Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ trích Lầu Năm Góc “quân sự hóa chính sách ngoại giao”
Trong khi Mỹ có kế hoạch chi 10 tỷ USD cho viện trợ quân sự nước ngoài trong năm 2017, Lầu Năm Góc và Bộ Ngoại giao Mỹ lại đang tranh cãi kịch liệt về việc cơ quan nào có quyền kiểm soát khoản ngân sách này.
Chính phủ Mỹ đã chi hơn 122 tỷ USD cho quân đội của ít nhất 70 quốc gia trong hơn 15 năm qua. Riêng trong năm tài khóa 2017, chính quyền Obama đã dành 10 tỷ USD cho các chương trình Xây dựng năng lực đối tác (BPC) này.
Tuy nhiên, cuộc đấu đá nội bộ tại Washington có thể làm phức tạp quá trình này. Trong khi Lầu Năm Góc muốn chi số tiền này cho những quốc gia gây cản trở sự ảnh hưởng của Trung Quốc tại biển Đông và chiến đấu chống khủng bố ở Trung Đông và châu Phi, thì Bộ Ngoại giao Mỹ lại quan ngại rằng, quân đội đang chi phối quá nhiều vào các mối quan hệ ngoại giao.
Tàu lớp Hamilton đầu tiên được Mỹ viện trợ cho Philippines
“Họ đang quân sự hóa chính sách ngoại giao”, một quan chức chính quyền Mỹ giấu tên tuyên bố với tờ Politico.
Video đang HOT
Theo ông Troy Thomas, trợ lý đặc biệt của Tổng thống Mỹ về an ninh quốc gia, vấn đề này đã nổi lên trong hơn một thập niên qua, cụ thể là trong các cuộc chiến tranh Iraq và Afghanistan, và gần đây là liên quan đến cuộc chiến chống khủng bố tại Iraq và Syria.
Một số quan chức trong Bộ Ngoại giao Mỹ quan ngại rằng, những hành động này của Lầu Năm Góc trái với những nỗ lực ngoại giao của Mỹ.
Trái lại, Lầu Năm Góc coi sự can thiệp của Bộ Ngoại giao là một sự cản trở. “Lầu Năm Góc rất phẫn nộ về những cản trở này, tuy nhiên, cuối cùng tiền lại nằm trong tài khoản của họ”, biên tập viên Jason Ditz của tờ AntiWar cho biết.
Theo_An ninh thủ đô
Indonesia muốn xây dựng "Trân Châu Cảng" ở Biển Đông
Indonesia có kế hoạch tăng cường quân sự hóa quần đảo Natuna và đây được coi là động thái mới nhất của Jakarta nhằm củng cố quốc phòng ở Biển Đông.
Quần đảo Natuna xa xôi của Indonesia tại Biển Đông bao gồm khoảng 280 đảo nhỏ với số lượng cư dân khá thưa thớt, chủ yếu sinh sống bằng nghề đánh bắt cá và trồng trọt.
Máy bay trực thăng tấn công Apache AH-64 của Quân đội Indonesia.
Người ta từng cho rằng Jakarta sẽ không tập trung các nguồn lực quân sự tại khu vực này. Tuy nhiên, tuần qua Bộ trưởng Quốc phòng Ryamizard Ryacudu đã nói với hãng tin Kyodo rằng Indonsia đang lên kế hoạch điều các binh sỹ, ba tàu chiến và một phi đội máy bay chiến đấu tới quần đảo Natuna, và sẽ nâng cấp một căn cứ quân sự nhỏ ở đó.
Nhân dịp Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Ryacudu tới Tokyo vào ngày 17/12 để tham dự các cuộc đàm phán an ninh "2 2", giới quan sát cho rằng Indonesia và Nhật Bản có thể cùng nhau hợp tác trong việc củng cố năng lực hải quân và không quân nhằm chống lại sự bành trướng của Trung Quốc.
Các cuộc thảo luận này còn có sự tham dự của Ngoại trưởng Indonesia cùng người đồng cấp, và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản. Tokyo, hiện cũng đang có những tranh cãi về chủ quyền hàng hải với Bắc Kinh ở biển Hoa Đông, trên thực tế đang rất tích cực đẩy mạnh các hợp đồng bán vũ khí trong khu vực.
"Thời báo Nhật Bản" cho biết trong khuôn khổ chuyến công du Nhật Bản lần này, Bộ trưởng Ryacudu cũng sẽ tới thăm một nhà máy sản xuất máy bay đổ bộ.
Chỉ huy trưởng Lực lượng Không quân Indonesia Agus Supriatna cho biết Bộ Quốc phòng Indonesia dự định chi 200 tỷ rupiah (14,2 triệu USD) để tiến hành nâng cấp căn cứ không quân tại quần đảo Natuna. Trao đổi với hãng tin Antara hồi tháng trước, ông nói: "Chúng tôi muốn biến Căn cứ Không quân Natuna trở thành một căn cứ quân sự tích hợp- đóng vai trò như một Trân Châu Cảng của Indonesia".
Indonesia có kế hoạch tăng cường binh lực trên quần đảo Natuna ở Biển Đông, trước âm mưu lấn chiếm của Trung Quốc.
Trả lời phỏng vấn đài "Kyodo", Bộ trưởng Ryacudu nhấn mạnh: "Indonesia cần phải củng cố năng lực quân sự để đề phòng và ngăn chặn các mối đe dọa, như hoạt động đánh bắt cá và xâm phạm chủ quyền trái phép, cũng như nhiều mối đe dọa phi truyền thống mà đất nước đang phải đối mặt".
Tuy nhiên, các ngư dân nước ngoài không phải là vấn đề nghiêm trọng cần lưu tâm mà chính những tuyên bố và hành động hung hăng của Bắc Kinh ở Biển Đông mới là điều người ta quan ngại. Trung Quốc vin vào một tấm bản đồ, không rõ nguồn gốc và tính xác thực, để tuyên bố chủ quyền phần lớn diện tích Biển Đông.
Philippines thậm chí đã phải nhờ Tòa Trọng tài Thường trực ở La Haye phân xử, tuy nhiên, mọi chuyện vẫn chưa ngã ngũ.
Đường 9 đoạn mà Trung Quốc tự vẽ ra bao trùm cả một phần quần đảo Natuna của Indonesia. Jakarta đã yêu cầu Bắc Kinh đưa ra những chứng cứ để chứng minh tính chính xác và hợp pháp của tấm bản đồ mà Trung Quốc công bố năm 1947, theo đó tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông. Yêu cầu này cho tới nay vẫn bị phớt lờ. Trong khi đó, Bắc Kinh không ngừng đẩy mạnh hoạt động xây dựng đảo nhân tạo trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, với cả các ngọn hải đăng và đường băng quy mô. Những hòn đảo này đều nằm cách rất xa lãnh thổ Trung Quốc và không được Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982 công nhận.
Theo_Kiến Thức
Quân đội Iraq sắp tấn công "thành trì" Mosul của phiến quân IS Quân đôi Iraq đa khơi đông chiên dich quân sư nhăm giai phong thanh tri Mosul vôn bi phiên quân IS chiêm quyên kiêm soat tư thang 6/2014 Kênh truyên hinh Al Mayadeen đưa tin ngay 24/3, quân đôi Iraq đang tiên tơi cac vung ngoai ô cua thanh phô Mosul, nơi đươc coi la "thu phu" cua phiên quân IS. Cac lưc...