Bỏ qua cơn đau bụng trên, người đàn ông lỡ giai đoạn vàng trị ung thư
Ung thư đại trực tràng là một trong những bệnh ung thư thường gặp nhất ở Việt Nam, bệnh thường gặp ở nam nhiều hơn nữ. Độ tuổi mắc bệnh ung thư đại trực tràng trung bình là trên 50 tuổi.
Phát hiện ung thư đại trực tràng từ triệu chứng đau bụng
Cách đây 6 tháng, ông Guo Xing, người Trung Quốc, 58 tuổi, bắt đầu có dấu hiệu đau bụng trên kèm theo triệu chứng chướng bụng. Tuy nhiên, vì nghĩ rằng chỉ là chứng viêm loét dạ dày, vì thói quen uống bia rượu và ăn thức ăn cay nóng của mình, nên ông tự mua thuốc về điều trị.
Phải đến vài tuần gần đây, khi các triệu chứng ngày càng trầm trọng, ông Xing mới chủ động đến bệnh viện gần nhà để thăm khám.
Kết quả nội soi và sinh thiết chỉ ra rằng, người đàn ông này mắc ung thư đại trực tràng giai đoạn 2. Ông Xing được chỉ định phẫu thuật khẩn cấp để cắt bỏ khối u. Sau ca mổ, ông còn phải tiếp tục điều trị thêm bằng hóa trị liệu.
Theo bác sĩ trực tiếp điều trị cho ông Xing, nguyên nhân chính dẫn đến bệnh ung thư đại trực tràng của bệnh nhân này được cho là do thói quen ăn uống. Cụ thể, ngoài nghiện bia rượu, ông Xing còn ăn rất mặn, với món khoái khẩu là các loại cá, thịt muối.
Chuyên gia này cũng thông tin thêm rằng, bệnh nhân đã bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh như đau bụng, chướng bụng, táo bón, đi ngoài ra máu. Do đó, bỏ lỡ cơ hội phát hiện vào điều trị bệnh trong “giai đoạn vàng”.
Những dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư đại trực tràng
Video đang HOT
- Chán ăn, đầy bụng: Khó tiêu, đầy chướng bụng trên vùng rốn, ăn không ngon là tình trạng thường thấy ở người bệnh ung thư đại tràng. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, sút cân.
- Cân nặng giảm bất thường: Nếu cơ thể giảm cân bất thường, không rõ nguyên nhân thì bạn cũng không nên coi thường. Rất có thể đó là dấu hiệu của ung thư, nhất là ung thư đại trực tràng, dạ dày hoặc các bộ phận khác liên quan đến đường tiêu hóa.
- Táo bón: Nếu đi ngoài ít hơn 3 lần trong một tuần, bạn đã mắc chứng táo bón. Triệu chứng này có thể xuất hiện ở những bệnh lý đường tiêu hóa thông thường khác, tuy nhiên cũng không nên bỏ qua cảnh báo cho bệnh ung thư đại trực tràng đang xâm lấn cơ thể bạn.
- Đi ngoài phân nhỏ: Đi ngoài phân nhỏ là một dấu hiệu chứng tỏ trên đường đào thải ra bên ngoài phân của bạn đã gặp phải những vật cản khác trong đường tiêu hóa, làm cho hình dạng và kích cỡ của phân bị biến dạng, thay đổi. Những vật cản đó có thể là các khối u đang được hình thành trong ruột kết.
- Đi ngoài kèm máu: Khi phân đi qua khối u không chỉ làm cho chúng thay đổi về kích cỡ mà chúng còn gây nên hiện tượng chảy máu. Đại tiện kèm máu đỏ tươi, nhỏ giọt, phủ lên phân là triệu chứng phổ biến nhất của ung thư trực tràng.
- Mệt mỏi và căng thẳng, chóng mặt: Mệt mỏi do ung thư đại tràng thường liên quan đến thiếu máu do mất máu trong phân. Người bệnh cảm thấy kiệt sức ngay cả khi đã nghỉ ngơi, đồng thời suy nhược cơ thể một cách nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân.
- Co thắt dạ dày: Nếu những cơn co thắt đó đi kèm cảm giác đau thì có thể khối u đã đi chọc vào thành ruột và hình thành nên bệnh ung thư đại trực tràng một cách nghiêm trọng.
Phòng ngừa ung thư đại trực tràng
Để phòng ngừa ung thư đại trực tràng, chúng ta nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Theo các bác sĩ, người trẻ tuổi có thể làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng bằng việc điều chỉnh lối sống.
Duy trì trọng lượng khỏe mạnh bằng cách tăng cường vận động, chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm các loại rau và trái cây, ngũ cốc, tránh thực phẩm nhiều đường, dầu mỡ, thịt chế biến sẵn.
Bạn nên tránh xa và hạn chế tối đa các chất kích thích gây hại như rượu bia thuốc lá…
Tìm hiểu về bệnh sử của gia đình, chẳng hạn như trong gia đình có người từng bị chẩn đoán ung thư đại trực tràng, ung thư vú, buồng trứng; hoặc tiền sử gia đình có hội chứng đa polyp tuyến có tính gia đình (FAP) hoặc hội chứng Lynch, bị viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Nếu có, nên tham khảo ý kiến bác sĩ về độ tuổi bắt đầu tầm soát ung thư đại trực tràng.
4 biểu hiện tưởng bình thường sau ăn nhưng là dấu hiệu bệnh đau dạ dày
Để biết dạ dày có vấn đề hay không, bạn có thể theo dõi phản ứng của cơ thể sau mỗi bữa cơm. Sau khi ăn cơm xong thấy một trong biểu hiện dưới đây thì hãy cảnh giác với các bệnh về dạ dày.
Sau ăn chướng bụng, khó tiêu
Ảnh minh họa
Hiện tượng đầy hơi, chướng bụng xảy đến thường xuyên sau các bữa ăn mặc dù bạn chưa hoàn toàn cảm thấy no hay chỉ mới ăn một lượng thức ăn vừa phải. Đây cũng là một trong những dấu hiệu của viêm loét dạ dàu hoặc ung thư dạ dày giai đoạn đầu. Khi mắc bệnh thường có cảm giác đau tức, trướng bụng và buồn nôn sau khi ăn.
Ăn xong cảm giác buồn nôn, nôn
Ảnh minh họa
Đây là biểu hiện của bệnh lý như viêm dạ dày cấp, viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày hay có thể là ung thư dạ dày. Khi người bệnh nôn nhiều sẽ kéo theo các hệ lụy như rách niêm mạc thực quản tác động nghiêm trọng đến sức khỏe.
Bên cạnh đó nôn nhiều khiến cho tình trạng mất nước và điện giải trong dịch dạ dày xảy ra. Nặng hơn có thể là tình trạng hạ huyết áp, trụy tim mạch. Người bệnh bị sút cân nhanh dẫn đến thiếu máu, phù nề.
Đau vùng thượng vị
Ảnh minh họa
Sau bữa ăn, các cơn đau bụng thường xảy ra ở vùng thượng vị - khu vực nằm ở giữa ngay dưới đáy xương sườn. Đặc biệt đối với người cao tuổi thường bị đau bụng sau những bữa ăn, tốt nhất nên kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt.
Ăn xong hay ợ chua
Khi ăn xong, sau bữa ăn hay có dấu hiệu ợ chua. Tình trạng trào ngược axit dạ dày, bị ợ chua xảy ra trong thời gian dài thì các chất trong cơ thể như pepsin, axit dạ dày, dịch mật sẽ đi vào thực quản thông qua quá trình trào ngược. Điều này sẽ gây ra những tổn thương nhất định cho thực quản.
Người đàn ông 32 tuổi qua đời vì ung thư gan, bác sĩ chỉ ra 2 thứ anh hay ăn làm tổn thương gan hơn cả rượu Anh Hoàng (32 tuổi, người Trung Quốc) thường ngày không hút thuốc, không uống rượu bia nhưng cuối cùng lại phát hiện mình bị mắc ung thư gan giai đoạn cuối, sau đó 3 tháng thì qua đời. Nguyên nhân xuất phát từ 2 loại trái cây này. Hầu hết mọi người đều biết rằng thói quen uống rượu bia và các chất...