Bộ phận này của con lợn đem nấu cháo rất giàu dưỡng chất, trẻ con hay người già ăn đều tốt
Cháo cật heo là một món ăn dặm cực kỳ bổ dưỡng, ngon miệng và dễ làm mà bạn không nên bỏ qua trong thực đơn ăn dặm cho bé.
Cật heo là một nguồn dồi dào của nhiều dưỡng chất quan trọng như chất đạm, chất béo, sắt, vitamin, và protein. Đây là loại thực phẩm bổ dưỡng giúp bé tăng cường hệ miễn dịch, cung cấp năng lượng và tăng cường sức đề kháng.
Thay vì luôn cho bé ăn các món quen thuộc như cháo cua, tôm, cá, các bậc phụ huynh có thể thay đổi khẩu phần ăn cho bé bằng cách chế biến món cháo cật heo, một món ngon và mới mẻ.
Khi nấu cháo cật heo cho bé ăn dặm, bạn có thể kết hợp cật heo với các loại rau củ như cà rốt và rau ngót để tạo thành một món cháo bổ dưỡng và màu sắc hấp dẫn.
Món cháo cật heo
Nguyên liệu của món cháo cật heo:
Gạo: 40gr
Cật heo: 30g (1/3 cái cật heo)
1/2 củ cà rốt
Rau ngót
Hành tím, nước mắm
Dầu ăn: 2 muỗng cà phê
Nước: 250ml
Gia vị
Video đang HOT
Bước 1: Sơ chế cật heo
Cắt cật heo đôi theo chiều dài, loại bỏ mỡ hôi bên trong.
Rửa sạch và ngâm cật heo trong nước muối để loại bỏ mùi hôi, sau đó rửa lại với nước lạnh.
Thái cật heo thành miếng vừa ăn, xay nhuyễn.
Ướp cật heo với hành tím cắt mỏng và nước mắm.
Bước 2: Nấu cháo
Rửa sạch gạo và ngâm 30 phút. Sau đó, đem nấu cháo với tỉ lệ gạo và nước là 1:10.
Cho cật heo vào nồi và thêm ít gia vị (vì bé còn nhỏ nên không cần sử dụng nhiều gia vị). Nấu cháo cho đến khi cả gạo và cật heo đều chín.
Khi cháo cật heo đã chín, bạn có thể thêm cà rốt và rau ngót xay nhuyễn vào nấu chín rồi tắt bếp.
Khi cho bé ăn, bạn có thể thêm một chút dầu oliu hoặc dầu gấc vào cháo.
Cháo cật heo là một món ăn dặm ngon và bổ dưỡng mà bạn nên thử cho bé. Cách nấu cháo này rất đơn giản và dễ thực hiện.
Chúc bạn thực hiện thành công!
5 cách pha nước chấm rau củ luộc, ngon hơn ngoài hàng
5 cách pha nước chấm rau củ luộc. Bạn có thể pha 5 loại nước chấm thơm ngon dưới đây để tăng thêm phần hấp dẫn cho món rau củ luộc.
Cách pha nước mắm tắc
Nguyên liệu: 2 thìa canh nước mắm, 2 thìa canh đường trắng, 2 trái ớt, 2 trái tắc (quả quất).
Ảnh minh họa
Cho nước mắm và đường vào bát khuấy đều. Đến khi đường tan hết thì thêm nước cốt tắc, ớt cắt lát và một chút vỏ tắc cắtnhỏ để tạo nên mùi thơm đặc trưng của loại nước chấm này. Điều chỉnh lại gia vị cho phù hợp với khẩu vị là có thể sử dụng.
Cách pha nước mắm me
Nguyên liệu: 2 củ hành tím, 3 tép tỏi, 1/2 thìa cà phê dầu ăn, 3 thìa nước mắm, 4 thìa cà phê đường trắng, 1 quả ớt, 100ml nước cốt me.
Hành tím bóc vỏ, cắt lát mỏng. Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ.
Bắc chảo lên bếp, chờ cho dầu nóng và bỏ hành tím cùng tỏi vào phi thơm.
Đổ phần nước cốt me, nước mắm, 2 thìa canh nước lộc, đường trắng vào khuấy đều. Đến khi các nguyên liệu hòa quyện, tạo thành hỗn hợp sền sệt thì tắt bếp.
Cho thêm ớt nếu muốn ăn cay.
Cách pha nước chấm chao
Nguyên liệu: 3 thìa cà phêđường trắng, 1/2 thìa cà phê bột ngọt, 2 quả ớt, 2 miếng chao.
Cho chao vào bát và dùng thìa dằm nhuyễn. Thêm 2 thìa canh nước chao trong hộp vào và trộn đều. Thêm đường, bột ngọt cho vừa ăn. Khuấy đều cho các nguyên liệu hòa quyện, cho thêm ớt theo khẩu vị.
Cách pha mắm nêm
Nguyên liệu: 4 thìa canh mắm nêm, 3 thìa cà phê đường trắng, 1 quả ớt, 2 tép tỏi, 30 gram dứa (thơm), 1/3 quả chanh.
Bắc nồi lên bếp, cho mắm nêm, dứa băm nhỏ, đường và 1/4 chén nước lọc vào đun cho đường tan hết.
Khi hỗn hợp mắm đã đồng nhất thì tắt bếp, cho ra bát để nguội, thêm ớt, tỏi băm theo khẩu vị.
Cách làm kho quẹt
Nguyên liệu: 150g thịt ba chỉ, 50g nõn tôm khô, 6 thìa nước mắm, 4 thìa đường, 4 thìa nước lọc, 3 thìa cà phê tiêu, 2 thìa hành tỏi băm, ớt tươi, hành lá.
Tôm khô chọn loại nhỏ, ngâm nước 20 phút cho mềm rồi vớt ra rửa sạch và để ráo.
Cho nước mắm, đường, nước lọc vào bát khuấy đều cho đường tan hết.
Thịt ba chỉ bỏ da, thái nhỏ. Cho thịt vào chảo đun nhỏ lửa cho ra mỡ. Khi thịt chuyển thành màu cánh gián thì vớt phần thịt ra.
Cho hành tỏi băm vào chảo mỡ phi thơm rồi bỏ tôm khô vào đảo sơ. Đổ phần thịt rang vào chảo.
Tiếp đó, cho hỗn hợp mắm đường đã pha vào chảo đun nhỏ lửa đến khi nước sốt keo lại, chuyển thành màu cánh gián thì thêm hạt tiêu, hành lá cắt nhỏ vào đảo đều và tắt bếp.
Những kiểu hột vịt lộn 'vạn người mê': Luộc nước dừa hay sì sụp húp lẩu đều 'đỉnh của chóp' Dân sành ăn Sài thành chắc hẳn phải bỏ túi dăm ba kiểu chế biến hột vịt lộn đầy hấp dẫn này! Nếu đã trót mê ẩm thực Sài Gòn, chắc hẳn bạn sẽ không thể bỏ qua món hột vịt lộn "thần thánh". Một chút bùi bùi, béo béo, thêm tí nước ngọt tiết ra từ trứng... hương vị đó đã làm...