Bộ phim nào khiến Trương Ngọc Ánh ám ảnh 3 tháng không dám gặp ai?
Trương Ngọc Ánh chia sẻ, vai Dần trong bộ phim ‘Áo lụa Hà Đông’ khiến cô ám ảnh 3 tháng trời không dám gặp ai.
Trong buổi trò chuyện tại Đường sách TP.HCM, NTK Sĩ Hoàng nhắc lại vai diễn của Trương Ngọc Ánh trong bộ phim “Áo lụa Hà Đông”. Ông nói rằng khi xem cảnh phim ấy, ông không thể chịu được, trái tim như bị bóp nghẹt.
Trương Ngọc Ánh và NTK Sĩ Hoàng trong sự kiện tại Đường sách TP.HCM. Ảnh: NGUYỄN TRÀ
Đó là cảnh nghe tin trường học bị đánh bom, Dần (Trương Ngọc Ánh) chạy như điên đến trường, lật tung những tấm chiếu cuồng loạn tìm con gái.
Hình ảnh người mẹ lật tìm con giữa những người xác người ngổn ngang la liệt trong bộ phim rồi thấy con ở đó, khiến ông ám ảnh. Cảnh phim ngắn nhưng đã lấy đi nước mắt của rất nhiều khán giả.
Nỗi đau mất con – nỗi đau thấu trời xanh khiến người ta rụng rời và phần nào hiểu hơn về sự đau thương, khắc nghiệt của chiến tranh để lại.
Chiến tranh đã qua đi, Nam Bắc đã nối liền một dải nhưng nỗi đau ấy chưa bao giờ nguôi. Ánh mắt, giọt nước mắt, tiếng gào khản cổ rồi tắc nghẹn lại trong lồng ngực của Trương Ngọc Ánh, khiến người xem quặn thắt.
“ Sao em có thể đóng hay như vậy? Tại sao vừa có người vừa đẹp vừa đóng phim hay như vậy. Vì người đẹp thì thường diễn không hay?”- NTK Sĩ Hoàng hài hước chia sẻ.
Trương Ngọc Ánh làm khách mời trong talk show mang tên “ Thương hiệu cá nhân: Phá vỡ giới hạn – Tạo riêng dấu ấn”.
Gần 20 năm qua nhưng mỗi khi nhắc lại vai diễn ấy, Trương Ngọc Ánh vẫn không thể nào quên.
Bộ phim khiến cô ám ảnh và mất một thời gian dài cô mới có thể đóng phim trở lại.
Video đang HOT
“Khi vào vai, tôi chưa làm vợ làm mẹ. Nhưng vào phim tôi là mẹ của 4 đứa con. Gia đình bị ảnh hưởng bởi thời chiến tranh rất kinh khủng. Đó là cảnh quay khó đóng, cũng là cảnh ăn tiền của bộ phim, là cảnh quay lấy nước mắt của bộ phim.
Lúc đó anh Lưu Huỳnh có nói cảnh đó chỉ diễn một lần thôi vì cảnh nổ, hàng trăm người hoá trang, nằm giữa nắng…Người mẹ nghe tin hoang mang đi tìm con, lật từng tấm chiếu rồi thấy con ở đó, tột cùng nỗi đau của người mẹ..
Một là đóng được, hai là bắt xe đi về Sài Gòn? 3 đêm thức không ngủ được, mắt quầng sâu…
Sau khi đóng bộ phim, 3 tháng trời tôi không gặp ai, không thoát được vai…”- Trương Ngọc Ánh trầm ngâm nhớ lại.
Áo lụa Hà Đông (tên tiếng Anh: The White Silk Dress) do đạo diễn Lưu Huỳnh thực hiện. Phim công chiếu năm 2006. Đây là một bộ phim chiến tranh – tâm lý – tình cảm Việt Nam dài 135 phút.
Bộ phim “Áo lụa Hà Đông” giành giải Cánh diều vàng 2006 ở hạng mục “Phim truyện nhựa xuất sắc nhất”.
Trương Ngọc Ánh trong phim Áo lụa Hà Đông.
Chiều 29-5, trao đổi với PLO, đại diện truyền thông của diễn viên Trương Ngọc Ánh chia sẻ thời gian này, Trương Ngọc Ánh đang tập trung thời gian cho cuộc thi “Hoa hậu các Dân tộc Việt Nam 2022″ trong vai trò là Trưởng ban tổ chức cuộc thi.
Mới đây, nữ diễn viên Áo lụa Hà Đông cũng có dịp gặp gỡ và làm việc với vị đạo diễn nổi tiếng đến từ Hollywood- Phillip Noyce – để bàn kế hoạch hợp tác cho những dự án điện ảnh trong tương lai.
Người Tình: Minh Tú khỏa thân 100% cũng không cứu nổi bộ phim sống sượng và phi lý
Những cảnh nóng trong Người Tình chả đóng góp gì cho nội dung phim mà còn khiến khán giả lầm tưởng rằng trong đầu các nhân vật chỉ có tình dục.
*Lưu ý: Bài viết có tiết lộ nội dung phim.
Đạo diễn Lưu Huỳnh từng là người cho ra mắt những tác phẩm như Áo lụa Hà Đông (2006), Huyền Thoại Bất Tử (2009). Tuy nhiên, ông dường như mắc kẹt trong ánh hào quang xưa khi vẫn chọn các đề tài và lối làm phim cũ kỹ. Bằng chứng là Người Tình vốn được thực hiện từ năm 2016 nhưng so với thời điểm ra mắt hiện tại thì không khác gì phim từ nhiều thập niên trước.
Người Tình vốn được thực hiện từ năm 2016 nhưng so với thời điểm ra mắt hiện tại thì không khác gì phim từ nhiều thập niên trước.
Nội dung Người Tình xoay quanh hai người họa sĩ chơi thân với nhau là Hưng (Hà Việt Dũng) và Sơn (Đức Hải). Trong khi Hưng giàu có nhờ bán tranh cho giới nhà giàu thì Sơn lại có quan hệ mật thiết với những tay giang hồ, đầu trộm đuôi cướp. Trong buổi triển lãm tranh, Hưng gặp Diễm Tình (Minh Tú) và nảy sinh tình cảm. Cả hai nhanh chóng tiến đến hôn nhân dưới cặp mắt ghen tị của Sơn.
Một ngày nọ, Diễm Tình về nhà và phát hiện ra chồng đang quan hệ với một nữ khách hàng xinh đẹp. Cô suy sụp và tìm đến bạn trai cũ là Hoàng (Võ Thành Tâm). Song, Diễm Tình không hề hay biết tất cả chỉ là âm mưu của Sơn nhằm chia rẽ hai vợ chồng. Biến cố ập đến khi Sơn gửi đoạn clip Diễm Tình và Hoàng đang ân ái đến cho Hưng khiến anh phẫn nộ và đâm chết tình địch.
Góc quay đẹp là điểm cộng duy nhất
Nói đi cũng phải nói lại, Lưu Huỳnh là một trong những đạo diễn có tay nghề khá tốt của điện ảnh Việt. Người Tình sử dụng tông màu xưa cũ như những bộ phim nhựa năm xưa. Không chỉ mang đến cảm giác hoài niệm, nó còn cho thấy sự ngột ngạt trong cuộc sống bế tắc của các nhân vật. Ê-kíp có sự chăm chút bối cảnh kỹ lưỡng cho thấy rõ sự tương quan giữa cuộc sống giàu sang của Hưng và khu ổ chuột nghèo nàn mà Sơn cùng đàn em hay ở.
Tác phẩm có nhiều cảnh quay đậm chất điện ảnh và cài cắm ẩn dụ. Sự đối xứng trong khung hình tạo tương phản giữa nhân vật và ý nghĩa cuộc sống thường xuyên xuất hiện.
Tác phẩm cũng có nhiều cảnh quay đậm chất điện ảnh và cài cắm ẩn dụ. Sự đối xứng trong khung hình tạo tương phản giữa nhân vật và ý nghĩa cuộc sống thường xuyên xuất hiện. Ngay từ đầu, Người Tình chiêu đãi khán giả một trường đoạn long-shot xoay quanh buổi gặp đầu tiên giữa Hưng, Diễm Tình và Sơn. Lưu Huỳnh sử dụng nhiều thủ pháp khác nhau để mang đến các góc quay đẹp xuyên suốt thời lượng phim.
Nội dung phi lý, thoại ngô nghê
Một điểm cộng khác của Người Tình chính là những cảnh khỏa thân để lộ toàn bộ khu vực nhạy cảm của Minh Tú cùng hàng loạt phân đoạn quan hệ nóng bỏng. Dĩ nhiên, nếu đó là thứ mà bạn đang tìm kiếm thì bạn hãy ra rạp, còn không ngồi nhà coi phim 18 vẫn tốt hơn hẳn. Bởi lẽ những cảnh nóng này chả đóng góp gì cho nội dung phim mà còn khiến khán giả lầm tưởng rằng trong đầu các nhân vật chỉ có tình dục.
Những cảnh nóng chả đóng góp gì cho nội dung phim mà còn khiến khán giả lầm tưởng rằng trong đầu các nhân vật chỉ có tình dục.
Mà có lẽ là như thế thật khi Hưng tuyên bố chưa gặp cô gái nào đủ đẹp để mình vẽ thì ít lâu sau lại dễ dàng nuốt lời chỉ vì một "gái gọi" hạng sang. Hành động ném toàn bộ tính cách tôn thờ sự đồng điệu về nghệ thuật của nhân vật "ra chuồng gà". Diễm Tình cũng chẳng khá hơn khi tuyên bố "không tin đàn ông, không tin tình yêu" rồi lên giường với người yêu cũ vì: Ở bên anh, em mới sống trong tình yêu". Hóa ra muốn phá vỡ hạnh phúc cặp vợ chồng này chẳng tốn mấy công sức nhưng chiếm trọn nửa thời lượng phim.
Yếu tố nghệ thuật thì có đấy nhưng cách dựng phim, cắt ghép cũ kỹ của Lưu Huỳnh khiến khán giả có cảm giác như đang coi phim truyền hình từ thập niên trước. Các tình tiết không hề có sự liên kết với nhau khi nhân vật đang từ chỗ này lại bay sang chỗ khác với mốc thời gian khác mà không có lời giải thích cụ thể. Người Tình như mấy chục đoạn phim ngắn lắp ghép rời rạc thành phim điện ảnh dài gần 2 tiếng vậy.
Phần thoại của phim còn tệ hại hơn khi không khác gì lấy ra từ sách giáo khoa hay học lỏm mấy cuộc hội thoại của trẻ em cấp một. Hậu quả là người xem không ít lần phải phì cười vì tình huống quá ngô nghê hay cách nhân vật nói chuyện chẳng khác gì con nít cố rao giảng đạo lý. Phim cứ thế loay hoay trong tình dục, lừa dối, ngoại tình rồi chẳng đi đến đâu.
Người xem không ít lần phải phì cười vì tình huống quá ngô nghê hay cách nhân vật nói chuyện chẳng khác gì con nít cố rao giảng đạo lý. Phim cứ thế loay hoay trong tình dục, lừa dối, ngoại tình rồi chẳng đi đến đâu.
Thông điệp sai lệch về người đồng tính
Đến giữa thời lượng, Người Tình gây sốc khi tiết lộ hóa ra Sơn yêu Hưng chứ chẳng phải Diễm Tình. Từ đây, phim rẽ sang một tông màu trái ngược hoàn toàn xoay quanh nỗi bức bối của Sơn khi phải nấp trong vỏ bọc mạnh mẽ và không dám công khai mình là người đồng tính. Tác phẩm có nhiều chi tiết thể hiện sự đau khổ của Sơn trong mối tình đơn phương với Hưng và khao khát sống thật với bản thân.
Song, phiên bản The Danish Girl Việt Nam này lại truyền bá thông điệp quá sức sai lệch. Hóa ra, người đồng tính trong mắt đạo diễn Lưu Huỳnh là yêu sống yêu chết "trai thẳng" dù bị từ chối rồi bày mưu tính kế đê hèn chỉ để "bẻ cong" người ta? Hóa ra, người đồng tính lúc nào cũng thích trang điểm ẻo lả và muốn mặc đồ phụ nữ? Bộ phim đang cố bao biện hành động tội ác của Sơn là do đồng tính chăng?
Hóa ra, người đồng tính trong mắt đạo diễn Lưu Huỳnh là yêu sống yêu chết "trai thẳng" dù bị từ chối rồi bày mưu tính kế đê hèn chỉ để "bẻ cong" người ta? Hóa ra, người đồng tính lúc nào cũng thích trang điểm ẻo lả và muốn mặc đồ phụ nữ?
Đành rằng Đức Hải đã có màn trình diễn vô cùng xuất sắc khi ác ra ác, đau khổ ra đau khổ, nữ tính có nữ tính nhưng không ai nuốt nổi cái ý nghĩa mà phim mang lại. Trong khi đó, Minh Tú nên đi làm rapper vì "thứ cô cần chỉ là melody" là sẽ có một con track đúng nghĩa bởi cách nhả chữ không giống người bình thường nói chuyện. Giá như biểu cảm của cô tốt bằng 1/10 số cảnh nóng của cô thì phim đã không tệ như thế.
Chấm điểm: 1.5/5
Công bằng mà nói, Người Tình có ý tưởng tạm ổn và kỹ thuật quay phim khá tốt. Tuy nhiên, thứ mà đạo diễn Lưu Huỳnh cần là sự thay đổi trong phong cách làm phim lẫn một kịch bản hiện đại hơn khi mà tất cả những thứ trong tác phẩm này đều không khác gì hồi thập niên 2000.
Sao Việt gặp tai nạn khi quay phim: Lan Ngọc hoảng loạn khóc thét, Thúy Ngân - Ngô Thanh Vân phải cấp cứu tại chỗ Lan Ngọc, Thúy Ngân, Ngô Thanh Vân là những diễn viên từng khóc thét vì gặp chấn thương nặng trên phim trường. Khi đóng phim, chuyện gặp tai nạn trong lúc làm việc là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nhiều tai nạn không dừng ở mức trầy xát thông thường mà khiến cho loạt sao Việt rơi vào cảnh khốn đốn....