Bộ nào có 12 dự án nằm ngoài quy hoạch của Thủ tướng?
Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ khẳng định, việc các Bộ ngành thực hiện hàng loạt dự án không có trong quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là sai phạm, nhưng danh tính Bộ ngành đó thì đến nay vẫn chưa rõ!
Tại cuộc họp báo thường kỳ của Thanh tra Chính phủ sáng 23/1, phóng viênDân trí đặt câu hỏi: Báo cáo tổng hợp kết quả thanh tra chuyên đề diện rộng về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ vừa được Thanh tra Chính phủ công bố đã phát hiện một Bộ có tới 12 dự án chưa có trong quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; có 9 dự án không nằm trong quy hoạch nhưng vẫn được phê duyệt, triển khai thi công với tổng mức đầu tư hơn 14.600 tỷ đồng, gây nợ đọng xây dựng cơ bản 673 tỷ đồng. Vậy đó là Bộ nào? Thanh tra Chính phủ có kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xử lý kỷ luật đối với người đứng đầu Bộ ngành có sai phạm không?
Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ trả lời tại cuộc họp báo sáng 23/1.
Trả lời câu hỏi của PV Dân trí, ông Lê Sỹ Bảy, Vụ trưởng Vụ Thanh tra khối kinh tế ngành (Vụ I)- Thanh tra Chính phủ, cho biết đây là những nội dung tại báo cáo tổng hợp kết quả thanh tra chuyên đề diện rộng đối với các dự án có nguồn đầu tư từ nguồn ngân sách và trái phiếu Chính phủ. Thanh tra Chính phủ không trực tiếp thanh tra mà chỉ tổng hợp từ kết quả thanh tra được các bộ ngành, địa phương gửi về. “Nếu các nhà báo cần cung cấp chi tiết từng dự án, tên từng chủ đầu tư thì có thể sau cuộc họp này liên hệ để chúng tôi cung cấp”- ông Bảy nói.
Ông Ngô Văn Khánh, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, khẳng định việc báo chí quan tâm tới vấn đề này là xác đáng bởi vấn đề nợ đọng trong xây dựng cơ bản gây bức xúc thời gian qua và Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ thị đối với các trưởng ngành, trưởng cơ quan, UBND các tỉnh rất rõ. “Thanh tra Chính phủ đã tổ chức cuộc thanh tra diện rộng, nhưng lần này khác với các lần trước là chúng tôi không tổ chức các đoàn để thanh tra các dự án do bộ ngành, địa phương thực hiện mà chúng tôi yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiến hành rà soát, thanh tra theo thẩm quyền về khối lượng, số liệu dự án, số liệu về tổng mức đầu tư, quy hoạch, điều chỉnh tổng mức đầu tư, nợ đọng,…”- ông Khánh nói.
Ông Khánh mong muốn báo chí hợp tác với Thanh tra Chính phủ để khai thác những con số trong bản tổng hợp kết luận thanh tra này để hướng tới việc chấn chỉnh đối với các đơn vị liên quan. “Đây là tự các Bộ, UBND các tỉnh tự tổ chức thanh tra, kiểm soát, nhưng chúng tôi hướng dẫn họ kiểm tra và tổng hợp kết quả. Tới đây xử lý như thế nào thì chúng tôi đang tổng hợp báo cáo Thủ tướng và chắc chắn sẽ có đề xuất xử lý từng việc. Do khối lượng công việc lớn quá nên nói ngay ở đây chưa được”- ông Khánh phân trần.
Ông Khánh khẳng định Thanh tra Chính phủ “có trong tay” đầy đủ tên các dự án vi phạm, thuộc sự quản lý của các bộ ngành nào và hiện nay tình trạng ra sao. “Ở đây có rất nhiều Bộ vi phạm như thế. Thời điểm phê duyệt dự án chưa có điều chỉnh quy hoạch của Thủ tướng, còn sau này có hay chưa có (quy hoạch) thì lại là chuyện khác. Đề nghị anh Bảy xem ngay, những nội dung gì liên quan tới diện rộng, Vụ I cộng tác với báo chí để thông tin chính xác trên tinh thần cởi mở hết toàn bộ tài liệu”- ông Khánh chỉ đạo.
Ông Ngô Văn Khánh giải thích thêm: “Do chúng tôi không trực tiếp thanh tra, mà chỉ tổng hợp kết quả. Quá trình tiến hành từ đầu năm, cập nhật từ các cấp trở lên; từ cấp tỉnh phải liên quan đến dự án ở cấp huyện. Con số mà chúng tôi cập nhật lên, dạng sai phạm mà chúng tôi hướng đến thời điểm này đã xử lý hay chưa, trách nhiệm thế nào vẫn phải kiến nghị xử lý đúng mức, đến nơi đến chốn. Chắc chắn chúng tôi sẽ công khai đầy đủ nhưng khối lượng, tư liệu lớn vậy nên ở đây chúng tôi không thể thông tin đầy đủ được”.
Kết thúc buổi họp, phóng viên nhiều cơ quan báo chí đã đi theo ông Lê Sỹ Bảy tới văn phòng của Vụ I để xin báo cáo tổng hợp chi tiết về cuộc thanh tra này. Tuy nhiên cán bộ được giao phụ trách tổng hợp kết quả thanh tra của Vụ I lấy lý do “Tổng Thanh tra Chính phủ chưa ký duyệt” nên chưa thể cung cấp cho báo chí.
Video đang HOT
Trước đó, như Dân trí đã phản ánh, báo cáo của 15 Bộ ngành đã cho thấy hàng loạt những thiếu sót, sai phạm từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án đến khâu xác định nguồn vốn, phân bổ vốn đối với các công trình, dự án đã được phát hiện. Công tác khảo sát, lập dự án đầu tư còn sơ sài, thiếu chính xác, chưa phản ánh đúng thực tế địa hình, địa chất công trình dẫn tới phải điều chỉnh, bổ sung trong quá trình thực hiện dự án làm tổng mức đầu tư của dự án thay đổi. Chủ đầu tư chưa xác định rõ về quy mô, công năng sử dụng và thời gian thực hiện dự án ngay từ khi lập dự án nên khi triển khai thực hiện phải phê duyệt lại quy mô dự án vì không phù hợp, phải điều chỉnh thiết kế hoặc thay đổi toàn bộ thiết kế.
Đơn cử, do còn có những tồn tại, thiếu sót ở khâu chuẩn bị đầu tư lên giá trị của dự án phải bổ sung tăng so với quyết định phê duyệt ban đầu là 21.316 tỷ đồng; bổ sung giá trị các hạng mục thiếu trong thiết kế là 11.533 tỷ đồng; trượt giá tăng do thời gian thực hiện dự án thay đổi, kéo dài làm tăng giá trị vật liệu… là 27.887 tỷ đồng;
Đặc biệt có Bộ có tới 12 dự án chưa có trong quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và có 9 dự án không nằm trong quy hoạch nhưng vẫn được phê duyệt, triển khai thi công với tổng mức đầu tư là 14.638 tỷ đồng, gây nợ đọng xây dựng cơ bản tổng số tiền là 673 tỷ đồng. Có Bộ còn một số dự án đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa được bộ thẩm tra, phê duyệt quyết toán.
Nhiều dự án thiết kế xong không sử dụng, có dự án do thiết kế không sử dụng được phải thay đổi hoàn toàn gây lãng phí 60,5 tỷ đồng; nhiều dự án do lập tổng mức đầu tư chưa chính xác nên phải thay đổi nhiều lần (có dự án thay đổi tới 4 lần), có dự án do lập dự án chưa chính xác phải loại bỏ tới 192,8 tỷ đồng.
Có 9 dự án xây dựng trường học ở một bộ được chủ đầu tư phê duyệt nhưng không có vốn đối ứng với tổng số tiền là 68,47 tỷ đồng dẫn tới dự án dở dang không đưa vào sử dụng được; có bộ chủ đầu tư chưa thu hồi nộp ngân sách nhà nước khoản tạm ứng trước vốn cho nhà thầu tại các dự án bị đình hoãn với tổng số tiền là 521,353 tỷ đồng….
Thế Kha
Theo Dantri
Thưởng tết giáo viên từ gói mỳ chính tới vài trăm nghìn
Ngày 22/1, ngành giáo dục Nghệ An công bố mức thưởng tết Nguyên Đán Ất Mùi của các cán bộ, giáo viên, công nhân viên của ngành. Theo đó, tiền thưởng tết cho các giáo viên nhìn chung năm nay cao hơn so với năm ngoái. Tuy nhiên, nhiều trường vẫn thưởng tết ở mức thấp, hoặc không có, hay chỉ là gói mỳ chính vì "thu không đủ chi".
Mức thưởng tết năm nay ngành giáo dục Nghệ An tuy có cao hơn năm ngoái nhưng vẫn ở mức thấp,
nhiều trường không có thưởng tết.
Theo báo cáo của công đoàn ngành giáo dục, đối với các đơn vị trong ngành giáo dục trực thuộc cấp huyện, thành, thị, tiền thưởng Tết nhìn chung cũng rất thấp. Cụ thể như ở huyện Yên Thành, cán bộ giáo viên được thưởng 500.000/1 người. Ở huyện Tương Dương thưởng 100.000/1 người. Huyện Hưng Nguyên mức thưởng từ 300-800 nghìn/ người. Huyện Tân Kỳ thưởng 300 nghìn đồng và suất quà trị giá 335 nghìn. Ở huyện Kỳ Sơn mức thưởng tết là 150 nghìn và quà trị giá 167 nghìn.
Đặc biệt, trong số 120 đơn vị, có 2 trường không có tiền thưởng tết gồm THPT Cù Chính Lan (Quỳnh Lưu) và THPT Tương Dương 1 (Tương Dương) do thu không đủ chi, số lượng tuyển sinh giảm và nguồn thu ít.
Trao đổi với phóng viên, bà Phạm Thị Phượng - Chủ tịch công đoàn trường THPT Tương Dương 1, cho hay, do trường năm nay không có nguồn thu nên ngân sách không có để thưởng tết cho các cán bộ, giáo viên của trường. "Công đoàn trường chúng tôi cũng sẽ cố gắng tặng thưởng cho mỗi giáo viên 1 gói mỳ chính để động viên tinh thần mọi người ăn tết", bà Phượng cho hay.
Cũng theo bà Lê Thị Hương Sen - Phó chủ tịch Công đoàn giáo dục Nghệ An, cho biết, hiện tại phía cơ quan cũng đã lên kế hoạch để tiến hành tặng thưởng 8 gói quà cho 8 giáo viên có chồng, con là chiến sĩ cảnh sát biển đang làm nhiệm vụ ngoài khơi.
Bên cạnh đó, công đoàn ngành cũng đã tiến hành rà soát lại các trường hợp giáo viên, công nhân viên có hoàn cảnh khó khăn để trao tặng tặng tiền, động viên, khích lệ tinh thần các cá nhân trong ngành dịp tết đến xuân về.
Ngoài ra, thông qua các nguồn kêu gọi hỗ trợ, ngành giáo dục Thái Bình sẽ trực tiếp lên tặng quà cho các giáo viên 6 trường thuộc các huyện Con Cuông, Anh Sơn, Thanh Chương, Tân Kỳ, Đô Lương. Liên đoàn lao động tỉnh và 1 số đơn vị hảo tâm khác cũng sẽ trao tặng 72 suất quà cho những giáo viên neo đơn, ốm đau.
"Chúng tôi sẽ tiến hành đi trao quà đến 8 trường hợp cán bộ, giáo viên có chồng làm cảnh sát biển. Chúng tôi cũng sẽ tiến hành trao quà cho gần 350 trường hợp là giáo viên, công nhân viên trong ngành ở Nghệ An có hoàn cảnh khó khăn những gói quà từ 300-500 nghìn đồng. Tuy quà nhỏ nhưng chủ yếu là để động viên, khích lệ tinh thần họ trong dịp tết Nguyên Đán", bà Sen cho hay.
Tuy nhiên, cũng theo báo cáo của ngành giáo dục Nghệ An, có 118 trong tổng số 120 đơn vị (trực thuộc Sở GD&ĐT Nghệ An) có tiền thưởng tết cho cán bộ, giáo viên. Trong đó, trường mầm non Hoa Sen có mức thưởng tết "khủng" nhất với 5.000.000 đồng/1 người. Trường thấp nhất là THPT Nam Đàn 2: 100.000 đồng. Còn lại các đơn vị khác có mức thưởng tết ở mức sàn trung bình từ 300-800 nghìn đồng. Mức thưởng bình quân chung của tất cả các trường là 666.000 đồng.
Nỗi niềm thưởng tết của các giáo viên miền núi
Nói đến chuyện thưởng tết có lẽ các giáo viên ở những xã, huyện vùng sâu, vùng xa, miền núi là ít trông chờ nhất. Bởi ở đó, khoản thưởng tết cao nhất của họ cũng chỉ từ vài trăm nghìn, hoặc có khi chỉ là cân đường, hộp sữa hay gói mỳ chính về ăn tết.
Thầy Trịnh Xuân Dũng - Chủ tịch Công đoàn trường THCS Mậu Đức (Con Cuông) nhắc đến chuyện thưởng tết khiến thầy phần nào cũng thấy chạnh lòng buồn tủi. Không những buồn cho mình, thầy còn buồn cho những đồng nghiệp, những giáo viên khác trong trường mình.
Theo thầy Dũng, thưởng tết ở trường phụ thuộc vào những nguồn thu. Tuy nhiên, năm qua, tại trường không có nguồn thu nên ngân sách bị cạn kiệt. "Mình làm trong ngành đã lâu nên rất hiểu hoàn cảnh của nhà trường. Lấy nguồn thu nào đâu mà thưởng tết cho giáo viên. Riêng công đoàn thì hàng tháng thu quỹ anh em, cuối năm chắt chiu lại cũng chỉ đủ chia cho anh em mỗi người được 150-200 nghìn đồng về ăn tết", thầy Dũng cho hay.
Nhờ sự sẻ chia, nhiều giáo viên, học sinh có hoàn cảnh khó khăn sẽ được tặng thưởng phần quà đó tết.
Cũng như trường Mậu Đức, tại trường tiểu học Chi Khê 2 (Con Cuông) tiền thưởng tết năm nay chỉ từ 200-300.000 đồng nhưng là đã nhiều hơn so với những năm trước. Bởi có năm, giáo viên tại đây nhận thưởng tết chỉ là vài lít dầu ăn hay cân thịt, cặp bánh chưng...cho có không khí tết.
Thầy Lữ Văn Hùng - Hiệu trưởng trường tiểu học Chi Khê 2, chia sẻ: "Gọi là thưởng tết nhưng thực chất chỉ là những món quà nhỏ để động viên tình thần các giáo viên trong trường. Vì hàng năm, mỗi trường ngoài vài chục triệu để chi thường xuyên thì chúng tôi không biết trông chờ vào đâu nữa. Vì vậy, để có hỗ trợ cho giáo viên, trong năm chúng tôi phải tiết kiệm mọi khoản chi tiêu, cộng với quỹ công đoàn mỗi người được khoảng 200-300.000 đồng là tốt lắm rồi".
Dù còn khó khăn như vậy, tuy nhiên, điều mà chúng tôi thấy vui và ấm áp hơn cả đó chính là sự sẻ chia, đùm bọc với giáo viên, với học sinh nghèo của các trường nơi đây.
Như tại trường Mậu Đức, từ đầu năm, nhà trường đã thành lập quỹ giáo viên, mỗi người 1 tháng sẽ đóng vào quỹ 10 - 20.000 đồng, đến cuối năm sẽ gom lại để tặng quà cho các học sinh nghèo. Bên cạnh đó, hàng tháng các giáo viên sẽ trích từ tiền lương của mình, một người 30.000 đồng để hỗ trợ thường xuyên cho các giáo viên khác bị bệnh hiểm nghèo, có hoàn cảnh khó khăn.
Tại trường tiểu học Chi Khê 2, dịp tết này trường sẽ trao tặng quà cho 70 học sinh nghèo. Trong đó, 8 suất từ nguồn quỹ của đội, 10 suất của công đoàn trường do giáo viên tự đóng góp.
Nguyễn Duy
Theo Dantri
"Chống tham nhũng ngay trong cơ quan thanh tra" Đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2014 và triển khai nhiệm vụ năm 2015 của ngành thanh tra do Thanh tra Chính phủ tổ chức ngày 22/1. Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc biểu dương và đánh giá cao kết quả ngành thanh tra đã đạt...