Bộ Quốc phòng Nhật, Trung Quốc lần đầu sử dụng đường dây nóng quân sự mới
Bộ Quốc phòng Nhật Bản và Trung Quốc hôm nay 16.5 lần đầu tiên sử dụng đường dây nóng quân sự mới giữa hai nước.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Yasukazu Hamada đã có cuộc điện đàm kéo dài 20 phút với người đồng cấp Trung Quốc Lý Thượng Phúc, theo AFP dẫn thông báo từ Bộ Quốc phòng Nhật.
“[Bộ trưởng] Hamada đã đề cập sự tồn tại của những lo ngại về an ninh giữa Nhật Bản và Trung Quốc, chẳng hạn như tình hình ở biển Hoa Đông”, Bộ Quốc phòng Nhật cho hay. Bộ trưởng Hamada nhấn mạnh “cần phải có sự liên lạc thẳng thắn, đặc biệt là khi có những lo ngại về quan hệ Nhật-Trung”.
Bắc Kinh cũng đã xác nhận cuộc điện đàm ngày 16.5, nói rằng đường dây nóng mới sẽ “góp phần tiếp tục duy trì hòa bình và ổn định khu vực”, theo AFP.
Đường dây nóng, được thiết lập vào ngày 31.3, đã được cả hai bên thảo luận trong hơn 10 năm như là cách ngăn chặn các cuộc đụng độ bất ngờ ở biển Hoa Đông. Tình trạng tranh chấp về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông từ lâu đã gây căng thẳng giữa hai nước.
Video đang HOT
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là trung tâm của tranh chấp kéo dài giữa Nhật và Trung Quốc. Ảnh Reuters
Nhật Bản, cảnh giác với sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc, đã công khai phản đối sự hiện diện của các tàu Trung Quốc xung quanh các đảo nhỏ đang tranh chấp và ở các khu vực khác.
Lần lượt là nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba thế giới, Trung Quốc và Nhật Bản là đối tác thương mại quan trọng, và năm ngoái đã đánh dấu 50 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa hai nước thường căng thẳng và trở nên tồi tệ vào tháng 12.2022, khi Nhật tuyên bố một cuộc cải tổ an ninh bao gồm chi tiêu quốc phòng nhiều hơn, gọi Trung Quốc là “thách thức chiến lược lớn nhất từ trước đến nay”, theo AFP.
Dù vậy, Thủ tướng Nhật Fumio Kishida gần đây cho biết ông muốn có mối quan hệ “mang tính xây dựng và ổn định” với Trung Quốc.
Thủ tướng Kishida đã gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Indonesia vào năm ngoái và Ngoại trưởng Nhật Yoshimasa Hayashi cũng đã đến thăm Bắc Kinh vào tháng trước, chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của một ngoại trưởng Nhật kể từ tháng 12.2019, theo AFP.
Trong tuần này, Thủ tướng Kishida sẽ tiếp đón các nhà lãnh đạo G7 tại thành phố Hiroshima (Nhật Bản), nơi mối quan hệ của khối với Trung Quốc sẽ được ưu tiên trong chương trình nghị sự.
Tại cuộc họp của các ngoại trưởng G7 vào tháng 4, được xem là tiền đề cho hội nghị thượng đỉnh sắp tới, nhóm này đã cảnh báo Bắc Kinh về “những hoạt động quân sự hóa” ở Biển Đông, theo AFP.
G7, EU gia tăng áp lực đối với Trung Quốc
Reuters ngày 13.5 dẫn lời một quan chức Mỹ cho hay lãnh đạo các nước G7 sẽ thảo luận về mối quan ngại đối với "sự cưỡng ép kinh tế" của Trung Quốc trong giao dịch với nước ngoài.
Dự kiến vấn đề này sẽ nằm trong thông cáo chung đưa ra sau cuộc họp thượng đỉnh G7 từ ngày 19 - 21.5 ở TP.Hiroshima (Nhật Bản). G7 gồm Anh, Canada, Đức, Mỹ, Nhật Bản, Pháp và Ý.
Lãnh đạo ngành tài chính các nước G7. ẢNH AFP
Theo quan chức trên, thông cáo dự kiến bao gồm "một phần cụ thể về Trung Quốc" với danh sách các quan ngại bao gồm "sự cưỡng ép kinh tế và hành vi khác". Ngoài ra, dự kiến G7 còn ra thông cáo đề cập các công cụ nhằm đối phó "mọi nỗ lực cưỡng ép kinh tế từ bất cứ quốc gia nào chịu trách nhiệm".
Cùng ngày 13.5, lãnh đạo ngành tài chính các nước G7 kết thúc cuộc họp 3 ngày tại Nhật, cảnh báo về tình trạng khó lường gia tăng của nền kinh tế toàn cầu. Theo Reuters, Trung Quốc luôn được G7 cân nhắc, trong đó Nhật dẫn đầu nỗ lực đa dạng chuỗi cung ứng và giảm lệ thuộc vào nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Bình luận về động thái dự kiến của G7, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nói rằng "nếu có nước nào nên bị chỉ trích về cưỡng ép kinh tế thì đó là Mỹ" và "Trung Quốc là nạn nhân". Trước thềm hội nghị thượng đỉnh G7, Bộ Quốc phòng Nhật hôm 11.5 công bố một bản đồ cho thấy Trung Quốc điều 4 tàu chiến hoạt động quanh Nhật trong 12 ngày, theo CNN.
Trong một diễn biến khác, ngoại trưởng các nước Liên minh châu Âu (EU) ngày 13.5 đồng ý về nhu cầu "điều chỉnh lại" quan điểm đối với Trung Quốc, giảm sự lệ thuộc và thúc đẩy Bắc Kinh có quan điểm cứng rắn hơn đối với chiến dịch của Nga ở Ukraine.
Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Ấn - Trung thảo luận luận vấn đề biên giới Theo tuyên bố của chính phủ Ấn Độ, Bộ trưởng Quốc phòng nước này đã nói với người đồng cấp Trung Quốc rằng việc cải thiện quan hệ dựa trên "hòa bình và thanh bình" quay trở lại với biên giới hai nước. Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ và người đồng cấp Trung Quốc trong cuộc gặp ở New Delhi hôm 27/4....