để đối soát, chứng minh thông tin thuê bao là chính xác hay không.
Vào tháng 8/2018, Bộ Thông tin và Truyền thông đã làm việc với Bộ Công an và được biết, cơ sở dữ liệu căn cước công dân điện tử hiện mới triển khai ở 13 tỉnh/thành phố, với khoảng 11 triệu căn cước. Do khó khăn về kinh phí nên thời gian hoàn thành còn chưa thể xác định chính xác.
“ Vì vậy, việc bổ sung ảnh chụp thật sự không mang lại ý nghĩa trong công tác quản lý và nếu tiếp tục yêu cầu các thuê bao (đặc biệt là các thuê bao đã có thông tin đầy đủ, chính xác như các thuê bao trả sau) đi bổ sung ảnh chụp sẽ lại tiếp tục gặp phản ứng, do vậy thực sự cần xem xét, bãi bỏ quy định này“, Tờ trình của Bộ Thông tin và Truyền thông nêu rõ.
Việc bỏ quy định chụp ảnh thuê bao nhận được sự đồng tình, ủng hộ của phần lớn khách hàng và doanh nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là ai sẽ chịu trách nhiệm cho những thiệt hại của doanh nghiệp và khách hàng đối với một quy định “vô bổ” suốt 18 tháng qua?
Để triển khai thực hiện việc chụp ảnh chủ thuê bao, các nhà mạng đã phải đầu tư cho hàng chục ngàn cửa hàng giao dịch trên khắp cả nước với hàng loạt trang thiết bị máy móc và hạ tầng lưu trữ, chưa kể hàng chục ngàn nhân viên phải làm tăng ca để tiếp nhận và thực hiện công việc, bởi dòng khách hàng đổ về gây tắc nghẽn các giao dịch nghiệp vụ khác. Bên cạnh đó là chi phí cơ hội dành nguồn lực, nhân lực để thực hiện quy định này.
Việc quy định chụp ảnh thuê bao đã cho thấy sự nóng vội, thiếu thực tế trong xây dựng văn bản pháp luật ở lĩnh vực liên quan mật thiết, nhạy cảm tới gần như toàn bộ người dân. Nhưng dù sao thì việc sớm nhận ra sai lầm và chấp nhận sửa sai, dù muộn nhưng còn hơn không. Hy vọng rằng, đây sẽ là một bài học kinh nghiệm cho các bộ, ngành trong việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Theo Báo Đầu Tư
Những thứ dần biến mất vì sự xuất hiện của điện thoại di động
Sự xuất hiện của điện thoại di động đã khiến cho rất nhiều thứ đồ tiện dụng trước đây bị trôi vào danh sách "vang bóng một thời".
Bản đồ
Bản đồ đã trở thành một khái niệm xa lạ với thế hệ 9x, 10x. Có lẽ bản đồ giờ đây chỉ được sử dụng nhiều nhất trong các tiết học địa lý. Nhưng cách đây khoảng 10 năm, bản đồ thực sự là một vật dụng hữu ích mà hầu như mọi nhà đều có. Đặc biệt, đây còn là vật bất ly thân của dân mê dịch chuyển. Hình ảnh những nhóm bạn chụm đầu vào xem bản đồ, tìm đường đi là điều dễ gặp trên đường đi phượt.
Bản đồ từng là vật bất ly thân trong các chuyến đi chơi.
Nhưng sự ra đời của thế hệ smartphone đã khiến bản đồ dần lùi vào dĩ vãng. Các ứng dụng tiện lợi trên điện thoại chỉ đường chính xác và có thể dùng được ở bất kỳ đâu không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nước ngoài.
Điện thoại bàn
Chiếc điện thoại bàn gần đây nhất bạn đã từng nhìn thấy là ở đâu? Chắc chắn bạn sẽ không có một câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi này. Vì như tất cả mọi người, đã lâu lắm rồi không ai còn nhớ đến bóng dáng của chiếc điện thoại này. Thống kê thị phần điện thoại cố định tại Việt Nam chỉ ra, năm 2005, thị phần thuê bao cố định vẫn là 45% thì đến năm 2015, con số này chỉ còn vỏn vẹn 4%. Cho đến nay, chắc chắn con số này đã co gọn hơn rất nhiều.
Điện thoại bàn chỉ còn trong ký ức của các thế hệ người lớn tuổi.
Sự xuất hiện của điện thoại di động đã từng bước đặt dấu chấm hết cho điện thoại bàn. Điện thoại di động ngày nay cũng không đơn giản chỉ còn là phương tiện nghe gọi mà còn là cả thế giới với nhiều người.
Máy nghe nhạc
Một chiếc máy nghe nhạc sang xịn với nhiều màu sắc bắt mắt từng là thứ để thế hệ 8x lấy le với bạn bè. Kỷ niệm về một thời ngồi say mê bên chiếc máy tính để tải nhạc về cho máy nghe nhạc sẽ vẫn còn in đậm trong ký ức của nhiều người.
Máy nghe nhạc không còn xuất hiện trên thị trường bởi sự thay thế của các dòng điện thoại thông minh.
Máy nghe nhạc đã từng có thời gian phát triển song song với điện thoại di động. Bởi khoảng 10 năm trước đây, dung lượng bộ máy của điện thoại còn khá nhỏ, chất lượng âm thanh cũng không được tốt như máy nghe nhạc. Nhưng sự phát triển và cải thiện của các hãng di động đã khiến cho máy nghe nhạc hoàn toàn lùi vào bóng tối.
Tiền mặt
Bạn có bao giờ tưởng tượng đến cảnh mình có thể ra ngoài mua bán mà không cần cầm theo tiền mặt? Đây không phải là một viễn cảnh trong tương lai mà ngày càng phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới. Thanh toán điện tử trở thành giải pháp hữu hiệu, đang chiếm ưu thế so với việc sử dụng tiền giấy, tiền xu như truyền thống.
Tại Mỹ có đến 47% người dân chọn phương thức thanh toán điện tử thay thế cho việc sử dụng tiền mặt. Tại châu Âu xu hướng hạn chế tiền mặt cũng được nhiều quốc gia ủng hộ bởi giúp hạn chế các chi phí và giảm tỷ lệ tội phạm.Thụy Điển là quốc gia đi đầu trong việc ứng dụng thanh toán điện tử. Tại thủ đô Stockholm, rất nhiều cửa hàng treo biển không chấp nhận thanh toán bằng tiền mặt. Cửa hàng thực phẩm, hiệu thuốc tại Hà Lan cũng từ chối nhận tiền mặt khi thanh toán với lý do an toàn và vệ sinh.
Tại châu Á, thanh toán điện tử đang càng phát triển không chỉ tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc mà còn phủ rộng đến các nước Đông Nam Á. Chính phủ Singapore đã công bố lộ trình cắt giảm sử dụng tiền mặt và tiến tới mục tiêu "không tiền mặt" vào năm 2025
Thanh toán điện tử ngày càng chứng tỏ sự ưu việt của mình so với phương thức truyền thống khi bạn không cần mang tiền theo người. Người dùng hiện nay có thể ra ngoài đường mà không cần cầm theo ví bởi thông tin thẻ đã được tích hợp hoàn toàn trên máy điện thoại thông qua những ứng dụng thanh toán di động.
Thanh toán di động là xu hướng mới, dần thay thế cách thanh toán truyền thống bằng tiền mặt.
Tất cả các loại thẻ ngân hàng, thẻ thành viên, giảm giá của bạn đều có thể tích hợp trên điện thoại. Việc thanh toán diễn ra trong vòng 1 chạm trên máy POS. Không còn cảnh quẹt thẻ, in giấy, ký tên lích kích như trước đây. Điều này không chỉ giúp khách hàng yên tâm về việc bảo mật thông tin thẻ mà còn giảm bớt gánh nặng cho chủ cửa hàng về việc trả tiền thừa. So với phương thức dùng tiền mặt truyền thống, thanh toán điện tử diễn ra nhanh chóng, tiện lợi tiết kiệm nhiều thời gian cho cả người mua và người bán.
Những ứng dụng thanh toán di động như Samsung Pay dễ dàng tích hợp thẻ của nhiều ngân hàng khác nhau, tiện lợi khi thanh toán và quản lý chi tiêu.
Nếu dùng tiền mặt hay thẻ thanh toán, bạn có thể để làm rơi, để lộ thông tin vào tay kẻ xấu nhưng khi sử dụng Samsung Pay, khách hàng có thể giảm thiểu nguy cơ mất tiền về con số 0, ngay cả khi bạn vô tình làm mất điện thoại. Bởi Samsung Pay sử dụng 3 lớp bảo mật được đánh giá cao bởi các chuyên gia trên thế giới. Trong đó, Samsung KNOX được phê duyệt bởi Bộ quốc phòng Mỹ. Nhân viên Bộ quốc phòng Mỹ được phép sử dụng Samsung KNOX từ năm 2014.
Bước bảo mật thứ 2, Tokenization bảo vệ các dữ liệu nhạy cảm bằng cách thay thế nó với chuỗi số được mã hóa bằng thuật toán không thể đảo ngược. Khi thực hiện giao dịch, mã token này được sử dụng thay cho số thẻ, điều này nghĩa là thông tin thực của chủ thẻ không hề bị chia sẻ trong quá trình thực hiện giao dịch. Bước bảo mật thứ ba khiến cho chiếc điện thoại trở nên bất khả xâm phạm là phương thức xác thực trước khi thanh toán (bằng mống mắt, vân tay hoặc mã PIN).
Ngoài tính ưu việt về thanh toán, Samsung Pay còn giúp người dùng dễ dàng quản lý chi tiêu cá nhân cũng như nhiều ưu đãi khác. Sự phát triển của các ứng dụng thông minh như Samsung Pay dự đoán một tương lai không xa về sự biến mất của tiền mặt trong giao dịch thương mại.
Theo Cafebiz
Xiaomi cấm người dùng flash ROM quốc tế lên điện thoại bán tại thị trường Trung Quốc Các mẫu máy Xiaomi dành cho thị trường Trung Quốc thường rẻ hơn các mẫu máy quốc tế, do đó nhiều người dùng Xiaomi thường mua mẫu máy nội địa và flash ROM quốc tế lên đó. Trung Quốc là thị trường smartphone lớn nhất thế giới và nhiều nhà sản xuất điện thoại lớn đặt nhà máy sản xuất của họ tại...