Bộ Quốc phòng Việt Nam lên tiếng về quân cảng Cam Ranh
Đoàn cán bộ cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam do Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh dẫn đầu vừa có chuyến thăm và làm việc tại Hoa Kỳ trong mấy ngày qua.
Việt Nam không tham gia trò chơi quyền lực của nước lớn
Trả lời phỏng vấn báo VietNamNet, trước câu hỏi về những trọng tâm trong quan hệ quốc phòng song phương Việt Nam – Hoa Kỳ, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định, điều quan trọng nhất trong quan hệ quốc phòng 2 nước là xây dựng lòng tin. Hai bên cần hợp tác để cùng giữ gìn hoà bình, cùng phát triển đóng góp cho ổn định của khu vực và thế giới. Đó là điều quan trọng nhất mà hợp tác quốc phòng đem lại.
Để đạt được mục tiêu này, theo ông, có rất nhiều việc phải làm trong thời gian dài, với một nhịp độ vừa phải, làm hài lòng cả hai bên, phù hợp với tình hình phát triển hiện nay, đồng thời cũng phải phù hợp với đặc thù của lịch sử quan hệ hai nước.
Về hướng hợp tác quốc phòng Việt-Mỹ trong bối cảnh khu vực châu Á – TBD, Đông Nam Á, đặc biệt là khu vực Biển Đông vẫn còn những nguy cơ tiềm tàng gây bất ổn an ninh, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cho biết:
“Trong quan hệ quốc phòng nói riêng và quan hệ chiến lược nói chung, trong bối cảnh khu vực châu Á – TBD có sự can dự của nhiều thế lực, nhiều nước lớn, với nhiều yếu tố và sức mạnh khác nhau, thì chúng tôi yêu cầu hai điểm.
Thứ nhất là hoà bình, ổn định cho Việt Nam.
Thứ hai, chúng tôi sẽ không tham gia vào bất cứ trò chơi cạnh tranh quyền lực nào của các nước lớn. Việt Nam không theo bất cứ một phía nào để chống một phía khác”.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam khẳng định: Chúng ta với tư cách là một thành viên tích cực của cộng đồng quốc tế, thành viên LHQ cũng như thành viên ASEAN, chỉ thực hiện nghĩa vụ của mình đóng góp vào hoà bình, ổn định của thế giới trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế, hiến chương LHQ.
Đó cũng chính là đường lối đối ngoại độc lập tự chủ của nước ta.
Nhưng cũng có ý kiến cho rằng nếu VN không phát triển mạnh mẽ hơn nữa quan hệ quốc phòng với Mỹ, thậm chí là liên minh quân sự với Mỹ, thì sẽ bỏ lỡ cơ hội đảm bảo tốt hơn chủ quyền, đặc biệt là chủ quyền trên biển?
Đây không phải là điều chúng ta nghĩ ra vào thời điểm này. Đây là quy luật, là chân lý, là bài học ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
Đây cũng là quy luật phát triển của đất nước ta trong những năm mãi về sau này. Giữ độc lập tự chủ, không tham gia bất cứ trò chơi quyền lực nào, không dựa vào bên này chống bên kia… Cái đó không có nghĩa là chúng ta cố thủ, mà có nghĩa là chúng ta giữ được trách nhiệm của mình với hoà bình ổn định khu vực.
Không phải chỉ các hành động gây ảnh hưởng đến quốc gia thì chúng ta mới chống, mà gây phương hại đến bất cứ quốc gia nào khác ta cũng sẽ không đồng tình và sẽ phản đối bằng khả năng của mình. Nên việc giữ được độc lập tự chủ ấy sẽ đảm bảo cho Việt Nam có được một nền hoà bình lâu dài, bền vững.
Video đang HOT
Hợp tác ở Cam Ranh không gây nguy hại cho bên thứ ba
Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh (trái) cùng Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius (phải) trong cuộc trao đổi hôm 24/3
Trong khi đó, đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh cũng có buổi đối thoại với đại sứ Mỹ ở Việt Nam Ted Osius tại Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS) ở Washington (Mỹ) ngày 24/3.
Trước đó, Reuters dẫn lời một quan chức ngoại giao Mỹ giấu tên cho biết, Washington đã đề nghị Hà Nội ngừng để Nga sử dụng căn cứ Cam Ranh để tiếp dầu cho máy bay ném bom.
“Chúng tôi đã thúc giục các quan chức Việt Nam đảm bảo để Nga không thể sử dụng việc tiếp cận căn cứ Cam Ranh để tiếng hành các hoạt động gây căng thẳng trong khu vực”, quan chức này nói.
Về vấn đề này, trong buổi đối thoại, đại sứ Phạm Quan Vinh cho rằng, Việt Nam có chính sách đối ngoại độc lập và chính sách đối tác thân thiện đối với tất cả các nước. Việt Nam không thiết lập quan hệ với nước này để làm tổn hại đến nước khác.
“Chúng tôi tạo điều kiện cho tất cả quốc gia đến Cam Ranh với mục đích sử dụng dịch vụ hậu cần. Tôi phải nói rằng sân bay của chúng tôi, những địa điểm ở đất nước chúng tôi và những hiệp định mà chúng tôi ký kết với nước khác sẽ không bao giờ gây nguy hại cho một bên thứ ba”, báo Tuổi trẻ dẫn lời đại sứ Vinh phát biểu trước nhiều khán thính giả ở Washington.
Về phần mình, đại sứ Ted Osius bày tỏ quan điểm Mỹ tôn trọng những hiệp định mà Việt Nam ký kết với những nước khác.
“Chúng tôi tôn trọng và hiểu những mối quan hệ truyền thống của Việt Nam. Nhưng tôi cho rằng Nga không nên sử dụng hiệp định ký kết với Việt Nam để tham gia những hành động gây căng thẳng trong khu vực” – đại sứ Ted Osius nói.
Về mua bán vũ khí, đại sứ Phạm Quang Vinh mong muốn Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Ông cho biết năm nay là dịp kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nước, nên hai bên phải bình thường hóa tất cả lĩnh vực, trong đó có lệnh cấm bán vũ khí sát thương.
Tuy nhiên, đại sứ Ted Osius xác nhận hiện hai bên chưa có ký kết hợp đồng mua bán vũ khí nào dù thời điểm hiện tại là cơ hội rất thuận lợi.
“Việt Nam có nhiều đối tác truyền thống trong lĩnh vực này và Việt Nam cũng đã quen thuộc với những đối tác này. Chúng tôi là đối tác mới nên việc buôn bán và chuyển giao vũ khí cho Việt Nam không thể diễn ra nhanh được mà đòi hỏi một quá trình từ từ” – đại sứ Ted Osius giải thích.
Đại sứ Phạm Quang Vinh cho rằng Việt Nam và Mỹ cần xác định nhu cầu của nhau, Việt Nam cần thiết bị nào và Mỹ có thể cung cấp gì. Ông Vinh cũng nhấn mạnh hai nước đang trong quá trình thảo luận để hiểu nhau hơn, việc Việt Nam đề nghị Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương là nằm trong chính sách phòng vệ của Việt Nam.
Theo Đất Việt
Vì sao Mỹ công khai lo ngại về Cam Ranh?
Lo ngại của Hoa Kỳ về việc Việt Nam đồng ý để Nga tiếp nhiên liệu cho chiến đấu cơ từ cảng Cam Ranh được công khai từ bài "độc quyền" của Reuters hôm 11/3.
Lai dắt tàu ngầm Hải Phòng vào quân cảng Cam Ranh
Một ngày sau, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ xác nhận Washington không muốn Nga ra vào Vịnh Cam Ranh để có hoạt động "có thể làm tăng căng thẳng trong vùng". Kể từ đó, truyền thông và chính phủ Nga đã có phản ứng bày tỏ "khó hiểu" và "kỳ lạ".
Vì sao chính phủ Hoa Kỳ quyết định lên tiếng công khai dù biết Việt Nam sẽ không hài lòng? Câu trả lời có lẽ là Hoa Kỳ ngày càng lo ngại về khả năng khôi phục hiện diện quân sự của Nga ở những vùng ảnh hưởng của Mỹ.
Từ khi Nga chính thức rút khỏi Cam Ranh đầu thập niên 2000, lợi ích an ninh và quốc phòng của Nga chủ yếu xoay quanh châu Âu và những nước từng thuộc Liên Xô cũ.
Nhưng mới đây, điều trần trước Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ, Tướng John Kelly, Tư lệnh Bộ chỉ huy khu vực Nam Mỹ, nói từ 2008, Nga bắt đầu tìm kiếm ảnh hưởng trở lại ở châu Mỹ Latin.
Nga đang vận động Cuba, Venezuela và Nicaragua "để tiếp cận căn cứ không quân và cảng", theo lời ông Kelly.
Ngay tại châu Âu, kể từ khủng hoảng Ukraine, Mỹ và Nato cũng cáo buộc Nga tăng cường các hoạt động biểu dương sức mạnh ở châu Âu.
Tháng 11, năm ngoái, Bồ Đào Nha đuổi một tàu Nga ra khỏi vùng biển của họ. Còn đầu năm nay, Anh nói máy bay của Nga đến gần không phận Anh trước khi không quân Anh đưa máy bay ra "hộ tống".
Trở lại câu chuyện Cam Ranh, Đại tướng Vincent Brooks, Tư lệnh Lục quân Thái Bình Dương Hoa Kỳ, nói Nga "khiêu khích" khi bay quanh cả khu vực lãnh thổ Guam thuộc Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương, và được tiếp liệu nhờ máy bay xuất phát từ Cam Ranh.
Ông Collin Koh Swee Lean, từ Viện Nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược, Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore, nhận định có thể Mỹ buộc phải công khai câu chuyện Cam Ranh để tăng sức ép với Việt Nam.
Chắc chắn giới hoạch định chính sách ở Washington đã lường trước rủi ro khi nói ra, nhưng vẫn làm thế vì tình hình ở Tây Thái Bình Dương gây lo ngại.
Collin Koh Swee Lean
"Chắc chắn giới hoạch định chính sách ở Washington đã lường trước rủi ro khi nói ra, nhưng vẫn làm thế vì tình hình ở Tây Thái Bình Dương gây lo ngại."
Đã phải đối phó với Trung Quốc trên Biển Đông, Hoa Kỳ càng không muốn đối diện khả năng Nga gia tăng đe dọa.
"Nếu hiện diện quân sự của Nga được tăng cường, một phần nhờ được tiếp cận căn cứ của Việt Nam, nó có thể làm phức tạp thêm hoạt động của Washington trong vùng," ông Collin Koh Swee Lean nói với BBC.
&'Vấn đề của Mỹ và Nga'
Đến giờ Việt Nam chưa có tuyên bố chính thức. Tuy vậy, báo chí Việt Nam đưa tin về buổi gặp với Đại sứ Nga tại Hà Nội hôm 13/3.
Được hỏi về vụ Cam Ranh, Đại sứ Konstantin V. Vnukov tuyên bố quan hệ quân sự giữa Nga và Việt Nam "mang tính chất tự chủ" và không nhằm chống lại nước thứ ba.
Giáo sư người Úc Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam, nhận xét có vẻ như Việt Nam "đang ngầm ra chỉ dấu rằng các chuyến bay của chiến đấu cơ Nga là vấn đề giữa Nga và Mỹ".
Chiến đấu cơ Tu-95 của Nga: Mỹ lo ngại Nga gia tăng các chuyến bay &'khiêu khích'
Việt Nam luôn khẳng định chủ trương không hợp tác với nước ngoài để sử dụng Cam Ranh vào "mục đích quân sự". Chính sách đối ngoại quốc phòng của Việt Nam cũng khẳng định không tham gia liên minh quân sự hay liên kết với nước khác để chống lại nước thứ ba, không cho phép đặt căn cứ quân sự nước ngoài.
Tuy vậy, một chuyên gia như ông Collin Koh Swee Lean không nghĩ rằng tranh cãi đủ để Việt Nam nói &'không' với Nga.
Quan hệ Nga - Việt "sâu sắc và rộng lớn hơn" so với quan hệ với Mỹ, ông chỉ ra.
"Nếu Việt Nam rút lại quyền tiếp cận, nó có thể gửi đi tín hiệu sai lạc cho quốc tế và có thể ảnh hưởng xấu vị trí của Việt Nam trong ASEAN."
"Về lâu dài, nhượng bộ Washington sẽ tạo ra tiền lệ xấu," ông nói.
Theo NTD/BBC
Báo Trung Quốc kiểm đếm, đánh giá quân cảng Cam Ranh Báo Trung Quốc vừa có bài viết đánh giá quân cảng Cam Ranh có lợi thế đặc biệt, triển khai nhiều vũ khí và tàu chiến. Ảnh minh họa. Theo bài báo, vịnh Cam Ranh là quân cảng - căn cứ hải quân quan trọng nằm ở bờ biển đông nam của Việt Nam, tức bờ biển phía nam tỉnh Khánh Hòa. Đây...