Bọ ngựa tử chiến nảy lửa với rết độc, cuộc chiến sinh tồn sẽ có cái kết ra sao?
Bọ ngựa và rết đều là hai loài côn trùng có khả năng săn mỗi đáng gờm. Nếu chúng đối đầu thì phần thắng sẽ nghiêng về bên nào?
Trong thế giới tự nhiên, mỗi loài sinh vật đều phải đấu tranh để tồn tại. Cuộc đấu giữa rết và bọ ngựa không chỉ là một trận chiến giành sự sống mà còn là biểu hiện cho sự thích nghi và khả năng săn mồi đáng kinh ngạc của hai loài côn trùng này. Điểm bất ngờ là cuộc chiến giữa chúng diễn ra khá cân bằng nên kết cục là điều không hề dễ đoán chút nào.
Bọ ngựa và rết – Đối thủ đáng gờm
Theo Science Daily, rết là tên gọi tiếng Việt của một nhóm động vật chân khớp thuộc lớp Chân môi (Chilopoda) trong phân ngành Nhiều chân (Myriapoda). Rết là loài động vật thân đốt, có lông, thon dài, mỗi đốt có một đôi chân. Số lượng chân của mỗi loài rết rất đa dạng, từ dưới 20 cho đến trên 300 chân.
Rết sở hữu một hệ thống tiêu hóa độc đáo, cho phép chúng tiêu hóa con mồi ngay cả khi còn sống. (Ảnh: Pinterest)
Rết với những chiếc chân dài và khả năng di chuyển linh hoạt, là một loài săn mồi chủ động. Chúng sở hữu một hệ thống tiêu hóa độc đáo, cho phép chúng tiêu hóa con mồi ngay cả khi còn sống. Một con rết trưởng thành có thể săn bắt nhiều loại côn trùng khác nhau, từ nhện nhỏ đến cả những loài có kích thước lớn hơn chúng.
Bộ Bọ ngựa (danh pháp khoa học: Mantodea) là một bộ thuộc Liên bộ Cánh lưới Dictyoptera. Chúng xuất hiện trên Trái đất từ khoảng 20 năm trước. Bọ ngựa là loài côn trùng cỡ lớn, dài 40 – 80 mm, có hai cánh trước và hai cánh sau phát triển rộng.
Bọ ngựa có thể dùng cặp răng sắc nhọn của mình để cắn vào người kẻ thù. (Ảnh: Pinterest)
Bọ ngựa nổi tiếng với đôi càng trước sắc nhọn, tốc độ phản ứng nhanh nhẹn và khả năng ẩn mình tài tình, biến chúng thành những kẻ săn mồi tinh anh trong thế giới côn trùng. Kẻ săn mồi này thường ăn côn trùng nhỏ như ruồi, muỗi, ong, bọ cánh cứng, gián.
Video đang HOT
Rết và bọ ngựa, cả hai đều là những kẻ săn mồi tài ba. Rết, với cặp chân đầu tiên biến đổi thành càng nọc độc, sẵn sàng tiêm chất độc vào con mồi. Bọ ngựa, với bộ áo giáp cứng cáp và cặp răng sắc nhọn, sẵn lòng đối mặt với mọi kẻ thách thức.
Cuộc chiến nảy lửa và cái kết không tưởng
Theo Phys, khi hai kẻ săn mồi này gặp nhau, cuộc chiến sinh tồn bắt đầu. Khi rết phát hiện ra mục tiêu, nó sẽ nhanh chóng tiếp cận bằng những bước đi khéo léo và âm thầm. Bọ ngựa, với bản năng cảnh giác cao độ, khi phát hiện ra nguy hiểm sẽ sử dụng đôi càng của mình để phòng thủ và chuẩn bị cho cuộc tấn công.
Đôi khi, một đòn tấn công chính xác có thể quyết định số phận của cả rết và bọ ngựa trong phần lớn thời gian đối đầu. (Ảnh: Pinterest)
Rết lao vào bọ ngựa, cố gắng tiêm chất độc vào người đối thủ. Bọ ngựa không chịu kém cạnh, dùng cặp răng sắc nhọn của mình cắn vào người kẻ thù. Để kết thúc cuộc chiến, không chỉ yếu tố sức mạnh mà còn cần đến sự may mắn. Đôi khi, một đòn tấn công chính xác có thể quyết định số phận của cả rết và bọ ngựa trong phần lớn thời gian đối đầu. Sau những cuộc chiến nảy lửa này, cả bọ ngựa và rết độc thường nằm bất động tại chỗ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, rết hoặc bọ ngựa bị thương quá nặng, có thể chúng sẽ không thể sống sót.
Cuộc chiến giữa rết và bọ ngựa là một minh chứng cho sự tàn khốc nhưng cũng đầy kỳ diệu của tự nhiên. Dù là kẻ thắng cuộc hay kẻ thua cuộc, cả hai đều cho thấy sự kiên trì, sức mạnh và khả năng sinh tồn đáng kinh ngạc.
Kỳ lạ loài giun có nhiều chân và móng vuốt
Giun nhung không có quan hệ gần gũi với các ngành giun khác, mà được coi là họ hàng gần của ngành chân khớp (Arthropoda), gồm các loài côn trùng, giáp xác, nhện, rết, cuốn chiếu...
Ngành Giun nhung (Onychophora) gồm những con vật kỳ lạ có thân dài và mềm mượt như giun, đầu có hai "sợi râu" như ốc sên và nhiều chi giống rết hoặc cuốn chiếu
Phạm vi phân bố bản địa của chúng là các vùng nhiệt đới châu Á, châu Phi, châu Mỹ và Australia
Giun nhung có tập quán sống riêng lẻ, nhưng cũng có nghiên cứu cho rằng, khi săn mồi, chúng có thể đi cùng nhau theo nhóm tới 15 cá thể
Các loài giun nhung thường ẩn náu trong đám lá rụng trên mặt đất
Chúng ra ngoài vào buổi tối hoặc sau cơn mưa để săn con mồi là các động vật không xương sống khác
Giun nhung săn mồi bằng cách làm con mồi bất động bằng cách phun chất nhờn dính tiết ra từ các lỗ ở hai bên miệng
Trên mỗi chân của chúng có một cặp móng vuốt cứng làm bằng kitin, có thể thu vào
Cặp râu trên đầu giun nhung đóng vai trò là cơ quan thụ cảm môi trường. Mắt của nó có thể phân biệt màu sắc và ánh sáng
Giun nhung dài khoảng 6 cm khi trưởng thành. Những con vật này sinh sản theo hình thức hữu tính. Phần lớn các loài giun nhung đẻ trứng, nhưng cũng có một số loài sinh ra con non (trứng nở từ trong cơ thể mẹ)
Giun nhung không có quan hệ gần gũi với các ngành giun khác mà được coi là họ hàng gần của ngành Chân khớp (Arthropoda), gồm các loài côn trùng, giáp xác, nhện, rết, cuốn chiếu...
Cho đến nay, có khoảng 200 loài giun nhung đã được tìm thấy, mặc dù số lượng loài thực tế có khả năng lớn hơn
Vào năm 2013, nhóm nghiên cứu đến từ đại học Leipzig (Đức) đã lần đầu ghi nhận sự hiện diện của loài vật độc đáo này ở Việt Nam
Diều hâu dùng vuốt sắc quyết chiến đại bàng: Kết quả trận đấu khốc liệt phụ thuộc vào 4 yếu tố Diều hâu và đại bàng đều là 2 loài chim ăn thịt, nếu chúng rơi vào cuộc chiến thì con vật nào sẽ chiến thắng? Đại bàng quyết chiến diều hâu Đại bàng là một loài chim săn mồi cỡ lớn thuộc bộ Ưng, họ Accipitridae. Chúng sinh sống trên mọi nơi có núi cao và rừng nguyên sinh chưa bị con người...