Bộ Ngoại giao Nga: Mỹ liều lĩnh khi áp đặt các biện pháp trừng phạt mới chống Matxcơva
Ngày 26/9, Bộ Ngoại giao Nga cho rằng Mỹ đã liều lĩnh khi áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với các thực thể, cá nhân nước này.
Ngày 26/9, Mỹ tuyên bố áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một tổ chức, ba công dân Nga làm việc cho tập đoàn Sovfracht và năm tàu tham gia kế hoạch cung cấp nhiên liệu máy bay cho Syria.
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố các lệnh trừng phạt mới của Mỹ là “hỗ trợ trắng trợn cho khủng bố”, nhấn mạnh rằng Washington đã chứng minh “ sự liều lĩnh của chính mình” bằng cách đưa ra các hạn chế mới.
“Lệnh trừng phạt mà Mỹ vừa áp đặt đối với một số công dân Nga, một số tàu và một thực thể của Nga đã là lần thứ 75 kể từ khi Washington từ bỏ chính sách ‘thiết lập lại’ quan hệ song phương và bắt đầu phá hủy chính sách này vào năm 2011. Những người khởi xướng chính sách trừng phạt của Mỹ đối với Nga đã không đạt được bất kỳ kết quả nào. Lần này, có lẽ họ đã xuất sắc vượt qua sự liều lĩnh của chính mình”, Ngoại trưởng Nga tuyên bố.
Bộ Ngoại giao Nga cho rằng Mỹ đã liều lĩnh khi áp đặt các biện pháp trừng phạt mới chống Nga (Ảnh: Sputnik).
Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh Matxcơva nhiều lần chỉ rõ các chính sách “bảo trợ” khủng bố của Washington như cung cấp phương tiện và bảo vệ cho nhóm Hayat Tahrir al-Sham (trước đây gọi là Mặt trận Nusra), nhóm này từng là chi nhánh tổ chức khủng bố al-Qaeda.
Video đang HOT
“Mỹ đã bộc lộ sự ủng hộ công khai đối với khủng bố. Đối với Nga, các lệnh trừng phạt không có gì mới. Những kẻ khủng bố ở Syria – được Mỹ bảo trợ, sẽ tiếp tục chiến đấu và chiếm giữ bất hợp pháp một phần lãnh thổ của Syria, cản trở việc giải quyết tình hình bất ổn ở nước này. Chúng tôi lên án sự vô đạo đức trong các chính sách của Washington “, Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Vershinin nói với các phóng viên rằng, Matxcơva coi việc tiếp tục các biện pháp trừng phạt đơn phương của Mỹ là “hoàn toàn không thể chấp nhận được”.
Tháng 6, Bộ Ngoại giao Nga đã cáo buộc chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump ủng hộ khủng bố do Washington tố cáo tập đoàn Sovfracht cung cấp nhiên liệu cho các lực lượng Nga ở Syria.
Đầu tháng 9, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Nga sẽ tiếp tục hỗ trợ quân đội Syria ngăn chặn mối đe dọa khủng bố ở nước này. Theo ông Putin, Idlib bị kiểm soát bởi các nhóm cực đoan liên kết với tổ chức khủng bố al-Qaeda, vì thế Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đang nỗ lực chấm dứt tình trạng căng thẳng ở Syria.
Cuộc nội chiến ở Syria diễn ra từ năm 2011, giữa nhiều nhóm đối lập và các tổ chức khủng bố đang cố gắng lật đổ chính phủ của Tổng thống Bashar Assad.
Theo VTC
Mỹ siết chặt trừng phạt Iran, sẵn sàng giải pháp quân sự
Ngày 20/9, Mỹ tiếp tục siết chặt trừng phạt Cộng hòa Hồi giáo Iran, đồng thời để ngỏ khả năng sử dụng giải pháp quân sự đối với Tehran.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Washington Post
Phát biểu với báo giới tại Nhà Trắng sáng 20/9 (theo giờ Mỹ) khi đón tiếp Thủ tướng Australia Scott Morrison, Tổng thống Trump cho biết ông đã chỉ đạo Bộ Tài chính Mỹ áp đặt trừng phạt Ngân hàng Quốc gia và Quĩ Phát triển của Iran, song từ chối nói rõ nội dung của đòn trừng phạt này.
Tổng thống Trump cho hay đây là một phần trong "loạt đòn trừng phạt cứng rắn nhất từng được áp đặt đối với Iran".
Khi được phóng viên hỏi về lựa chọn quân sự đối với Cộng hòa Hồi giáo Iran, nhà lãnh đạo Mỹ tuyên bố luôn luôn chuẩn bị phương án này.
Động thái trên là bước leo thang mới nhất của Washington nhằm gia tăng áp lực với Iran, một tuần sau khi xảy ra các vụ tấn công bằng tên lửa hành trình và thiết bị bay không người lái vũ trang nhằm vào các cơ sở dầu mỏ ở Saudi Arabia, một đồng minh quan trọng của Mỹ ở Trung Đông. Mỹ và các đồng minh cáo buộc Iran đứng đằng sau vụ tấn công. Tuy nhiên, Tehran cương quyết bác bỏ cáo buộc này.
Giới quan sát tại Washington đánh giá Tổng thống Trump trong 1 tuần qua dường như đang thể hiện sự thay đổi về cách xử lý căng thẳng với Iran. Ngày 16/9, ông tuyên bố không muốn chiến tranh với Iran. Ngày 18/9, nhà lãnh đạo Mỹ cho biết ông đang cân nhắc "nhiều lựa chọn", bao gồm cả "lựa chọn cuối cùng".
Lầu Năm Góc thông báo, trong ngày 20/9, giới chức quốc phòng Mỹ sẽ báo cáo với Tổng thống Trump một số phương án đáp trả Iran, trong đó có cả danh sách hàng loạt mục tiêu không kích tại Iran. Tehran trước đó cảnh báo tấn công Iran sẽ châm ngòi cho một cuộc chiến tranh tổng lực.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani phát biểu tại Tehran. Ảnh: THX/TTXVN
Ngay sau khi Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt đối với Ngân hàng Quốc gia Iran, Nga tuyên bố biện pháp trừng phạt này là trái phép. Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ Moskva không công nhận lệnh trừng phạt này, khẳng định Nga sẽ tiếp tục hợp tác với Iran trong lĩnh vực ngân hàng.
Ngày 18/9, hãng thông tấn chính thức IRNA của Iran đăng tin, trong một công hàm chính thức gửi tới Mỹ, Iran cảnh báo hành động đáp trả của Tehran đối với mọi cuộc tấn công quân sự sẽ không chỉ "giới hạn trong nguồn lực" của nước này.
IRNA cho biết: "Trong công hàm chính thức gửi tới Mỹ thông qua Đại sứ quán Thụy Sĩ, phái bộ đại diện cho lợi ích của Mỹ tại Tehran, Iran đã tái khẳng định không đứng sau các vụ tấn công nhằm vào những cơ sở dầu mỏ của Saudi Arabia, đồng thời cảnh báo rằng sẽ lập tức đáp trả mọi động thái của Mỹ chống lại Iran". Tehran đồng thời bác bỏ và lên án những cáo buộc của Tổng thống Trump và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo rằng Tehran đứng đằng sau các vụ tấn công nhằm Saudi Arabia.
Liên quan đến vụ việc, Thư ký Hội đồng An ninh quốc gia tối cao Iran, Ali Shamkhani cũng tuyên bố Tehran mong muốn giảm căng thẳng tại Trung Đông sau các vụ tấn công tại Saudi Arabia, song nước này sẽ đáp trả thích đáng mọi hành động gây hấn.
Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif được dẫn lời nói: "Mỹ cần nhìn vào thực tế tại khu vực, hơn là chỉ đánh lạc hướng. Tôi cảm thấy Mỹ, vì một lý do nào đó, đang cố gắng quên đi thực tế tại khu vực này".
Theo Thanh Tuấn/Báo Tin tức
Bộ Ngoại giao Nga: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân hủy diệt đang đến gần Tình hình ổn định chiến lược giữa Nga và phương Tây đang xấu đi, mâu thuẫn đỉnh điểm sẽ gây ra chiến tranh hạt nhân giữa các siêu cường thế giới. Hiện nay, các nền tảng pháp lý quốc tế về chế độ không phổ biến và kiểm soát vũ khí đang bị lung lay. Điều này dẫn đến sự mất ổn định...