Bộ phận giòn dai của con bò được mệnh danh là ’sâm thượng phẩm’, làm món cháy tỏi giòn thơm sần sật ăn là ghiền
Vị giòn sần sật của gân bò và mùi thơm phức của tỏi chính là điểm đặc trưng hấp dẫn mà món gân bò cháy tỏi mang đến cho thực khách.
Gân bò là nguồn cung cấp nhiều dưỡng chất như đạm, béo, kẽm, sắt và hàm lượng collagen rất lớn. Đặc biệt, gân bò có công dụng giảm căng thẳng, mệt mỏi, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Mách bạn cách chọn gân bò ngon
Gân bò cháy tỏi càng dày, dẻo thì ăn càng ngon. Vì vậy, bạn nên chọn những phần gân bò như gân bắp, gân gối bò (gân chữ Y) vì chúng thường độ giòn sần sật, nếu có phần mỡ đi kèm thì sẽ mang đến vị beo béo giúp món ăn trở nên thơm ngon hơn.
Gân bò ngon thường có màu trắng hồng tươi tắn, khi sờ vào thấy độ cứng và đàn hồi nhất định, không có mùi hôi hay chất nhầy khó chịu.
Tránh mua gân bò màu trắng nhợt, vàng ngả xanh bất thường. Thịt bò có giá trị đắt đỏ nên một số nơi có thể lấy thịt bò cũ hoặc kém chất lượng để gian dối người tiêu dùng. Hãy cẩn thận và lựa chọn mua gân bò chất lượng để đảm bảo an toàn và hương vị thơm ngon cho món ăn của bạn.
Gân bò cháy tỏi
Nguyên liệu món gân bò cháy tỏi:
Gân bò: 500gr
Rượu trắng: 1 muỗng
Gừng tươi: 1 củ
Quế: 3 thanh
Hoa hồi: 3 cái
Xốt xá xíu: 3 muỗng
5-6 củ tỏi to
Nước mắm: 2 muỗng
Đường thốt nốt: 3 muỗng
Muối: 1/2 thìa cà phê
Dấm trắng: 1 thìa cà phê
Màu điều: 1 muỗng
Video đang HOT
Dầu ăn: 2 muỗng
Các bước chế biến món gân bò cháy tỏi:
Bước 1:
Làm sạch gân bò: Trộn đều hỗn hợp gừng xay, 1 muỗng rượu, 1 muỗng nước và gân bò. Sau đó, xả nhiều lần với nước cho sạch.
Bước 2:
Cho gân bò vào nồi áp suất cùng 1 củ gừng tươi thái lát, 1 thìa cà phê muối, 1 muỗng rượu trắng, quế, hồi, 500ml nước lọc (ngập gân bò). Hầm trong khoảng 30 phút.
Bước 3:
Lấy gân bò ra để nguội và cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn.
Bước 4:
Tỏi đập dập để cả vỏ và cho vào bát cùng gân bò, sốt xá xíu, dầu ăn, dầu điều, nước mắm, đường thốt nốt, muối, giấm. Trộn đều và để cất vào tủ lạnh qua đêm để gân thấm vị.
Bước 5:
Cho gân bò lên khay và nướng ở 180 độ trong khoảng 20-30 phút. Nếu không dùng lò nướng, bạn có thể cho vào chảo chống dính và xào trên lửa vừa cho đến khi gân dẻo như ý muốn.
Thành quả món gân bò cháy tỏi sẽ có độ dẻo, dai đặc trưng, hòa quyện cùng hương thơm thảo mộc thơm ngon. Món ăn này thích hợp ăn vặt hoặc dùng kèm cơm trắng.
Chúc bạn thực hiện thành công!
Sắp đến tiết Lập thu, đừng bỏ qua 3 món ăn thanh mát, ngọt dịu tốt cho sức khỏe
Tiết Lập thu sắp đến, ăn gì để bồi bổ sức khỏe?
Tiết Lập thu năm 2023 bắt đầu vào ngày 8 tháng 8 Dương lịch. Thời tiết lúc này cũng có chuyển biến nhẹ, rất thích hợp dùng thực phẩm để bồi bổ cơ thể. Bằng nhiều cách chế biến khác nhau, bạn có thể dùng các loại thực phẩm này để thay đổi bữa cơm gia đình, kích thích vị giác, ăn uống ngon miệng hơn.
1. Dưa hấu
Mặc dù dưa hấu là loại trái cây được ưa chuộng vào mùa hè nhưng những ngày chớm thu việc ăn dưa hấu cũng rất có lợi. Chỉ có điều, khi đã sang hẳn mùa thu thì không nên ăn nhiều dưa hấu trái mùa. Dưa hấu lúc này không được ngon mà cũng không tốt cho dạ dày.
Dưa hấu thanh mát, ngọt dịu và giàu vitamin lẫn khoáng chất. Có thể làm món ăn tráng miệng từ dưa hấu để chào tạm biệt mùa hè và đón thu sang.
Món ăn gợi ý: Thạch dưa hấu
Nguyên liệu cần thiết
- 1/2 quả dưa hấu, 40g bột thạch agar hoặc gelatin, 20g đường.
Cách thực hiện
Bước 1: Gọt vỏ dưa hấu, có thể loại bỏ hạt. Đối với loại dưa hấu không hạt thì có thể bỏ qua bước này. Sau khi gọt vỏ, cắt nhỏ dưa hấu cho vào máy ép, ép lấy nước cốt.
Bước 2: Đổ nước ép dưa hấu vào nồi, cho bột thạch vào cùng 20g đường. Đun lửa nhỏ, khuấy đều tay cho bột thạch cùng đường tan hết. Sau đó, đổ nước thạch ra khay, để gần nguội thì cho vào tủ lạnh. Để ngăn mát 2 giờ là có thể dùng được.
Trước khi thưởng thức mang cắt nhỏ thành các miếng thạch nhỏ. Bày ra đĩa và có thể rắc chút hoa mộc lên trên cho thơm.
2. Quả đào
Thời điểm giao mùa sang thu cũng là lúc thích hợp để ăn đào. Những quả đào ngọt ngào, mọng nước và bổ dưỡng sẽ cần thiết để bạn cung cấp độ ẩm cho da và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Khi chớm thu, nhiều loại đào đã chín rộ, hương vị càng thơm ngon. Nếu như đã mãn nguyện thưởng thức những miếng đào giòn thơm, bạn cũng có thể dùng đào chế biến các món ngon khác.
Món ngon gợi ý: Mứt đào
Nguyên liệu cần thiết
- 3 quả đào to, 80g đường, 1 thìa muối, 1 thìa bột mì, 1/2 thìa nước cốt chanh.
Cách thực hiện
Bước 1: Cho đào vào nước cùng chút muối và bột mì, xoa đều để lớp lông đào được loại bỏ. Tiếp đó, rửa sạch đào với nước. Để ráo và gọt vỏ. Phần vỏ sẽ giữ lại để lấy màu. Phần cùi cắt thành miếng nhỏ. Thêm một chút nước cốt chanh lên cùi đào, 80g đường, trộn đều và để nghỉ khoảng nửa giờ. Lưu ý: Lượng đường có thể tăng lên tùy vào mức độ ngọt mong muốn của bạn.
Bước 2: Cho vỏ đào cùng 200ml đến 300ml nước vào nồi. Đun sôi để vỏ đào ra hết màu. Lọc bỏ vỏ đào. Cho cùi đào vào nấu chín, đến khi đào tạo thành hỗn hợp sền sệt vừa đủ. Để nguội và cho vào hũ thủy tinh đã khử trùng, đậy kín và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Mỗi lần sử dụng có thể dùng thêm đá hoặc pha với nước ấm, phết bánh mì đều rất thơm ngon.
3. Táo
Khi tiết trời chuyển dần sang thu, bạn nên ăn nhiều táo hơn để cơ thể khỏe mạnh. Táo không chỉ thơm ngon mà còn giàu dinh dưỡng. Chúng có thể hỗ trợ tiêu hóa tốt, hạn chế táo bón, giúp cải thiện sức khỏe đường ruột. Ngoài ra, táo cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa tự nhiên có thể giúp giảm căng thẳng và lo lắng, giúp duy trì cơ thể và tâm trí khỏe mạnh.
Món ăn gợi ý: Táo sấy khô
Nguyên liệu cần thiết
- 5 quả táo, 1 thìa muối, hũ thủy tinh.
Cách thực hiện
Bước 1: Rửa sạch táo và gọt vỏ. Cắt táo thành 4-6 miếng lớn, khoét bỏ lõi táo. Cho táo vào bát nước có pha chút muối để táo không bị oxy hóa, màu vẫn trắng đẹp.
Bước 2: Sau đó, cho táo vào nồi hấp khoảng 5 phút, táo sẽ mềm toàn bộ. Lúc này lại mang táo đi sấy ở nhiệt độ 90 độ trong khoảng 2 giờ. Sau lần sấy thứ 1 để táo nghỉ, tiếp đó sấy thêm 40 phút nữa. Lúc này, bạn sẽ thấy táo trở nên sẫm màu và hơi trong, nhưng không cháy.
Thời gian và nhiệt độ bạn có thể căn chỉnh tùy từng loại máy nướng theo chế độ riêng.
Ngoài 3 loại quả trên, bạn cũng nên ăn thêm nhiều lựu và nhãn. Hai loại quả này thích hợp ăn trong những ngày chuyển mình giữa mùa hè và mùa thu.
Lựu trong văn hóa dân gian là biểu tượng của điềm lành, đại diện cho sự sum họp, dồi dào. Bởi vậy, nhiều người cũng ăn lựu trong các ngày lễ để cầu may mắn và sức khỏe. Lựu nhiều khoáng chất và vitamin cho cơ thể, nên bổ sung lựu vào chế độ ăn uống để hấp thụ lượng chất chống oxy hóa giúp trẻ hóa làn da.
Nhãn chứa nhiều vitamin C và glucose. Trong tiết trời đầu thu, ăn nhãn có thể giúp cơ thể thích nghi với sự thay đổi của thời tiết, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, phòng ngừa các bệnh thường gặp trong mùa thu như cảm lạnh, cảm cúm.
Chúc các bạn thực hiện món ăn ngon trong tiết Lập thu thành công!
'Gây nghiện' với 3 món bánh ăn vặt thơm ngon từ phô mai, công thức đơn giản ai cũng làm được Những ai yêu thích bánh phô mai thì không thể cưỡng lại được sự béo ngậy và hương thơm quyến rũ đúng không nào? Bánh mì phô mai Nguyên liệu món bánh mì phô mai: 300gr bột mì đa dụng 15gr đường 5gr muối 3gr hỗn hợp gia vị khô kiểu Ý 4gr men instant 180ml sữa tươi không đường 25gr bơ động...