Bộ NNPTNT chỉ đạo khắc phục tình trạng ùn ứ nông sản ở Tân Thanh
Từ ngày 15/10 đến nay tại cửa khẩu Tân Thanh, tỉnh Lạng Sơn đã xảy ra tình trạng ùn ứ hàng nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc, đặc biệt là mặt hàng thanh long. Đoàn công tác của Bộ NNPTNT đã làm việc với UBND tỉnh Lạng Sơn đề nghị tìm giải pháp khắc phục ngay tình trạng này.
Theo báo cáo UBND của tỉnh Lạng Sơn, đến sáng ngày 19/10, khoảng 500 container vẫn xếp hàng nằm chờ tại cửa khẩu Tân Thanh, kéo dài gần 5 km từ trước khi vào cửa khẩu đến khu vực phi thuế quan.
Làm việc với UBND tỉnh Lạng Sơn về tình hình xuất khẩu nông sản qua các cửa khẩu trên địa bàn, đặc biệt giải quyết tình trạng ùn ứ nông sản đang diễn ra tại cửa khẩu Tân Thanh, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến yêu cầu các lực lượng chức năng của tỉnh tập trung phối hợp chặt chẽ với phía Trung Quốc để giải quyết vấn đề ùn ứ nông sản. Bên cạnh đó phải điều tiết hợp lý lượng hàng hóa cho phù hợp, để rút ngắn thời gian xuất nhập khẩu hàng hóa tại cửa khẩu.
Hàng trăm container nằm chờ tại cửa khẩu Tân Thanh, tỉnh Lạng Sơn trong sáng ngày 19/10.
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Nguyễn Hữu Vượng, Phó Cục trưởng Hải quan tỉnh Lạng Sơn cho biết: “Cửa khẩu Tân Thanh chuyên về xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam. Tuần qua, hàng trăm container thanh long đổ về với số lượng lớn do đang vào vụ thu hoạch ở các tỉnh phía Nam, mỗi ngày cửa khẩu Tân Thanh có từ 150-250 xe dẫn đến việc thông quan đối với các mặt hàng nông sản, đặc biệt là thanh long bị ùn tắc ở cửa khẩu. Cùng với đó, do phía Trung Quốc áp dụng chính sách quản lý về chất lượng hàng nhập khẩu chặt chẽ làm thời gian kiểm soát mỗi xe tăng lên 7-10 phút so với trước đây dẫn đến tình trạng ùn ứ hàng”.
“Lực lượng hải quan đã phối hợp với các cơ quan tỉnh Lạng Sơn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thông quan hàng hoá. Tình trạng ùn ứ hàng nông sản đã dần được khắc phục, đến thời điểm hiện nay tiến độ thông quan đã được cải thiện” – ông Vượng cho biết.
Tuy nhiên, ông Vượng cũng lưu ý, các đơn vị phải khai báo đúng các loại hàng xuất khẩu chính ngạch, đặc biệt với 9 mặt hàng nông sản mà Việt Nam đã ký với Trung Quốc để không bị bắt giữ, giữ phương tiện, kéo dài thời gian xử lý rất phức tạp.
Ngoài ra, các hộ kinh doanh, doanh nghiệp xuất nhập khẩu nông sản cố gắng nắm bắt kịp thời tình trạng thông quan tại cửa khẩu, tránh đưa nhiều quá dẫn đến tình trạng phải chờ đợi làm tăng chi phí, giảm chất lượng hàng nông sản.
Những xe container nối đuôi nhau chờ được thông quan.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Phương Năm, lái xe container trở thanh long từ tỉnh Long An chia sẻ: “Tôi đã chờ ở đây 4 ngày nhưng vẫn chưa được thông quan, nếu cứ tiếp tục phải chờ thì chi phí đội lên rất nhiều, ngoài ra sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm mà chúng tôi cung cấp đến bạn hàng phía Trung Quốc”.
Kết luận buổi làm việc, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đánh giá cao tỉnh Lạng Sơn “đang làm việc rất tích cực với phía Trung Quốc để giải quyết vấn đề ùn ứ hàng nông sản. “Vì vậy, tôi tin tình trạng ùn ứ tại cửa khẩu Tân Thanh chắc chắn sẽ sớm được giải quyết” – ông Tiến nói.
Do có sự chủ động nên trong ngày 17/10, đã thông quan được 189 xe chở hàng hoa quả (166 xe chở quả thanh long); ngày 18/10 đã thông quan được 162 xe (145 xe chở thanh long).
Tại khu vực cửa khẩu Tân Thanh, các lực lượng chức năng phân luồng, bảo đảm an toàn giao thông; thực hiện làm thêm giờ, kéo dài thêm thời gian làm thủ tục thông quan hàng hóa; cùng đó là tuyên truyền khuyến cáo với các chủ doanh nghiệp để có sự điều tiết hợp lý lượng hàng lên cửa khẩu.
Theo ông Nguyễn Hữu Vượng – Phó Cục trưởng Hải quan Lạng Sơn, mỗi ngày có từ 150-250 xe vào cửa khẩu Tân Thanh.
Tình trạng ùn tắc hàng nông sản tại cửa khẩu Tân Thanh, tỉnh Lạng Sơn xảy ra từ ngày 15/10.
Theo Danviet
Quyết liệt, khẩn trương, cầu thị để gỡ "thẻ vàng"
Đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU.
Theo đó, cần hành động một cách nhanh chóng, quyết liệt, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện thống nhất từ Trung ương đến địa phương để nỗ lực gỡ"thẻ vàng"
Vi phạm vẫn phức tạp
Theo ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ NNPTNT, trong suốt 2 năm qua, Chính phủ, các bộ ngành chức năng và các địa phương đã triển khai nhiều giải pháp để thực hiện các khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC) trong khai thác thủy sản không theo quy định, không có báo cáo (IUU).
Hệ thống giám sát tàu cá tại Trung ương đặt tại Tổng cục Thủy sản (Trung tâm Thông tin thủy sản) đã được triển khai và vận hành thí điểm từ tháng 5/2019, đảm bảo quy mô giám sát được 31.541 tàu cá có chiều dài từ 15 mét trở lên. Đến nay, đã có 1.733/2.618 tàu cá có chiều dài từ 24 mét trở lên; 4.458/28.923 tàu cá từ 15 mét đến dưới 24 mét được lắp đặt giám sát hành trình.
Tuy nhiên, ông Phùng Đức Tiến cùng thừa nhận, tình trạng tàu cá và ngư dân Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài khai thác hải sản trái phép vẫn còn xảy ra. Từ đầu năm 2019 đến nay (tính đến ngày 10/9/2019) đã xảy ra 113 vụ/187 tàu/877 ngư dân bị nước ngoài bắt giữ.
Toàn cảnh cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU.
Về cấp giấy chứng nhận, xác nhận nguyên liệu thủy sản, tính từ 01/01/2019 đến 30/9/2019 đã chứng nhận được 3.054 Giấy chứng nhận thủy sản khai thác với khối lượng đạt 38.859 tấn thủy sản. Đó là chưa kể, việc cơ sở hạ tầng giám sát tàu cá triển khai chậm dẫn đến hầu hết các tỉnh mới đang triển khai thí điểm lắp đặt giám sát hành trình, điều này dẫn đến chưa đủ căn cứ để triển khai các quy định về xử phạt đối với các vi phạm về thiết bị giám sát hành trình.
Công tác truy xuất nguồn gốc chưa đáp ứng được yêu cầu của EC về kiểm soát theo chuỗi tính hợp pháp của sản phẩm xuất sang thị trường Châu Âu (09 tháng đầu năm các nước đề nghị xác minh 33 trường hợp về các thông tin liên quan đến việc xác nhận, chứng nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản khai thác vào thị trường EU).
"Tình hình trên đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nỗ lực tháo gỡ "thẻ vàng", đặc biệt là khả năng sẽ bị EC áp dụng biện pháp "thẻ đỏ" đối với ngành khai thác hải sản của Việt Nam sau đoàn thanh tra sắp tới (từ ngày 5-14/11/2019) do yêu cầu của EC là việc kiểm soát, giảm thiểu tàu cá Việt Nam vi phạm tại vùng biển nước ngoài là một điều kiện tiên quyết cần phải giải quyết trong nhóm các khuyến nghị của EC về khai thác IUU, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay EC đang phải chịu áp lực rất lớn trước cộng đồng quốc tế đối với việc tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài do các nước trong khu vực liên tục cung cấp" - ông Tiến nói.
Nguy cơ "thẻ đỏ"
Báo cáo về việc triển khai các giải pháp chống khai thác IUU, nhiều địa phương thừa nhận, trước thời điểm EC sang Việt Nam kiểm tra lần 2 nhưng những bất cập, tồn tại vẫn còn rất lớn.Ông Mai Anh Nhịn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang thừa nhận "thực sự rất xấu hổ khi tình trạng tàu cá khai thác vi phạm vùng biển nước ngoài vẫn chưa được khắc phục. Nguyên nhân là do, việc lắp thiết bị giám sát hành trình khó khăn.
Lực lượng chức năng tuyên truyền các chính sách về khai thác thủy sản cho ngư dân. Ảnh: I.T
"Dù tỉnh đã tước giấy phép khai thác thủy sản, giấy phép thuyền trưởng nhiều trường hợp nhưng tình hình vi phạm vùng biển nước ngoài vẫn diễn ra" - ông Nhịn nói.
Thậm chí, ông Nhịn còn thông tin, việc kiểm soát tàu cá thông qua thiết bị giám sát vô cùng khó khăn do nhiều tàu cố tình phá sóng, thậm chí gắn thiết bị sang tàu khác để vẫn định vị ở nơi được phép, sau đó lén lút ra khơi khai thác.Từ thực tế đó, ông Nhịn kiến nghị Bộ Ngoại giao, Bộ Công an hỗ trợ địa phương trong xử lý đối tượng móc mối, câu kéo môi giới với đối tượng khai thác bên ngoài. Bộ Quốc phòng chỉ đạo bộ đội biên phòng và địa phương ven biển cùng nhau kiểm tra, kiểm soát phương tiện, kiểm soát chặt các cửa sông cửa biển.
Theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường, đầu tháng 11 tới, EC sẽ tiến hành đợt kiểm tra lần 2 để quyết định hình thức tiếp theo. Kỳ này nếu không đáp ứng yêu cầu, không xóa được thẻ vàng, thậm chí trượt sang thẻ đỏ, điều này là rất nguy hiểm.
"Hai năm qua, xuất khẩu thủy sản sang EU đáng kể, lô nào cũng kiểm tra 100%. Vì vậy, đây là thời điểm quan trọng nhất, hoặc là xóa hoặc là giữ hoặc là trượt sang thẻ đỏ" - Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường nói.
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU sáng 15/10, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh: "Chúng ta cần hành động một cách nhanh chóng, quyết liệt, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện thống nhất từ Trung ương đến địa phương các giải pháp, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác triển khai ngăn chặn, loại bỏ hoạt động khai thác IUU, gỡ cảnh báo 'thẻ vàng" của EC đối với Việt Nam. Đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo, đặc biệt là Bộ trưởng Bộ NN&PTNT chuẩn bị đón tiếp và làm việc một cách chặt chẽ, hiệu quả với đoàn thanh tra của EC sang Việt Nam kiểm tra".
Theo Phó Thủ tướng, tước hết, phải ngăn chặn, xử lý tàu cá vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài. Triển khai hệ thống theo dõi, giám sát và kiểm soát tàu cá hoạt động trên biển. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU.
Về lâu dài, với mục tiêu phát triển ngành thuỷ sản bền vững, phải cấu trúc lại ngành thuỷ sản theo hướng chuyển dần từ chủ yếu đánh bắt sang nuôi trồng biển; quy hoạch các vùng nuôi trồng hải sản, từ đó kế hoạch hoá đầu tư. Giao Bộ NNPTNT chủ trì để có đề án tổng thể, sớm báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Theo Danviet
Giá heo hơi tăng "nóng", Bộ Nông nghiệp dự báo gì? Theo ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, hiện nay giá heo hơi ở miền Bắc cao nhất cả nước, đạt từ 60.000-63.000 đồng/kg; tại miền Nam trung bình từ 58.000-60.000 đồng/kg. Căn cứ vào tổng đàn và tình hình dịch bệnh, dự báo giá heo hơi từ nay tới cuối năm sẽ còn tăng, nhưng sẽ không tăng "nóng"...