Bộ Ngoại giao lên tiếng về công hàm phản đối Trung Quốc gửi lên Liên hợp Quốc
Công hàm được phái đoàn Việt Nam trình lên Liên hợp quốc hôm 30/3 thể hiện lập trường, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Việt Nam.
Liên quan tới công hàm phái đoàn Việt Nam gửi lên LHQ, bác yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông (hôm 30/3), Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định:
“Việc lưu hành công hàm tại Liên Hiệp Quốc là bình thường, thể hiện lại lập trường, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Việt Nam. Lập trường nhất quán của Việt Nam đã được thể hiện đầy đủ tại công hàm này.
Theo đó, Việt Nam khẳng định chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế, đồng thời khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam với các vùng biển được xác định theo quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982″.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng.
Người phát ngôn nhấn mạnh lại lập trường nhất quán của Việt Nam là giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế được thể hiện trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982.
Hôm 30/3, Phái đoàn thường trực của Việt Nam tại Liên Hợp Quốc gửi công hàm bày tỏ lập trường trước Công hàm ngày 12/12/2019 phản hồi đệ trình của Malaysia và Công hàm ngày 23/3/2020 gửi Tổng Thư ký Liên hợp Quốc của Phái đoàn thường trực nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
“Việt Nam phản đối các yêu sách của Trung Quốc tại các Công hàm trên. Các yêu sách này vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông.
Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế.
Việt Nam khẳng định Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (Công ước) là cơ sở pháp lý duy nhất, quy định toàn diện và triệt để về phạm vi quyền được hưởng vùng biển giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Theo đó, vùng biển của các cấu trúc luôn nổi tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phải được xác định phù hợp với Điều 121(3) của Công ước; các nhóm đảo tại Biển Đông, bao gồm quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, không có đường cơ sở được vẽ bằng cách nối liền các điểm ngoài cùng của các cấu trúc xa nhất; các bãi ngầm hoặc cấu trúc lúc chìm lúc nổi không phải là đối tượng thụ đắc lãnh thổ và không có vùng biển riêng.
Việt Nam phản đối các yêu sách ở Biển Đông vượt quá những giới hạn được quy định tại Công ước, trong đó có yêu sách quyền lịch sử; các yêu sách này đều không có giá trị pháp lý”, công hàm của phái đoàn Việt Nam nêu rõ”.
Video: Ngư dân bị tàu Trung Quốc đâm lật tẩy phát ngôn bịa đặt của bà Hoa Xuân Oánh
Phái đoàn của Việt Nam tại LHQ một lần nữa khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam về các vấn đề nêu trên đã được khẳng định trong nhiều văn bản lưu hành tại Liên hợp quốc và các đệ trình, tuyên bố gửi các cơ quan quốc tế liên quan.
Phái đoàn đồng thời đề nghị Tổng Thư ký Liên hợp Quốc lưu hành Công hàm này đến tất cả các quốc gia thành viên Công ước, cũng như tất cả các thành viên của Liên hợp quốc.
SONG HY
VN, TQ nhất trí kiểm soát và xử lý thỏa đáng bất đồng trên Biển Đông
Hai bên nhất trí thực hiện nghiêm túc nhận thức chung cấp cao, kiểm soát và xử lý thỏa đáng bất đồng, góp phần giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định trên Biển Đông.
Từ ngày 26-28/11 tại Bắc Kinh, Trung Quốc, đồng chí Lê Hoài Trung, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao cùng Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc La Chiếu Huy tiến hành cuộc gặp giữa hai thứ trưởng ngoại giao, hai trưởng đoàn đàm phán cấp chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam - Trung Quốc.
Hai bên đã trao đổi về quan hệ song phương Việt Nam - Trung Quốc, vấn đề biên giới lãnh thổ giữa hai nước cũng như các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao.
Về tình hình hợp tác giữa hai nước trong năm 2019, hai bên đánh giá cao việc giao lưu cấp cao được duy trì thường xuyên; các cơ chế hợp tác giữa hai Đảng, các bộ ngành và địa phương hai nước tiếp tục được triển khai hiệu quả; hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư, du lịch có nhiều tiến triển đáng khích lệ. Hai bên cho rằng tình hình biên giới trên đất liền cơ bản ổn định; các cơ chế đàm phán, trao đổi về vấn đề trên biển tiếp tục được duy trì, một số lĩnh vực hợp tác trên biển đạt tiến triển.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung hội đàm với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc La Chiếu Huy. Ảnh: BNG.
Đây là những kết quả phù hợp với nguyện vọng và đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, tạo cơ sở vững chắc để hai bên tăng cường hợp tác trong thời gian tới.
Thứ trưởng Lê Hoài Trung đánh giá cao việc Trung Quốc tạo thuận lợi cho một số mặt hàng của Việt Nam tiếp cận thị trường Trung Quốc, gần đây nhất là sản phẩm sữa, đồng thời đề nghị hai bên phối hợp thúc đẩy quan hệ thương mại phát triển cân bằng, giải quyết tồn tại trong một số dự án của Trung Quốc tại Việt Nam và tạo thuận lợi cho thông quan hàng hóa tại các cặp cửa khẩu giữa hai nước.
Về phương hướng hợp tác năm 2020, hai bên nhất trí thúc đẩy các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao; phối hợp tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc (18/1/1950-18/1/2020); tổ chức tốt Phiên họp lần thứ 12 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc; triển khai hiệu quả các cơ chế giao lưu, hợp tác; duy trì xu thế phát triển tích cực trong hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư, du lịch.
Hai bên cũng nhất trí không ngừng mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả các lĩnh vực hợp tác trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, giao thông vận tải, nông nghiệp; tiếp tục hỗ trợ, khuyến khích các địa phương tăng cường giao lưu, hợp tác cùng có lợi. Hai bên nhất trí tiến hành tổng kết 20 năm ký kết Hiệp ước biên giới trên đất liền và 10 năm hoàn thành công tác phân giới cắm mốc toàn tuyến biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc; tổ chức tốt các hoạt động giao nhân dân, tăng cường tin cậy và hiểu biết lẫn nhau.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung gặp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh: BNG.
Trên tinh thần thẳng thắn, hai bên đã trao đổi về vấn đề trên biển; nhất trí thực hiện nghiêm túc nhận thức chung cấp cao, kiểm soát và xử lý thỏa đáng bất đồng, góp phần giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định trên Biển Đông. Thứ trưởng Lê Hoài Trung đã nêu rõ lập trường của Việt Nam về vấn đề trên biển, phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.
Trong dịp này, Thứ trưởng Lê Hoài Trung đã hội kiến Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị; có các cuộc gặp với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mã Triều Húc để trao đổi về công việc tại Liên Hợp Quốc và với Phó trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Trung Quốc Vương Á Quân để trao đổi về thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước.
Theo news.zing.vn
Bộ Ngoại giao trả lời thông tin tàu Hải Dương 9 của Trung Quốc vào EEZ của Việt Nam Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng khẳng định các cơ quan chức năng Việt Nam luôn theo dõi sát diễn biến trên Biển Đông. Trả lời câu hỏi của phóng viên về thông tin trên mạng xã hội cho rằng tàu Hải Dương Địa chất 9 của Trung Quốc đi vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, người phát...