Bộ phim “Tây du ký” kỳ lạ nhất của Châu Tinh Trì
Phim của Châu Tinh Trì còn nhiều điều phía sau những tiếng cười tưởng như nhảm nhí.
Thế giới điện ảnh có nhiều bộ phim hay nhưng không có cơ hội lan tỏa rộng rãi đến khán giả. Ai đã xem những bộ phim này đều muốn chia sẻ đến mọi người bởi sự cảm động, sâu sắc, nhân văn, lãng mạn… Những bộ phim như thế sẽ được giới thiệu tới độc giả vào lúc 11h, thứ 5 hàng tuần, mời các bạn đón đọc!
Năm 2013, Châu Tinh Trì cho ra mắt Tây du ký: Mối tình ngoại truyện. Đây không phải là bộ phim đầu tiên vua hài Hồng Kông làm đạo diễn nhưng là bộ phim gây chú ý nhất của anh vì đã sử dụng một câu chuyện quen thuộc với khán giả – Tây du ký.
Dàn diễn viên và tạo hình khác biệt của phim
Sau gần 20 năm kể từ Tân Tây du ký: Nguyệt quang bảo hạp (1994) Châu Tinh Trì đóng vai chính thì anh mới tiếp tục làm thêm một bộ phim nữa về đề tài này. Nhưng lần này, Châu Tinh Trì đứng hoàn toàn phía sau ống kính, dồn hết sự chú ý cho dàn diễn viên Thư Kỳ, La Chí Tường, Văn Chương, Hoàng Bột.
Ngay những hình ảnh đầu tiên của Tây du ký: Mối tình ngoại truyện xuất hiện đã khiến khán giả bàn tán xôn xao vì ngoại hình của các nhân vật. Đường Tam Tạng đầu tóc bù xù trông không khác gì một gã ăn mày, Tôn Ngộ Không lùn tịt và xấu xí không khác gì yêu quái, Trư Bát Giới mặt luôn bóng nhẫy một cách quái đản và xuất hiện thêm một nhân vật nữ chưa biết đóng vai trò gì trong bộ phim.
Những khán giả nào đã xem phim của Châu Tinh Trì sẽ đều nhận ra một cái chiều sâu ẩn trong những bộ phim tưởng như nhảm nhí. Cái hài của Châu Tinh Trì ở hình ảnh, ở thoại thì cái bi cũng nằm ở đấy. Để khán giả vừa cười vỡ bụng vì bộ phim nhưng cũng vừa cảm thấy có một điều gì đó tồn tại ở nhân vật, ở khung hình.
Phim là một phiên bản Tây Du Ký hoàn toàn khác
Tuy là Tây du ký nhưng trong Mối tình ngoại truyện của Châu Tinh Trì, khán giả sẽ không còn gặp chút bóng dáng gì ở Tây du ký của Ngô Thừa Ân. Những nhân vật vẫn quen thuộc như vậy nhưng lại được xây dựng với góc nhìn khác, tính cách khác và câu chuyện khác.
Trần Huyền Trang (Văn Chương thủ vai) là một pháp sư đi khắp nhân gian với tâm niệm diệt trừ yêu quái, bảo vệ cuộc sống cho bá tánh. Với cuốn bí kíp “300 bài hát thiếu nhi”, Huyền Trang đã chiến đấu với những yêu quái lớn nhỏ để bảo vệ lý tưởng của mình. Một lần vô tình giao chiến với thủy quái trên sông, Trần Huyền Trang thua thảm bại và được một cô gái (Thư Kỳ) cứu.
Trần Huyền Trang và cô gái họ Đoàn tiếp tục con đường diệt trừ yêu quái của mình, lần lượt gặp Trư Bát Giới (La Chí Tường) và Tôn Ngộ Không (Hoàng Bột) và thu phục được hai nhân vật này.
Có thể nói, Tây du ký của Châu Tinh Trì đi xa khỏi phiên bản gốc. Dù những nhân vật vẫn rất quen thuộc nhưng câu chuyện phim không phải là quãng đường đầy những kiếp nạn của Đường Tăng khi đi lấy kinh mà là con đường tự giác ngộ đạo lý Phật giáo của Trần Huyền Trang mà sau này là Đường Tam Tạng.
Trong bộ phim tràn ngập những cảnh hài hước. Hài hước vẫn là điểm mạnh của Châu Tinh Trì. Nếu một bộ phim mà không có yếu tố hài thì không còn là phim của Châu Tinh Trì nữa.
Tây du ký: Mối tình ngoại truyện gây cười vì sự lố bịch của mình. Tôn Ngộ Không tự xưng Tề thiên đại thánh hiện nguyên hình là một con khỉ lùn xấu xí. Trư Bát Giới lúc nào cũng tỏ ra mình đào hoa phong nhã thì lại đi cùng 4 bà thím già nua theo hầu và bị gọi bởi cái tên “Thận hư công tử”. Đường Tăng đầu tóc rối bù, ngờ nghệch ngốc nghếch.
Chi tiết hài hước lố bịch gây cười
Châu Tinh Trì vẫn là Châu Tinh Trì, hài hước bằng những chi tiết ngoa dụ, phóng đại mà đôi khi có phần nhảm nhí. Như bí kịp diệt trừ yêu quái của Đường Tăng lại có tên “300 bài hát thiếu nhi” và bí kíp trừ yêu hàng ma là…hát cho chúng nghe. Hay như mặt Trư Bát Giới lúc nào cũng bóng nhẫy một cách dị hợm.
Nhưng so sánh với những bộ phim khác của Châu Tinh Trì trong quá khứ, thì Tây du ký: Mối tình ngoại truyện không phải là một bộ phim dễ xem. Phim có nhiều chi tiết khiến khán giả băn khoăn không biết phải hiểu thế nào. Sư phụ của Trần Huyền Trang là một người tu hành nhưng lại thản nhiên ăn thịt. Cô gái họ Đoàn năm lần bảy lượt tìm cách dụ dỗ Trần Huyền Trang.
Từ đầu đến cuối Trần Huyền Trang một lòng một dạ với lý tưởng của mình, chỉ muốn trở thành một pháp sư cao cường diệt trừ yêu quái bảo vệ dân lành. Dù cho pháp lực có hạn, gặp nhiều tai họa hơn cứu được người khác thì Huyền Trang vẫn chưa từng từ bỏ lý tưởng của mình. Nhưng đặc biệt sau cuộc gặp gỡ với Đoàn cô nương, Huyền Trang bắt đầu nghi ngờ năng lực của bản thân, nghi ngờ mục đích sống của chính mình khi anh ta không thể tự mình diệt trừ được yêu ma nào cả.
Video đang HOT
Tôn Ngộ Không là yêu quái mạnh nhất trong phim
Câu thoại ấn tượng nhất trong phim là khi Huyền Trang tự ngộ ra được cái đích thực trong việc diệt trừ yêu quái không phải là diệt trừ, mà là cảm hóa. “Từng khổ đau mới biết khổ đau đích thực, từng cố chấp mới có thể buông tay, từng bận lòng mới có thể không để tâm nữa.”
Tu hành không phải là những chuyện nói thành lời. Đạo lý không chỉ là những câu kinh kệ. Có nhiều chuyện, phải tự mình trải qua mới thấu hiểu được yêu hận của nhân gian, nếu không mọi chuyện chỉ là tự lừa mình dối người.
Trần Huyền Trang muốn trừ yêu diệt ma nhưng lại không hiểu yêu ma từ đâu mà xuất hiện. Anh ta một lòng tu hành, từ chối tình cảm của Đoàn cô nương không phải vì không yêu mà là sợ phạm vào giới luật.
Nhưng để rồi đến cuối cùng Huyền Trang nhận ra, những điều tưởng chừng như phức tạp nhất hóa ra lại đơn giản nhất. Có những chuyện bắt buộc phải trải qua mới có thể thấu hiểu được. Và vì thấu hiểu rồi nên không còn chấp nhất, có thể buông tay.
Như tình yêu nam nữ cũng đơn thuần như một dòng nước sạch, chỉ có dục vọng là xấu xa. Như mọi quỷ ma đều bắt nguồn từ nhân – quả, từ yêu hận trong cõi đời này.
Và vì thế, khi đã đắm chìm trong vũng bùn lầy sẽ thấy bản thân trong sạch như một đóa sen. Còn nếu không, tất cả mọi chuyện đều chỉ là những lời giáo điều vô nghĩa.
Trailer phim.
Theo Danviet
Thành Long và Châu Tinh Trì: Ai thực sự là vua màn ảnh?
Trong showbiz Hoa ngữ, Thành Long và Châu Tinh Trì có thể coi là hai nhân vật "bắc đẩu thái sơn". Những cống hiến và thành quả mà họ đã đạt được trong lĩnh vực điện ảnh khiến nhiều người ngưỡng mộ và kính phục.
Trước tiên hãy nói về Thành Long, sức ảnh hưởng của Thành Long có lẽ không cần phải bàn nhiều. Danh hiệu "đại ca" mà mọi người dành cho Thành Long đã đủ nói lên địa vị của anh trong làng giải trí.
Hơn 40 năm diễn xuất, Thành Long đã diễn hàng trăm tác phẩm phim ảnh, càng kinh ngạc hơn là hầu hết các cảnh hành động trong phim đều do Thành Long tự mình diễn, không cần đến diễn viên đóng thế.
Thành Long
Chính vì vậy, anh bị thương như cơm bữa, không một nhà bảo hiểm nào trên thế giới dám bán bảo hiểm cho Thành Long.
Phim của Thành Long vì sao lại thu hút người xem, khán giả vì sao lại thích Thành Long, tất cả là vì sự liều mình, tinh thần không ngại nguy hiểm khi diễn xuất của anh.
Châu tinh Trì trong bộ phim Đường Bá Hổ và Điểm Thu Hương
Đối với Châu Tinh Trì có thể dùng câu nói "ảnh đế mỗi năm có một, Châu Tinh Trì trăm năm mới có một" để hình dung về anh.
Những năm gần đây, Châu Tinh Trì ít khi xuất hiên, nhưng 3 năm lại làm lên một bộ phim điện ảnh gây chấn động Hoa ngữ thì chỉ có Châu Tinh Trì mới làm được.
Gần đây, bộ phim Mỹ nhân ngư của Châu Tinh Trì ra rạp với doanh thu 34 tỷ là minh chứng rõ ràng nhất cho tài năng và sức hút của cái trên Châu Tinh Trì.
So với Thành Long, mặc dù số lượng phim của Châu Tinh Trì có ít hơn nhiều, nhưng tất cả chúng đều là kinh điển, ví dụ như Đại thoại tây du, Đường Bá Hổ và Điểm Thu Hương, Kung fu, Đội bóng thiếu lâm..
Có người nói, Châu Tinh Trì kiêu căng, ngạo mạn, ham tiền,...nhưng không ai không thừa nhận Châu Tinh Trì là một thiên tài điện ảnh.
Kinh nghiệm diễn xuất
Thành Long trong bộ phim Giờ cao điểm
Thành Long và Châu Tinh Trì đều là những người xuất thân từ vai diễn quần chúng đi lên, sau đó nhờ vào khả năng và nỗ lực không ngừng mới có được ngày hôm nay.
Thành Long thành danh bắt đầu từ những năm 80, năm 1995 dựa vào bộ phim Náo loạn phố Bronx tiến quân vào Hollywood.
Năm 1998, Thành Long nhờ bộ phim hành động Giờ cao điểm tạo được vị trí đứng ở Hollywood.
Nói một cách khách quan, ở một mức độ nhất định, Thành Long đã vượt qua tiền bối Lý Tiểu Long, trở thành đại diện cho phim võ thuật Trung Quốc ở Hollywood.
Năm 2012, Thành Long trở thành người đúng đầu trong top 20 diễn viên võ thuật vĩ đại nhất trong lịch sử do Thời báo NewYork bình chọn.
Châu Tinh Trì trong Thần bài
Châu Tinh Trì thành danh muộn hơn so với Thành Long. Năm 1988, Châu Tinh Trì nhận được sự tán dương của Lý Tu Hiền, dựa vào bộ phim Phán xét cuối cùng được mọi người biết tới.
Năm 1990, Châu Tinh Trì nổi tiếng nhờ với vai diễn trong Thần bài, từ đó bắt đầu mở ra thời đại của Châu Tinh Trì.
Năm 1994, Châu Tinh Trì lần đầu cho ra mắt bộ phim tự mình vừa làm đạo diễn vừa diễn xuất Quốc sản 007.
Năm 2005, trong hoạt động phê bình của Hiệp hội nghệ thuật điện ảnh Trung Quốc, Châu Tinh Trì được chọn là một trong một trăm diễn viên xuất sắc nhất của điện ảnh Trung Quốc.
Danh hiệu đạt được
Những thành tựu mà Thành Long đạt được là quá nhiều. Thành Long là diễn viên số 1 ở Trung Quốc, anh dành giải nam chính xuất sắc nhất giải điện ảnh Kim Mã Đài Loan, là "10 thanh niên kiệt xuất thế giới"...
Châu Tinh Trì cũng không hề kém cạnh khi 6 lần phá kỷ lục phòng vé điện ảnh Hong Kong, 8 lần đạt được danh hiệu quán quân của giải điện ảnh Hong Kong hàng năm, là đạo diễn xuất sắc nhất giải điện ảnh Kim Mã Đài Loan...
Sức hút phòng vé
Năm 20001, bộ phim Giờ cao điểm do Thành Long đảm nhận vai chính đã tạo ra kỷ lục ở Hollywood.
Tính đến năm 2016, tổng số tiền vé bán ra những phim điện ảnh do Thành Long làm diễn viên chính đã vượt qua con số 20 tỷ NDT, đứng đầu trong tất cả các diễn viên điện ảnh Hoa ngữ.
Đến nay, không ai có thể phá bỏ kỉ lục này. Mặc hiện tại đã 60 tuổi, nhưng Thành Long vẫn tích cực đóng phim, mỗi năm đều có phim mới.
Bộ phim Mỹ nhân ngư do Châu Tinh Trì làm đạo diễn
Sức hút phòng vé đối với Châu Tinh Trì có thể nói chỉ như là phù vân, bởi vì Châu Tinh Trì là người tạo ra kỉ lục và đồng thời tự phá kỉ lục. Đối thủ của Châu Tinh Trì là chính mình.
Năm 2013, bộ phim Tây du giáng ma của Châu Tinh Trì tạo ra kỉ lục mới của phòng vé, thu về 218 triệu NDT, năm 2016 bộ phim Mỹ nhân ngư của Châu Tinh Trì đã phá vỡ kỹ lục này với số tiền thu về là 540 triệu NDT.
Sức ảnh hưởng
Thành Long là một diễn viên, Thành Long không chỉ là đại diện cho điện ảnh Hong Kong, mà còn có sức ảnh hưởng trên toàn thế giới.
Là đại diện cho phim võ thuật Trung Quốc, Thành Long giúp quảng bá kungfu, văn hóa Trung Quốc đến thị trường Hollywood cũng như toàn thế giới.
Châu Tinh Trì là nhân vật tiêu biểu số 1 cho điện ảnh Hoa Ngữ, được mệnh danh là Charles Chaplin của Trung Quốc.
Những năm 90 của thế kỷ 20, những bộ phim do Châu Tinh Trì thủ vai chính đều tạo ra kỷ lục phòng vé, chính vì thế Châu Tinh Trì cùng Thành Long và Châu Nhuận Phát được mệnh danh là "Song Châu Nhất Long", ý là những cái tên đảm bảo cho doanh thu phòng vé.
Vậy Thành Long và Châu Tinh Trì ai có sức ảnh hưởng lớn hơn? Câu hỏi này có lẽ không cần phải trả lời nữa, một người và vua kungfu, một người là vua hài, hai người đều đáng được ngưỡng mộ, được kính trọng như nhau.
Hy vọng, một ngày nào đó lại có thể nhìn thấy hai người họ cùng hợp tác trong một bộ phim, đây chắc chắn là mong đợi lớn nhất của fan hâm mộ Thành Long và Châu Tinh Trì.
Theo Trí Thức Trẻ
'Tôn Ngộ Không' của Hoàng Tử Thao lộ sạn từ khâu tạo hình Tạo hình Tôn Ngộ Không do Hoàng Tử Thao đóng vấp phải sự tranh cãi trên mạng xã hội ngay khi công bố. Sáng 8/11, đoàn phim Đại thoại Tây du: Yêu người một vạn năm công bố tạo hình Mỹ hầu vương của Hoàng Tử Thao. Đây là tạo hình được người hâm mộ và giới truyền thông chờ đón nhất. Theo...