Bộ não của thiên tài Einstein được trưng bày tại triển lãm
Nếu bạn đã một lần từng thắc mắc rằng não của một thiên tài có gì khác biệt so với người bình thường, xin đừng chần chừ, hãy thu xếp ngay hành lý và làm một chuyến bay tới Philadelphia. Tại đây, bạn sẽ được tận mắt chứng kiến bộ não của Einstein – người được coi là nhà khoa học vĩ đại nhất thế kỷ 20.
Bộ não của Einstein sẽ được trưng bày tại bảo tàng lịch sử Y khoa Mutter, thành phố Philadelphia, bang Pennsylvania. Thời gian của cuộc triển lãm chưa được công bố, tuy nhiên, theo lời của Anna Dhody, người phụ trách bảo tàng, nó sẽ diễn ra trong một tương lai gần và kéo dài khoảng 9 ngày. Khách tham quan sẽ được chiêm ngưỡng bộ não của Einstein thông qua các tiêu bản lát cắt (có tất cả 45 tiêu bản), và mỗi tiêu bản sẽ được phóng đại qua một kính hiển vi quang học.
“Ông ấy là một cá thể độc nhất vô nhị, và chúng tôi thật sự rất may mắn khi có thứ chứa đựng trí thông minh tuyệt vời của người đàn ông này” – Trích lời Dhody trong cuộc trả lời phỏng vấn.
Hành trình từ New Jearsey đến Philadelphia
Những lát cắt này đã thực sự trải qua một cuộc hành trình dài dằng dặc, kể từ khi Einstein qua đời vào năm 1955 tại bệnh viện Princeton, bang New Jearsy, ở tuổi 76. Bác sỹ Thomas Harvey, người tiến hành cuộc giải phẫu tử thi của Einstein, đã tháo rời não của Einstein ra ngoài như là một thao tác trong quy trình giải phẫu tử thi chuẩn. Sau đó, ông đã không thể nào đặt lại bộ não này vào hộp sọ của Einstein. Harvey nói rằng con trai của Einstein đã cho phép ông giữ lại bộ não này, tuy nhiên gia đình của Einstein đã lên tiếng phủ nhận sự việc trên.
Sau vụ scandal trên, Harvey đã mất việc, tuy nhiên, ông vẫn được quyền giữ lại bộ não vô giá của Einstein. Năm tháng trôi qua, rất nhiều tiêu bản đã được Harvey tạo ra và gửi đến nhiều nhà thần kinh học trên thế giới, với hi vọng có thể làm sáng tỏ được điều gì đã làm nên trí não thiên tài của Einstein.
Video đang HOT
Trong suốt quá trình nghiên cứu bộ não của Einstein, bác sỹ Harvey đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ William Ehrich, người đã tạo điều kiện cho Harvey làm việc trong các phòng thí nghiệm của mình. Và như một lời tri ân tới William, Harvey đã trao lại “món quà” gồm 46 tiêu bản siêu mỏng, với chiều dày chỉ khoảng 20-50 micron mỗi chiếc.
Khi William qua đời vào năm 1967, vợ ông đã chuyển những tiêu bản này cho một bác sỹ địa phương có tên là Allen Steinberg, sau đó những tiêu bản này tiếp tục đến tay của Lucy Rorke Adams, một bác sỹ giải phẫu bệnh thuộc chuyên khoa thần kinh làm việc tại bệnh viện Nhi khoa Philadelphia. Khi nhận được những tiêu bản này, Lucy đã quyết định quyên góp chúng cho bảo tàng lịch sử Y khoa Philadelphia, vì theo lời cô, những tiêu bản này đã là một phần của lịch sử.
Bộ não và thiên tài
Bộ não của Einstein sẽ được trưng bày cùng với bộ phận cơ thể của nhiều nhân vật nổi tiếng khác, như khối u của cố tổng thống Glover Cleveland và một phần cổ của John Wilkes Booth. Tuy nhiên, theo lời của Dhody-viên quản lý bảo tàng, trung tâm của cuộc trưng bày này vẫn là bộ não của Einstein. Dhody cũng nhấn mạnh rằng, chưa ai thực sự biết rõ về sự liên quan giữa bộ não và trí óc thiên tài của Einstein.
Rất nhiều nhà nghiên cứu đã phát hiện ra những cấu trúc khác biệt trong bộ não của Einstein, trong đó có những tế bào siêu-hỗ-trợ với tên gọi tế bào thần kinh đệm ở nhiều vùng khác nhau, trong đó có cả những vùng liên quan đến những suy nghĩ phức tạp của con người. Tuy nhiên, trí não của con người vốn nổi tiếng là mang tính cá nhân, và rất khó để nói rằng sự khác biệt trên đã tạo ra trí tuệ hơn người của Einstein, hay đó chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên.
Theo lời của Lucy Rorke Adams, não của Einstein trông trẻ hơn so với tuổi của mình khi được quan sát dưới kính hiển vi. Bộ não này có vẻ như thiếu hụt chất lipofucsin, chất thải tế bào liên quan đến quá trình lão hóa. Đồng thời, các mạch máu cũng vẫn giữ được những hình thái cấu trúc khá tốt.
Theo lời Dhody, bộ não của Einstein sẽ chính thức ra mắt công chúng trong một tương lai gần, và viện bảo tàng sẽ cân nhắc việc cho mượn những lát cắt này cho mục đích nghiên cứu cấu trúc thần kinh của con người. Hiện tại, những người quản lý bảo tàng hi vọng sẽ có thể mở rộng quy mô của cuộc triển lãm này, giúp khách thăm quan có thể quan sát được những lát cắt này với những kính hiển vi có độ phóng đại lớn hơn nữa.
“Bộ não của Einstein” -trích lời Dhody, “Một trong những trí tuệ vĩ đại nhất thế kỷ 20 đang nằm tại viện bảo tàng của chúng tôi. Các bạn còn có thể đòi hỏi được gì hơn chứ?”
Theo ICTnew
Trí nhớ của bạn như thế nào?
Hãy khám phá xem bộ não của bạn hoạt động như thế nào và tìm cách làm cho trí nhớ của bạn ngày càng tốt hơn.
Câu 1:Điều giúp bạn thư giãn nhất là:
a.Một bộ phim
b.Cắt sửa móng tay móng chân
c.Đi mua sắm cùng cô bạn
Câu 2:Bạn liên lạc với những người ở xa qua:
a.E-mail
b.Điện thoại
c.Đến thăm vào các dịp nghỉ
Câu 3:Lần đầu tiên gặp gỡ một ai đó,điều làm bạn ấn tượng nhất là:
a.Trang phục
b.Bắt tay
c.Nụ cười
Câu 4:Khi tìm đường ở thành phố lạ.bạn thích:
a.Dùng bản đồ hoặc sách hướng dẫn
b.Chỉ đi lang thang một mình
c.Hỏi dân địa phương
Câu 5:Để làm hết mọi việc,bạn:
a.Lên một danh sách những việc cần làm
b.Giải quyết dần khi bạn thấy phù hợp
c.Tìm xem ai sẽ nhiệt tình giúp đỡ và giao phó cho người đó
Câu 6:Để thêm một chi tiết đặc biệt cho phòng ngủ của bạn,bạn sẽ:
a. Mua tấm trải giường và chăn mới
b.Đặt vài cây nến thơm hoặc hoa khô
c.Trưng bầy những tấm ảnh gia đình mà bạn thích nhất
Câu 7:Nấu một món mới,đó có thể là:
a.Một món tráng miệng mà bạn mới thấy trên một tạp trí
b.Một món ăn ngon
c.Một công thức nấu ăn mới được một người bạn gửi cho
Kết quả
Đa số là a:Bạn ghi nhớ tốt mọi thứ qua thi giác
Thị giác chính là chìa khóa mở của thế giới của bạn,những gì bạn thấy là cái mà bạn ghi nhớ tốt nhất.
Bạn có cảm nhận tinh tế và tính sáng tạo trong trang trí,trưng bày hay bố trí màu sắc.Chính vì thế bạn có cách kết hợp trang phục hay trang trí nhà cửa một cách rất độc đáo và bắt mắt.
Để tăng cường trí nhớ bạn hãy tự nhắc mình bằng những gợi ý thị giác như vẽ tranh,lập ra những bảng danh sách hay lấy thông tin bằng màu sắc.
Đa số là b:Trí nhớ của bạn tăng cường qua giác quan
Có thể xem bạn là kiểu người học qua hành.Có nghĩa là bạn sẽ thúc đẩy trí nhớ tốt hơn nếu được kết hợp với hành động.
Bạn vận dụng mọi giác quan của mình vào việc ghi nhớ,đặc biệt là xúc giác.Do đó những điều bạn nắm bắt được thì thường được nhớ rất lâu.Các nhà khoa học gọi bạn là "mạch lạc có động lực".Chính vì thế khi muốn nhớ điều gì bạn đừng quên gắn với một hành động nào đó.
Đa số là c:Trí nhớ của bạn tăng cường theo cảm xúc
Bạn có kiểu trí nhớ rất đặc biệt,nó chỉ hoạt động tốt nhất khi kết hợp với cảm xúc.
Bạn thường nhớ một việc gì đó bắt đầu từ cảm xúc mà nó tạo ra.Bạn có thể hồi tưởng về các sự việc đã diễn ra theo dòng cảm xúc mạnh mẽ đang tuôn trào trong bạn.Vì thế đôi khi bạn có thẻ khóc -cười theo các sự kiện.
Sở hữu kiểu trí nhớ này là bạn phải nhớ kết nối điều bạn muốn nhớ với cảm xúc mà nó tạo ra.Có như vậy bạn mới ghi nhớ mọi việc một cách dễ dàng được.
Theo hoahoctro
5 bài tập rèn não mỗi ngày Việc tự đặt ra những thử thách, kích thích và luyện tập hiệu quả cả 5 nhóm chức năng của bộ não sẽ giúp sống khỏe, minh mẫn ngay cả khi tuổi tác đã nhiều. Ghi nhớ Ghi nhớ đóng vai trò thiết yếu hơn cả trong nhóm các chức năng tri giác, nó có trong những việc đọc, lập luận, tính toán....