Bỏ qua Intel, Amazon nghiên cứu tự sản xuất chip
Nhà bán lẻ và cung cấp dịch vụ cloud lớn nhất thế giới đang lấn sân sang một lĩnh vực mới: chip máy tính.
Vào cuối tháng 11/2018, Amazon tiết lộ thành quả trong một vài năm gần đây khi nghiên cứu thành công loại chip mới để dùng cho hàng triệu máy chủ trong các trung tâm dữ liệu trên toàn thế giới. Sản phẩm này sẽ không được bán trực tiếp cho khách hàng, nhưng quyết định của một trong những khách hàng lớn nhất thế giới của bộ xử lý máy tính theo con đường tự sản xuất có thể sẽ gây ra tác động lớn đối với Intel, tập đoàn sản xuất chip hàng đầu.
Intel vẫn đang phải gồng mình để theo kịp với xu hướng công nghệ mới nhất, từ sự phổ biến của các thiết bị di động tới trí tuệ nhân tạo, cùng với đó là quyền quyết định thiết kế chip đã chuyển sang tay Amazon, Apple và Google, những cái tên gần như thống trị cả ngành công nghiệp.
(Nguồn: Internet)
Thành tựu của Amazon ra đời trong thời điểm cả ngành công nghiệp đang muốn làm giảm bớt uy lực của những công ty sản xuất chip và cả doanh thu lên tới 412 tỷ USD hàng năm của họ. Những khách hàng như Amazon hay Google đủ lớn mạnh và mong muốn cắt giảm những khoản chi phí khổng lồ bằng cách tự thiết kế chip máy tính cho nhu cầu của mình thay vì mua từ nhà cung cấp lâu năm.
Chip tự sản xuất cũng đem lại lợi thế cho Amazon khi mặc cả với Intel, ông trùm bá đạo trên thị trường máy chủ trong những năm qua. Kể cả khi có sản phẩm tự thiết kế, Amazon vẫn phải mua thêm các loại chip khác từ Intel để đảm bảo nhu cầu. Lisa Spelman, Phó chủ tịch Intel cho biết: “Chúng tôi công nhận các công ty như Amazon luôn muốn giảm sự phụ thuộc vào nhà cung cấp. Mục tiêu của Intel là thấu hiểu nguyện vọng đó”.
Video đang HOT
Khoảng 35% số lượng chip máy chủ bán ra trên toàn thế giới tập trung vào 10 công ty công nghệ hàng đầu, theo số liệu của công ty nghiên cứu thị trường IDC. Chỉ cần một trong số đó thay đổi quyết định đã là tin không tốt cho Intel. Trong thời gian gần đây, Google đã thiết kế được chip chuyên dụng cho công nghệ AI. Cả Facebook và Microsoft, hai khách mua hàng lớn của Intel, cũng tuyên bố họ đang thử nghiệm sản phẩm tương tự. Apple dẫn đầu trong cuộc đua bằng việc cho ra mắt chip tự sản xuất cho dòng sản phẩm iPhone năm 2014.
Trong năm 2015, 350 triệu USD đã được Amazon bỏ ra để mua công ty sản xuất chip Annapurna Labs để triển khai nghiên cứu sản xuất CPU mới. Sản phẩm này là thứ mà Intel đã tung ra thị trường từ hàng chục năm nay cho các máy tính cá nhân và máy chủ. Để làm được điều đó cần kinh nghiệm chuyên gia và hàng triệu USD tiền vốn đầu tư, với bản chất một sự nâng cấp về mặt phức tạp so với từng con chip cho mỗi một nhiệm vụ.
(Nguồn: Internet)
Lãnh đạo Amazon tin tưởng rằng loại chip mới được thiết kế tiết kiệm năng lượng sẽ làm giảm chi phí điện năng cho các trung tâm dữ liệu. Dịch vụ điện toán đám mây mà Amazon cung cấp có thể ở mức giá thấp hơn các lựa chọn khác tới 45%. Ngoài ra, Amazon cũng thiết kế riêng một chip cho AI mang tên Inferentia. Mặc dù vẫn còn khó khăn, việc tự sản xuất chip đã dễ dàng hơn trước khá nhiều khi mà Amazon lấy bằng sáng chế công nghệ từ ARM và sản xuất ở TSMC, một công ty Đài Loan.
Năng lực của Amazon là không thể bàn cãi, nhưng thị trường vẫn nằm trong tay Intel trong cả thập niên qua với 96,9% thị phần chip máy chủ. Chỉ riêng mảng trung tâm dữ liệu bao gồm chip AI và máy chủ đã đem về 6,1 tỷ USD trong năm 2017, tăng 26% so với năm trước. Khi mà thị trường có nhiều biến đổi, Intel quyết tâm thay mình bằng việc mua liên tiếp 3 công ty chuyên thiết kế chip cho AI và các phần cứng khác phục vụ cho smartphone, ô to và trung tâm dữ liệu.
Ngành công nghiệp điện toán đám mây đang đem lại nhiều thay đổi trong cách thức các công ty xây dựng mạng lưới của mình. Sản phẩm chip mới của Amazon chỉ đóng góp một phần rất nhỏ phần mềm trong cả đế chế của công ty này. Nhưng nó được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai.
Theo Báo Mới
Tiền ảo tiếp tục gây khó cho các hãng sản xuất chip
Những nhà sản xuất chip chịu ảnh hưởng trực tiếp là AMD và Nvidia.
Trước đây việc đào tiền ảo sẽ sử dụng rất nhiều card đồ họa với GPU của AMD hoặc Nvidia, nhưng hiện nay mọi người đều dùng máy đào tiền ảo chuyên dụng.
Hai nhà sản xuất này chịu ảnh hưởng của giá trị tiền ảo là do mọi hoạt động khai thác, hay đào tiền ảo phần lớn phải sử dụng chip đồ họa (GPU) của hai nhà sản xuất này để thực hiện.
Năm ngoái khi tiền ảo trở thành cơn sốt, cả AMD và Nvidia đã không đủ hàng để bán cho game thủ, những người làm đồ họa chuyên nghiệp. Giá chip tăng lên chóng mặt.
Nhưng đến nay tiền ảo mất giá, nhiều hãng sản xuất thiết bị đào tiền ảo chuyên nghiệp ra đời các dòng sản phẩm chuyên dụng, khiến cho các dòng GPU của hai hãng này ít được ưa chuộng hơn.
Và kết quả doanh số GPU của cả hai hãng đều giảm. So với cùng kỳ quý III năm ngoái, năm nay lượng bán của cả hai đã giảm 2,2%.
Nói về lý do dẫn tới tình trạng này có thể kể đến nhiều lý do, trong đó có việc đối thủ Intel đã sản xuất ra dòng vi xử lý tích hợp nhân đồ họa cho hiệu năng rất tốt so với các card đồ họa rời dùng GPU Nvidia và AMD.
Nhưng theo Tiến sĩ Jon Peddie, người sáng lập hãng nghiên cứu JPR: "Người ta không còn đào tiền ảo bằng máy tính cá nhân với GPU của Nvidia và AMD nữa. Còn cả hai hãng đã sản xuất ra nhiều GPU quá khiến cho việc bán bị chậm lại".
Còn lý do gì ngoài tiền ảo không?
Theo JPR, ngoài việc tiền ảo mất giá, đào Bitcoin đã bị lỗ tiền điện thì chiến tranh thương mại cũng đã tác động đến các lô kiện hàng chip đồ họa.
Trong quý tiếp theo, nhiều khả năng thuế nhập khẩu các sản phẩm từ Trung Quốc sẽ tác động tới các chip được nhập khẩu vào Mỹ. Cả 2 hãng này và các nhà sản xuất card đồ họa dùng GPU của 2 hãng đều sản xuất tại Trung Quốc.
Như vậy dù thừa hàng nhưng trong thời gian tới, đặc biệt khách hàng Mỹ có thể vẫn phải mua card đồ họa với giá cao.
Theo Báo Mới
Việt Nam đã có công nghệ làm nước đá từ nước biển Thay vì phải lấy đá làm từ nước ngọt trên bờ, tới đây ngư dân có thể sản xuất đá tuyết ngay giữa biển, bằng nước biển để bảo quản hải sản đánh bắt được. Đây là kết quả một nghiên cứu của Trung tâm Phát triển công nghệ cao - Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, được công...