Bố mẹ chồng ở Thanh Hóa cưới chồng mới cho con dâu, nhận chăm cháu bị bệnh để dâu yên lòng bên “bến đỗ” mới
Thương con dâu góa phụ còn quá trẻ, sau này sẽ cô quạnh, bà Mùa giục chị Lệ đi thêm bước nữa.
Câu chuyện bố mẹ chồng làm đám cưới cho con dâu ở Nông Cống, Thanh Hóa đang lan tỏa mạnh mẽ trên mạng xã hội, nhận nhiều bình luận tích cực. Nhân vật chính là cô dâu Đỗ Thị Lệ (28 tuổi) và chú rể Lê Sỹ Thủy (36 tuổi, ở xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống).
Được biết, chồng chị Lệ qua đời từ năm 2016. Đến nay, chị Lệ mới quyết định tái giá. Để đám cưới diễn ra chu toàn, bố mẹ chồng chị là bà Lê Thị Mùa và ông Lê Sỹ Thành quyết định đứng ra lo liệu cho con dâu.
Những hình ảnh từ đám cưới đặc biệt khiến dân tình không khỏi xúc động. Bố mẹ chồng chị Lệ là người trực tiếp đứng ra nhận sính lễ, trao của hồi môn cho con dâu cũ. Ngoài ra, các con trai gái, dâu, rể của nhà chồng cũng trao nhiều phần quà cưới cho Lệ và gửi lời chúc hạnh phúc.
Đám cưới đặc biệt của cô dâu Đỗ Thị Lệ ở Nông Cống, Thanh Hóa
Chia sẻ thêm với chúng tôi, chú rể Lê Sỹ Thủy cho biết, nhà anh cách nhà bố mẹ chồng chị Lệ khoảng 4km. Cả hai quen nhau qua một lần đi uống nước cùng với một người em. Chị Lệ hiện đang làm công nhân cho một công ty ở gần nhà. Còn anh Thủy vừa đi lao động ở nước ngoài về.
“Hôm đầu gặp nhau đi uống nước, lúc đó Lệ chưa tới, đứa em có nói cho tôi hoàn cảnh của Lệ. Tôi biết nhưng cũng không cảm thấy vấn đề gì. Về sau cả hai mới kết bạn Facebook, Lệ mới tâm sự nhiều hơn“, anh Thủy kể.
Được biết, năm 2016, chị Lệ kết hôn với con trai út của bà Mùa. Khi đang mang bầu con trai được hơn 2 tháng, chồng Lệ đột ngột qua đời sau tai nạn giao thông. Nỗi mất mát khiến chị chịu cú sốc lớn, sức khỏe suy kiệt, thai nhi trong bụng cũng bị ảnh hưởng theo. Em bé sinh ra bị sứt môi, chỉ nằm yên một chỗ.
Thương con dâu mới 19 tuổi lại chịu cảnh góa bụa, bà Mùa xót xa vô cùng. Suốt 7 năm làm dâu, bà thương Lệ như con gái ruột, cố gắng bù đắp mọi thiệt thòi. Có món gì ngon ông bà đều đem cho con dâu. Hàng ngày Lệ đi làm, về đến nhà là có cơm nước tươm tất. Chi phí sinh hoạt trong nhà ông bà đều lo toan, dặn Lệ cứ giữ tiền lương, để lo cho con và bản thân.
Video đang HOT
Bà Mùa và chị Lệ trong đám cưới ngày 30/4
Mẹ chồng cũ “tuyển rể mới” khắt khe, nhận chăm cháu cho con dâu yên lòng
Nghĩ tới tương lai của con dâu còn quá trẻ, gồng gánh nuôi con, bà Mùa giục chị Lệ đi thêm bước nữa. Dù có nhiều mối đến tìm hiểu nhưng chị không ưng ai. Mãi đến đầu năm 2023 vừa qua, chị Lệ và anh Thủy mới tìm hiểu, làm quen.
Về phía bố mẹ anh Thủy, biết chuyện con dâu góa phụ, hai ông bà rất thoải mái, không phản đối gì, thậm chí còn rất thông cảm cho hoàn cảnh hai mẹ con. Còn bố mẹ chồng chị Lệ có phần cẩn thận hơn, bí mật tìm hiểu “chàng rể”.
“Mấy hôm đầu quen Lệ, tôi còn nghe mẹ hỏi dò mọi người trong xóm xem tích cách tôi như thế nào“, anh Thủy nói.
Khi biết rõ anh là người hiền lành, chịu khó làm ăn, ông bà mới đồng ý cho quen. Tìm hiểu được 3-4 tháng, cả hai tiến tới làm đám cưới. Nhà chị Lệ neo người, bố mất sớm, mẹ ở một mình, hoàn cảnh lại không khá giả gì. Thế nên, bố mẹ chồng chị Lệ đứng ra nhận lo liệu mọi chi phí.
30/4 vừa qua, ông Thành, bà Mùa làm hơn chục mâm cỗ, mời họ hàng và nhà mẹ đẻ của Lệ về dự. Làng trên xóm dưới đều cảm động trước tình cảm, hành động đẹp, văn minh của vợ chồng ông Thành dành cho nàng dâu.
Đám cưới được tổ chức ngày 30/4 vừa qua
Anh Thủy cho biết thêm, sau khi là đám cưới xong, hai vợ chồng vẫn thi thoảng tạt qua nhà bố mẹ chồng cũ của chị Lệ, chăm sóc con trai. Tối nào anh cũng sẵn lòng chở chị đi rồi lại chở chị về. Những lần đó, bà Mùa lại tất bật gói ghém thịt cá, chuẩn bị thêm đồ ăn cho con dâu mang về nhà chồng mới.
Trước đám cưới, bố mẹ anh Thủy có ngỏ ý muốn đón con trai riêng chị Lệ về nuôi dưỡng song bố mẹ chồng cũ của chị Lệ không đồng ý. Hai ông bà căn dặn, con dâu cứ yên tâm đi lấy chồng, còn cháu nội từ giờ trở đi ông bà sẽ thay chị chăm sóc chu đáo.
Thầy giáo không bàn chân gần 30 năm vẫn miệt mài đạp xe đi dạy học
Bằng sự nỗ lực, không bao giờ từ bỏ, thầy giáo làng biển Đào Thanh Hương ở Hậu Lộc (Thanh Hóa) đã vượt mọi sóng gió của cuộc đời để đi dạy học.
Tổ ấm nhỏ của thầy giáo Đào Thanh Hương, giảng dạy môn Ngữ văn tại Trường THCS Đa Lộc (Hậu Lộc, Thanh Hóa), cách trường chừng 1 km. Gần 30 năm nay, người thầy ấy vẫn đều đặn đến trường bằng xe đạp, dù di chứng chất độc da cam đã khiến thầy bị khuyết đôi bàn chân và một phần cánh tay trái.
Người thầy vượt qua nghịch cảnh
Từ lúc sinh ra, cậu bé làng biển Thanh Hương đã mang theo bên mình những khiếm khuyết trên cơ thể do di chứng chất độc da cam từ người cha từng chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị. Năm lên 3 tuổi, Thanh Hương được mẹ cho tập bước đi, nhưng với đôi chân ngắn nên cứ bước đi là ngã. Đến khi chai cả vùng da chân, nơi tiếp xúc với mặt đất, cậu mới biết đi.
Đến tuổi đi học, Thanh Hương vượt qua mọi mặc cảm, tự ti cùng bạn bè tới lớp. Tuy sinh ra với cơ thể không lành lặn nhưng bù lại Thanh Hương học rất tốt. Những năm học cấp 1, cấp 2 ở trường làng, cậu bé Thanh Hương liên tục đạt học sinh giỏi.
Lên cấp 3, chặng đường tìm đến tri thức của Thanh Hương trở nên khó khăn khi ngôi trường cách nhà hơn 10km. Khi đó, cậu nhận ra những khiếm khuyết trên cơ thể đã trở thành rào cản ngăn cậu học trò theo đuổi ước mơ. Không cam chịu số phận, Thanh Hương quyết tâm tập đi xe đạp.
"Đến bây giờ, tôi cũng không nhớ bao nhiêu lần ngã xe đạp, bị bầm dập cả tay, chân. Những lúc đau đớn nhất, tôi luôn nghĩ đến hình ảnh cha mẹ đã hy sinh vì tôi. Cứ như thế, sau rất nhiều lần vật lộn với chiếc xe đạp, cuối cùng tôi cũng có thể bắt đầu cuộc hành trình chinh phục ước mơ của mình", thầy Hương kể.
Sau khi tốt nghiệp THPT, Thanh Hương quyết định thi Sư phạm Ngữ văn, với ước mơ được trở thành người "gieo chữ" cho trẻ nghèo trên mảnh đất quê hương. Dù trúng tuyển với số điểm khá cao nhưng ngày nhập học, Thanh Hương bị nhà trường từ chối.
Không chấp nhận ước mơ bị đứt gãy giữa đường, Thanh Hương đã viết tâm thư gửi hiệu trưởng, trình bày mong muốn được đi học và cam kết chỉ học hai năm đầu đại cương ở trường, sau đó sẽ xin liên hệ học tập nơi khác. Sau hơn một tuần thấp thỏm đợi phản hồi từ phía nhà trường, cuối cùng chàng trai làng biển cũng vỡ òa hạnh phúc khi nhà trường thông báo lịch nhập học.
Sau 2 năm học đại cương tại trường, nhờ thành tích học tập xuất sắc, Thanh Hương được nhà trường đồng ý cho hoàn thành chương trình học. Từ đây, giấc mơ trở thành thầy giáo của chàng trai làng biển xứ Thanh đã đến rất gần.
Hạnh phúc nở hoa với người thầy làng biển
Tốt nghiệp đại học với thành tích tốt, thầy giáo trẻ Đào Thanh Hương được điều động về Trường THCS Đa Lộc dạy học trên chính mảnh đất quê hương. Như lửa thử vàng, gian nan thử sức, những ngày đầu về công tác, thầy gặp không ít khó khăn, nhất là những ánh mắt nghi ngờ của không ít phụ huynh và những cô, cậu học trò.
Bằng tình yêu nghề hòa với nhiệt huyết của tuổi trẻ, thầy đã truyền dạy kiến thức cho học trò một cách hăng say. Đồng thời, thầy cũng luôn cổ vũ, khích lệ, tạo điều kiện để các em vượt qua khó khăn cùng nỗi sợ hãi vô hình của bản thân.
Sự tận tâm của thầy giáo trẻ đối với bậc học và học trò thân yêu cuối cùng cũng được đền đáp, với sự tin yêu của đồng nghiệp và các em học sinh. "Chính lứa học trò đầu tiên đã tạo động lực rất lớn để tôi thêm vững vàng với công việc mà mình đã chọn", thầy Hương bộc bạch.
Đến nay, sau 25 năm gắn bó với nghề chèo đò, thầy liên tục là giáo viên dạy giỏi cấp huyện, tỉnh, chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. "Hành trình gần 30 năm dạy học không thể kể hết những niềm vui xen lẫn biết bao nỗi buồn. Tuy nhiên, niềm hạnh phúc lớn nhất đối với tôi đó là thỏa mãn niềm ao ước được trở thành thầy giáo, góp một phần sức lực nhỏ bé của mình vào công cuộc bồi dưỡng nhân tài cho quê hương", thầy Hương chia sẻ.
Không chỉ nổi tiếng là tấm gương về nghị lực, thầy giáo Đào Thanh Hương còn được nhiều người ngưỡng mộ vì có một gia đình hạnh phúc. Hậu phương của thầy cũng là đồng nghiệp, cô giáo Trần Thị Hương. Chính ngôi trường gắn bó một thời tuổi thơ đã se duyên cho thầy gặp được người vợ tào khang của mình.
Nhìn lại chặng đường sóng gió đã đi qua, thầy giáo làng biển Đào Thanh Hương cảm thấy mãn nguyện với tổ ấm hạnh phúc bên người vợ tào khang cùng 2 cậu con trai được sinh ra khỏe mạnh, lành lặn. Chính sự nỗ lực, không bao giờ từ bỏ là chìa khóa giúp thầy vượt qua những sóng gió trong cuộc đời.
Xôn xao clip người phụ nữ bị còng tay lăng mạ, đụng chạm thân thể vào CSGT Một số đoạn clip đang chia sẻ chóng mặt trên các diễn đàn mạng xã hội Facebook ghi lại cảnh người phụ nữ bị còng tay ở Thanh Hóa lăng mạ, xúc phạm CSGT đang làm nhiệm vụ Từ chiều tối ngày 16-2, trên các diễn đàn mạng xã hội lan truyền nhiều đoạn clip ghi lại cảnh một người phụ nữ trung...