Bỏ ngay 5 thói quen đang khiến tiền bạc kiểm soát cuộc sống của bạn
Tiền thực sự quan trọng nhưng tiền không nên là tất cả mọi thứ trong cuộc sống của bạn, đến mức cản trở hạnh phúc và mối quan hệ của bạn với mọi người. Hãy từ bỏ 5 thói quen dưới đây để tiền bạc không còn là điều kiểm soát cuộc sống của bạn nữa.
Cuộc sống ngày càng trở nên đắt đỏ và sự thật là chúng ta đang dễ để tiền bạc kiểm soát cuộc sống của mình mà thậm chí bản thân không nhận ra. Tiền là một trong những thứ thiết yếu trong cuộc sống hiện đại này. Nhưng cho phép tiền quyết định cách bạn cảm nhận về bản thân và cuộc sống này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Tiền thực sự quan trọng nhưng tiền không nên là tất cả mọi thứ trong cuộc sống của bạn, đến mức cản trở hạnh phúc và mối quan hệ của bạn với mọi người. Hãy từ bỏ 5 thói quen dưới đây để tiền bạc không còn là điều kiểm soát cuộc sống của bạn nữa.
1. Bạn không lập ngân sách
Bạn không cần phải cực đoan, cố gắng lập ngân sách cho mọi thứ song hãy đảm bảo bạn luôn có ngân sách cho mình. Ít nhất ngân sách của bạn cần chia làm 2 nhóm: chi phí cố định (các hóa đơn, khoản vay, v.v.) và chi phí biến đổi (chi phí ăn uống, mua sắm, v.v.).
Lập ngân sách không có nghĩa là bạn sẽ có ngay một cuộc sống hạnh phúc, không phải lo lắng về tiền bạc. Song nếu không lập ngân sách, bạn sẽ dễ dàng đi chệch hướng và chi tiêu quá nhiều. Điều này chắc chắn dẫn bạn đến các vấn đề căng thẳng về tiền bạc.
2. Bạn đang lập ngân sách quá nhiều
Bạn có thể không tin song lập ngân sách quá nhiều cũng là một vấn đề. Kỷ luật là điều rất tốt song nếu bạn thực hiện mọi thứ một cách quá hà khắc, thậm chí không dám thưởng cho mình một bộ quần áo mới, điều đó là không nên.
Vấn đề xảy ra khi vào một thời điểm nhất định, bạn sẽ cảm thấy quá mệt mỏi với lối chi tiêu hà khắc này và lao vào tiêu xài phung phí. Bạn cũng có thể trở thành một người keo kiệt, cố tìm cách tiết kiệm từng xu thay vì nghĩ cách kiếm nhiều tiền hơn, tận hưởng một lối sống vui vẻ.
Nếu bạn luôn bỏ lỡ những điều tốt đẹp trong cuộc sống này như một đêm đi chơi, xem hoà nhạc với bạn bè vì ngân sách không cho phép, hãy nới lỏng những gì bạn đã đặt ra một chút hoặc chủ động thêm vào các khoản chi phục vụ nhu cầu giải trí trong ngân sách của bạn.
3. Bạn chi tiêu nhiều hơn những gì nên làm
Video đang HOT
Bạn luôn thấy hối hận khi nhận ra cuối tháng mình chẳng còn đồng tiết kiệm nào vì đã chi tiêu hết những gì mình có? Hoặc tệ hơn là bạn nhận ra lương tuần sau mới có mà giờ đã hết tiền?
Nếu điều đó xảy ra với bạn hàng tháng, chắc chắn bạn đang chi tiêu nhiều hơn những gì bạn có thể. Nói một cách dễ hiểu thì bạn đang có những quyết định tài chính sai lầm, khiến tiền bạc trở thành một vấn đề nghiêm trọng trong cuộc sống của bạn.
4. Bạn không bao giờ hài lòng với số tiền mình có
Bạn có luôn thầm ước rằng mình có nhiều tiền hơn? Tất nhiên, ai trong chúng ta cũng có lúc nghĩ như vậy nhưng nếu bạn là kiểu người thực sự bị ám ảnh bởi việc muốn có nhiều tiền hơn và ngày càng nhiều hơn nữa, ngay cả sau khi bạn đã có nhiều tiền thì bạn sẽ không bao giờ có được cảm giác hài lòng.
Hãy học cách biết ơn với những gì mình đang có, tận hưởng cuộc sống đẹp đẽ này từ những điều giản dị nhất. Nếu bạn dường như không bao giờ cảm thấy hài lòng với những gì mình có, hạnh phúc sẽ là điều mãi mãi xa tầm tay.
5. Bạn quên rằng có những thứ tiền bạc không thể mua được
Sẽ có những lúc trong cuộc sống, bạn nhận ra vấn đề không chỉ là tiền bạc. Đó có thể là cảm giác như luôn không có đủ vật chất ngay cả khi bản thân là người cuồng mua sắm.
Nhớ rằng, việc tiêu tiền có thể mang lại cho chúng ta hạnh phúc ngắn ngủi thông qua việc sở hữu những thứ vật chất. Tuy nhiên còn rất nhiều điều khác mà không tiền bạc nào có thể mua được như sự viên mãn hay hạnh phúc. Đôi khi, chúng ta quên rằng tiền bạc không thể mua được những thứ tốt nhất trong cuộc sống này. Đừng quá tập trung vào tiền bởi làm vậy là từ trong tiềm thức, bạn đang để tiền định hướng cuộc sống của mình.
Vậy, làm sao để có thể kiểm soát tiền bạc?
Về cơ bản thì điều bạn cần làm chính là dần thay đổi, làm ngược lại những điều mà bạn đang làm ở trên. Nhớ rằng thay đổi là một quá trình, không phải chuyện một sớm một chiều nên đừng quá nóng vội. Hãy cứ cố gắng và thay đổi dần dần, ngay cả chỉ 1% tiến bộ thôi, theo thời gian, mọi thứ sẽ tạo nên khác biệt lớn.
Kỷ luật đi kèm với phần thưởng. Bạn sẽ thấy số tiền mình tiết kiệm được dồi dào hơn, cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc hơn. Dù phần thưởng là gì thì chắc chắn cuộc sống của bạn đều phát triển theo hướng tốt hơn so với việc bị gánh nặng tiền bạc chi phối.
Quản lý tiền bạc thông minh: 2 nên 1 tránh khi học hỏi từ cha mẹ của mình
Cha mẹ chúng ta luôn có ý thức sâu sắc về tiền bạc cũng như cách họ tiêu tiền. Từ nhỏ chúng ta đã thấy cha mẹ mặc cả về giá hàng hoá, có kỷ luật trong việc tiết kiệm điện nước hay kiểm soát số lần đi ăn ngoài...
Cha mẹ nào cũng muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho con cái của mình. Từ công việc đến các mối quan hệ trong xã hội hay chuyện tiền bạc, cha mẹ đều muốn dành cho chúng ta những lời khuyên tốt nhất. Tuy nhiên, bởi sự khác biệt về khoảng cách thế hệ mà trong một vài trường hợp, bạn cần tiếp thu có chọn lọc, không ngừng học hỏi để tự mình đưa ra quyết định tốt hơn.
Điều tuyệt vời nhất mà chúng ta có được chính là học hỏi những kinh nghiệm tuyệt vời được cha mẹ truyền dạy và cũng là học hỏi từ những sai lầm của họ. Trong việc quản lý tiền bạc, điều này cũng không ngoại lệ. Có những điều rất tốt mà chúng ta cần noi gương cha mẹ và có những bài học kinh nghiệm mà chúng ta nên rút ra.
Dưới đây là 2 thói quen tiền bạc mà chúng ta nên học hỏi từ cha mẹ của mình:
Số 1: Biết sống dưới khả năng của mình
Bạn thấy đấy, cha mẹ chúng ta luôn có ý thức sâu sắc về tiền bạc cũng như cách họ tiêu tiền. Từ nhỏ chúng ta đã thấy cha mẹ mặc cả về giá hàng hoá, có kỷ luật trong việc tiết kiệm điện nước hay kiểm soát số lần đi ăn ngoài...
Tất cả những điều này là một phần của việc duy trì ngân sách hàng tháng. Mặt khác, nếu bạn thấy họ muốn mua một thứ gì đó đắt giá, chẳng hạn như ô tô hay thậm chí đơn giản là chiếc TV, họ sẽ tiết kiệm từ thu nhập hạn chế của mình để tích lũy đủ tiền cho khoản đó thay vì vay để mua. Nhờ sự kỷ luật trong chi tiêu và lối sống giản dị dưới khả năng của mình, họ đã tiết kiệm tốt bất chấp thu nhập.
Không giống như cha mẹ của chúng ta, hầu hết chúng ta đều thấy rằng việc lập ngân sách thật tẻ nhạt hoặc không cần thiết. Chúng ta có đủ các lý do, rằng thu nhập nhiều mới phải lập ngân sách, rằng lập ngân sách rắc rối quá...
Bên cạnh đó, việc có thể dễ dàng tiếp cận các khoản vay và thẻ tín dụng đã khiến chúng ta hình thành tâm lý bản thân có khả năng trang trải mọi thứ của mình tốt hơn cha mẹ. Tuy nhiên, chúng tôi không nhận ra rằng việc quẹt thẻ mua hàng như vậy đang khiến chúng ta tiêu tiền không kiểm soát. Nhớ rằng khi bạn mua một thứ gì đó theo hình thức tín dụng, bạn sẽ phải trả lãi suất và việc có được dễ dàng khiến bạn ít ý thức hơn về số tiền mình chi ra.
Bởi những lẽ đó mà ý thức về thói quen chi tiêu của mỗi người là bài học tuyệt vời mà chúng ta nên học hỏi từ cha mẹ của mình.
Số 2: Tiết kiệm liên tục năm này qua năm khác
Không cần biết tiền lương của họ nhiều hay ít, cha mẹ chúng ta vẫn luôn siêng năng tiết kiệm và không động đến các khoản đầu tư trong nhiều năm. Chiến lược này đã hoạt động và phát huy hiệu quả, như một phép thuật giúp họ tạo ra một lượng của cải đáng kể theo thời gian.
Ngày nay, chúng ta lại thường thiếu đi sự kiên nhẫn đó. Chúng ta muốn tạo ra của cải như cha mẹ đã làm nhưng lại muốn làm điều đó nhanh hơn. Và để làm điều đó trong một thời gian ngắn, chúng ta lại mắc phải sai lầm như liên tục kiểm tra xem các khoản đầu tư của mình đang hoạt động như thế nào, nếu một khoản đầu tư nào đó hoạt động không tốt, chúng ta thậm chí có thể ngừng đầu tư hoàn toàn. Khi quá nôn nóng, chúng ta đang gây hại cho các khoản đầu tư của mình nhiều hơn là làm tốt.
Những người có xu hướng giữ các khoản đầu tư của họ trong một thời gian dài thường kiếm được lợi nhuận tốt hơn những người hay thay đổi thói quen đầu tư của họ. Điều này đúng cho tất cả các loại tài sản. Vì vậy, kiên nhẫn với các khoản đầu tư, học hỏi từ cha mẹ chúng ta và bạn sẽ tạo ra của cải đáng kể về lâu dài. Bên cạnh đó, tiết kiệm càng sớm, bạn sẽ càng tận hưởng được lợi ích của lãi suất kép - kỳ quan thứ 8 của thế giới.
Giờ thì bạn đã biết những thói quen tài chính cá nhân nào nên học từ cha mẹ rồi chứ. Tuy nhiên, cũng có điều bạn nên bỏ qua, phát triển mình một cách năng động, sáng tạo hơn, đó chính là:
Tìm kiếm sự an toàn bằng mọi giá
Cha mẹ của chúng ta luôn ưu tiên đầu tư vào các công cụ được coi là an toàn và mang lại lợi nhuận đảm bảo. Tất nhiên, việc đảm bảo sự an toàn cho danh mục đầu tư là tốt nhưng đó không nên là yếu tố lớn nhất để bạn đưa ra quyết định đầu tư. Mục tiêu của mỗi khoản đầu tư là khác nhau và thời hạn đầu tư cũng vậy. Do đó, công cụ tài chính mà bạn đầu tư vào cũng phải khác nhau.
Bên cạnh đó, dám chấp nhận rủi ro cũng là một trong những yếu tố làm nên thành công của những nhà đầu tư lớn. Tất nhiên, rủi ro ở đâu đều là rủi ro trong tầm kiểm soát của họ.
Cuối cùng, tất cả chúng ta đều đã thấy cha mẹ của mình làm việc chăm chỉ ra sao để cho chúng ta có cuộc sống tốt nhất có thể. Hãy trân trọng những lời khuyên răn của cha mẹ, học hỏi từ họ những thói quen tốt đẹp và xây dựng thêm những kỹ năng mới nhằm không ngừng gia tăng tài sản của mình.
6 quan niệm sai lầm về quản lý tài chính ngăn cản bạn làm giàu: Thay đổi ngay trước khi tiền bạc tiêu tán Ai cũng mắc phải sai lầm. Những sai lầm trong quản lý tiền bạc sẽ khiến bạn khó lòng trở nên giàu có. Sự khác biệt lớn nhất giữa người giàu và người nghèo là cách quản lý tiền bạc. Người giàu luôn biết cách quản lý tiền của họ một cách khôn ngoan. Người nghèo thì nghĩ họ chẳng cần quản lý...