Bổ nhiệm nhân sự Sabeco: VAFI đưa ra căn cứ pháp lý gì để phản đối?
VAFI đưa ra những căn cứ pháp lý cần thiết để khẳng định ông Vũ Quang Hải không đủ tư cách làm thành viên HĐQT, kiêm Phó Tổng giám đốc Sabeco.
Sau hàng loạt chất vấn gửi đích danh nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và bà Hồ Thị Kim Thoa – Thứ trưởng Bộ Công Thương về công tác nhân sự đối với ông Vũ Quang Hải, Phó Tổng giám đốc Công ty CP rượu bia nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), ngày 21/6, Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) tiếp tục có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương; Ủy ban Chứng khoán Nhà nước liên quan đến vấn đề này.
Theo phân tích về mặt pháp lý của VAFI, ông Vũ Quang Hải không đủ tư cách làm thành viên HĐQT, kiêm Phó Tổng giám đốc Sabeco. (Ảnh minh họa: Internet)
Điều chuyển ông Vũ Quang Hải mang tính vụ lợi
Văn bản của VAFI phân tích những căn cứ pháp lý cần thiết để khẳng định: Ông Vũ Quang Hải không đủ tư cách làm thành viên HĐQT, kiêm Phó Tổng giám đốc Sabeco. Đồng thời, ông Võ Thanh Hà cũng không đủ tư cách thành viên HĐQT Sabeco.
VAFI cho rằng, việc bổ nhiệm Vũ Quang Hải mang tính vụ lợi và hành vi này bị nghiêm cấm theo Luật Phòng Chống tham nhũng năm 2005. Bởi lẽ, trong thời gian ngắn ngủi ở Cục Xúc tiến thương mại (XTTM), với vai trò là Phó Giám đốc Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu, ông Vũ Quang Hải còn được “ưu ái” bổ nhiệm chức danh Kiểm soát viên (KSV) Tổng Công ty thuốc lá Việt Nam (Vinataba).
Tuy nhiên, theo Điểm 1e Điều 3 Luật Công chức nhà nước; Nghị định số 66/2011/NĐ-CP ngày 1/8/2011 quy định việc áp dụng Luật cán bộ, công chức đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý công ty TNHH MTV do nhà nước làm chủ sở hữu thì việc bổ nhiệm KSV phải tuân thủ quy định tại Điều 122 Luật Doanh nghiệp 2005 và các qui định khác của pháp luật.
Đặc biệt, Điểm 1b Điều 122 Luật DN 2005 qui định cũng quy định: “Thành viên BKS không phải là vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc và người quản lý khác”.
Video đang HOT
Trong khi đó, ông Vũ Huy Hoàng khi đó là Bộ trưởng Bộ Công Thương, là người đại diện quản lý vốn cao nhất có quyền bổ nhiệm các thành viên HĐQT thì rõ ràng việc bổ nhiệm ông Vũ Quang Hải là không đúng Luật.
Ngoài ra, để làm được thành viên Ban Kiểm soát tại các Tập đoàn, Tổng Công ty nhà nước, ngoài việc bằng cấp về tài chính thì còn đòi hỏi KSV phải có nhiều kinh nghiệm quản lý vốn và tài sản nhà nước.
Từ những phân tích trên, VAFI khẳng định, ông Vũ Quang Hải không đủ tư cách làm KSV tại Vinataba và không thể có chức Phó Vụ trưởng. “Việc bổ nhiệm chức Phó Vụ trưởng cho ông Vũ Quang Hải là hành vi mang tính chất vụ lợi và bị pháp luật nghiêm cấm”, VAFI khẳng định.
Cho rằng việc Vũ Quang Hải về Cục XTTM chỉ là tạo ra một lý lịch đẹp để có căn cứ trở thành hàng ngũ lãnh đạo của Bộ Công thương, từ đó có thế mạnh về làm lãnh đạo Sabeco, VAFI phân tích: Nếu điều chuyển thẳng ông Vũ Quốc Hải từ vị trí Tổng Giám đốc PVFI về Sabeco chắc là không thể thành công, cho nên hành vi điều động ông Vũ Qốc Hải về Sabeco hay dưới dạng Sabeco “tha thiết xin” Vũ Quốc Hải về chỉ mang đậm tính chất vụ lợi.
“Điểm 1 Điều 10 và Điểm 5 Điều 3 Luật phòng chống tham nhũng năm 2005 đã qui định nghiêm cấm hành vi lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ vì vụ lợi”, VAFI viện dẫn.
Ông Võ Thanh Hà và Vũ Quang Hải đang ở nhầm chức danh?
Tiếp tục viện dẫn Luật Doanh nghiệp 2005 (áp dụng cho việc bầu ông Vũ Quang Hải làm thành viên HĐQT Sabeco) và Luật Doanh nghiệp 2014 (áp dụng cho việc bầu ông Võ Thanh Hà làm Chủ tịch HĐQT), VAFI khẳng định ông Võ Thanh Hà và Vũ Quang Hải đang ở nhầm chức danh Chủ tịch và thành viên HĐQT Sabeco hay chưa bao giờ là thành viên HĐQT Sabeco.
Bởi theo VAFI, việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT và thành viên Ban kiểm soát phải được biểu quyết tại Đại hội cổ đông và không được dùng hình thức lấy ý kiến bằng văn bản để bầu thành viên HĐQT (trích dẫn Điều 104 Luật Doanh nghiệp 2005) và Điều 143 luật doanh nghiệp 2014). Cả hai trường hợp bầu ông Võ Thanh Hà và ông Vũ Quốc Hải đều theo hình thức lấy ý kiến bằng văn bản và như vậy là hoàn toàn sai Luật.
Theo quan điểm của VAFI, việc bầu bổ sung thành viên HĐQT hay Ban kiểm soát không thể tiến hành theo hình thức lấy ý kiến bằng văn bản, vì không đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch và mất rất nhiều thời gian, cho nên Luật đã quy định phải bầu trực tiếp tại Đại hội cổ đông.
Trong trường hợp thiếu thành viên HĐQT thì Luật cho phép HĐQT được lựa chọn ứng viên thay thế làm thành viên HĐQT tạm thời và ứng viên này phải được bầu công khai tại Đại hội cổ đông gần nhất. Các Điều lệ của Sabeco cũng quy định các nội dung này như Luật Doanh nghiệp, không có quy định gì khác.
“Việc bầu bổ sung thành viên HĐQT không theo thể thức mà Luật Doanh nghiệp đề ra thì sẽ không có giá trị pháp lý, cho nên ông Vỗ Thanh Hà và Vũ Quang Hải không thể trở thành thành viên HĐQT. Đây là 1 điều vô cùng kỳ lạ từ trước tới nay đã xảy ra tại Sabeco. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là cơ quan gác cửa thị trường chứng khoán, cần nhanh chóng vào cuộc đề kiểm tra việc thực thi Luật Doanh nghiệp trong việc bầu cử thành viên HĐQT của Sabeco”, văn bản của VAFI khẩn thiết đề nghị./.
Nguyễn Quỳnh
Theo NTD
13 sếp Sabeco chia nhau 11 tỷ lương thưởng
Tổng mức lương thưởng cho 13 lãnh đạo mà Sabeco đề xuất đại hội cổ đông phê duyệt năm 2016 là gần 11 tỷ đồng - tăng 155% so với năm 2015.
Tổng mức lương, thưởng cho 13 lãnh đạo mà Sabeco đề xuất đại hội cổ đông phê duyệt năm 2016 là gần 11 tỷ đồng - tăng 155% so với năm 2015.
Tổng công ty cổ phần Bia - rượu - NGK Sài Gòn ( Sabeco) vừa công bố các tờ trình phục vụ đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2016 tổ chức vào ngày 27/05 sắp tới.
Trong năm 2016, Tổng công ty đặt kế hoạch doanh thu không thuế TTĐB là 28.503 tỷ đồng - bằng 103% thực hiện năm 2015 tuy nhiên chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế chỉ đặt ra là 4.192 tỷ đồng - giảm 6% so với năm 2015.
Đáng chú ý trong đó là tờ trình tiền lương thù lao năm 2016 của người quản lý Tổng công ty gồm HĐQT, ban lãnh đạo và ban kiểm soát.
Cụ thể, HĐQT Sabeco gồm 6 người (trong đó có 3 thành viên đại diện quản lý phần vốn nhà nước) và 4 phó tổng giám đốc, 3 thành viên ban kiểm soát sẽ nhận tổng quỹ tiền lương, thù lao dự kiến là 10.773 triệu đồng.
Chánh văn phòng Bộ Công thương Võ Thanh Hà giữ chức Chủ tịch HĐQT Sabeco.
Quỹ tiền lương kế hoạch là 9.990 triệu đồng - tính theo 0,28% lợi nhuận trước thuế kế hoạch năm 2016 và thù lao được hưởng là 783 triệu đồng - tương ứng 0,02% LNTT dự kiến.
Như vậy, tính trung bình thì mỗi lãnh đạo của Sabeco sẽ có thu nhập khoảng 70 triệu đồng/người/tháng, chưa kể thành viên HĐQT chắc chắn sẽ hưởng mức lương cao hơn con số trung bình trên.
Trước đó, năm 2015, tổng quỹ tiền lương và thù lao lãnh đạo Sabeco được nhận chỉ là 4.210 tỷ đồng - chỉ bằng 40% so với năm nay.
Cuối tháng 10/2015, Bộ Công thương - đơn vị quản lý vốn nhà nước tại Sabeco đã chính thức giới thiệu ông Võ Thanh Hà, chánh văn phòng Bộ công thường giữ chức chủ tịch HĐQT Sabeco thay vị trí của ông Phan Đăng Tuất.
Hiện ông Võ Thanh Hà được giao đại diện 23% vốn Nhà nước trong tổng số 90% vốn của Bộ Công thương tại doanh nghiệp này.
Theo_Kiến Thức
Cặp song sinh giết người rồi phi tang: Đâu là căn cứ buộc tội? "Theo quy định của pháp luật thì lời khai của nghi phạm cũng là một trong những chứng cứ quan trọng, tuy nhiên đây không phải là căn cứ buộc tội duy nhất...", luật sư Nguyễn Văn Thắng nhận định. Như tin đã đưa về việc này 17/6, người dân phát hiện dưới sông đoạn chân cầu Mỏ Vịt (phường An Đôn, thị...